Chỉ thị thiết bị áp lực của PED

Chỉ thị thiết bị áp lực của PED EU là gì?

Chỉ thị thiết bị áp lực được ký hiệu là PED là viết tắt của Pressure Equipment Directive là chỉ thị về thiết bị áp lực giúp kiểm soát các thiết bị có áp suất, các thiết bị có áp suất tối đa cho phép lớn hơn hơn 0,5bar.

Chỉ thị thiếp bị áp lực của PED cũng đưa ra quy định về thiết kế, sản xuất và sự phù hợp của các thiết bị có áp lực khi được ứng dụng tại Châu Âu. Tất cả các thiết bị có áp suất được sử dụng tại Liên minh Châu Âu đều phải tuân theo chỉ thị PED này.

Chỉ thị thiết bị áp lực của PED là gì?
Chỉ thị thiết bị áp lực của PED là gì?

Lịch sử về chỉ thị thiết bị áp lực của PED

Chỉ thị thiết bị áp lực của PED được đưa ra và thông qua vào ngày 29 / 5 / 1997. Và có hiệu lực vào ngày 29 / 11 / 1999.

Đến trước ngày 28 / 5/ 2002, các thiết bị có áp suất được quy định có 30 tháng để thích nghi chỉ thị thiết bị áp lực của PED. Các thiết bị có áp suất được lựa chọn giữa việc tuân thủ chỉ thị PED hoặc tuân thủ theo quy định sẵn có hiện tại ở các quốc gia.

Đến ngày 29 / 8 / 2002, chỉ thị PED là tiêu chuẩn tại tất cả các quốc gia. Các thiết bị có áp suất được đưa vào các quốc gia ở Châu Âu đều bắt buộc phải tuân theo chỉ thị thiết bị áp lực của PED này.

Lịch sử chỉ thị thiết bị áp lực của PED
Lịch sử chỉ thị thiết bị áp lực của PED

Quy định về thiết bị áp lực của PED

Theo quy định của PED, các thiết bị áp lực và các bộ phận trên ngưỡng áp lực, thể tích phải đảm bảo tuân thủ:

Các thiết bị phải có tính an toàn.

Các thiết bị có áp suất phải đáp ứng cơ bản các yêu cầu an toàn về thiết kế, sản xuất và thử nghiệm.

Các thiết bị áp lực này phải đảm bảo đã đạt yêu cầu về chương trình đánh giá sự phù hợp.

Các thiết bị phải được dán nhãn CE và đáp ứng các yêu cầu, các quy định liên quan đến nhãn CE.

Đối với các thiết bị áp lực và các bộ phận dưới ngưỡng áp lực, thể tích phải tuân thủ theo PED như sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo các thiết bị phải có tính an toàn.

Thứ hai, phải dựa trên sự hoàn thiện thực hành kỹ thuật và thiết kế của sản phẩm, thiết bị có áp suất.

Thứ ba, phải có các quy định về các nhãn dán đính kèm không phải là nhãn dán CE, phân loại sản phẩm và lựa chọn các mô hình đánh giá sự phù hợp.

Thứ tư, các sản phẩm phải được phân loại dựa trên sự khác biệt của các sản phẩm và dựa theo quy định của PED. Các thiết bị áp lực theo PED được phân loại thành 5 loại khác nhau.

Chỉ thị thiết bị áp lực PED
Chỉ thị thiết bị áp lực PED

Phân loại thiết bị có áp suất của chỉ thị thiết bị áp lực của PED

Theo quy định của PED, các thiết bị áp lực được phân loại thành 5 loại dựa trên mức độ nguy hiểm của các thiết bị này. Các sản phẩm này cần phải được phân loại và đánh giá và phân loại dựa trên mức độ nguy hiểm.

Các sản phẩm được phân thành 5 loại chính như sau:
Loại 1: SEP

Loại 2: Category 1

Loại 3: Category 2

Loại 4: Category 3

Loại 5: Category 4

Trong 5 loại này, loại SEP có mức nguy hiểm thấp nhất, Category 4 có mức độ nguy hiểm cao nhất. Mức độ nguy hiểm của các thiết bị này được xếp ngày càng cao. Các loại từ Category 1 – 4 sẽ được dán nhãn CE.

Phân loại các thiết bị áp lực theo mức độ nguy hiểm
Phân loại các thiết bị áp lực theo mức độ nguy hiểm

Cách phân loại thiết bị áp lực theo chỉ thị thiết bị áp lực của PED

Theo quy định của PED, các thiết bị áp lực được phân thành 5 loại chính kể trên, vậy làm sao để xác định được các thiết bị này thuộc loại nào của PED, việc phân loại các thiết bị được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định loại thiết bị áp lực

Các thiết bị áp lực có 6 loại chính như sau: Bình ( Bình có chứa chất lỏng có áp suất

Máy tạo hơi nước: Là thiết bị có áp suất gia nhiệt được sử dụng để tạo ra hơi nước.

Đường ống: Là thành phần được sử dụng để vận chuyển chất lỏng. Đường ống bao gồm một số các ống, hệ thống đường ống, khe co giãn, phụ kiện, ống dẫn hoặc các thiết bị chịu áp lực…

Phụ kiện an toàn: Các phụ kiện an toàn giúp bảo vệ thiết bị an toàn không bị quá áp, các van an toàn, đĩa nổ, công tắc áp suất, công tắc nhiệt độ.

Phụ kiện áp suất: Là các thiết bị có vỏ chịu áp lực như các thiết bị van, bộ điều chỉnh áp suất, đồng hồ áp suất, bộ lọc…

Cụm lắp ráp: Cụm lắp ráp giúp tạo thành các đơn vị tích hợp như các bộ phận chưng cất, bộ phận bay hơi, bộ phận lọc.

Bước 2: Xác định tình trạng của chất lỏng

Theo quy định, nếu áp suất hơi của chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ tối đa cho phép mà có mức áp suất cao hơn mức áp suất khí quyển 0,5 bar thì nó được gọi là chất khí. Còn lại thì nó đều được coi là chất lỏng.

Bước 3: Xác định nhóm nguy hiểm

Nhóm nguy hiểm được xác định và phân thành 2 nhóm chính:

Nhóm 1: Nhóm này bao gồm các thiết bị nguy hiểm dễ cháy, dễ nổ, dễ bắt lửa, độc hại, oxy hóa.

Nhóm 2: Nhóm này bao gồm các thiết bị có thể nguy hiểm nhưng không nguy hiểm.

Bước 4: Chọn biểu đồ danh mục nguy hiểm

Có chín biểu đồ cho các danh mục nguy hiểm được định sẵn.

Bước 5: Xác định áp suất tối đa – kích thước thiết bị

Cần xác định được áp suất tối đa cho phép của thiết bị và cần xác định được kích thước của thiết bị.

Bước 6: Xác định hạng mục nguy hiểm chỉ thị thiết bị áp lực PED

Bước cuối cùng là có thể xác định hạng mục nguy hiểm của thiết bị nhờ vào việc thực hiện các bước kể trên. Bây giờ, có thể xác định được hạng mục nguy hiểm thông qua bảng dưới đây:

Thiết bị Trạng thái chất lỏng Nhóm nguy cơ chất lỏng Biểu đồ sử dụng
Bình Khí 1 1
Bình Khí 2 2
Bình Chất lỏng 1 3
Bình Chất lỏng 2 4
Máy tạo hơi nước 0 0 5
Đường ống Khí 1 6
Đường ống Khí 2 7
Đường ống Chất lỏng 1 8
Đường ống Chất lỏng 2 9

Biểu đồ của chỉ thị thiết bị áp lực PED

Biểu đồ 1, biểu đồ 2, biểu đồ 3 chỉ thị thiết bị áp suất PED
Biểu đồ 1, biểu đồ 2, biểu đồ 3 chỉ thị thiết bị áp suất PED
Biểu đồ 3, biểu đồ 4, biểu đồ 5 chỉ thị thiết bị áp suất PED
Biểu đồ 3, biểu đồ 4, biểu đồ 5 chỉ thị thiết bị áp suất PED
Biểu đồ 6, biểu đồ 7, biểu đồ 8 chỉ thị thiết bị áp suất PED
Biểu đồ 6, biểu đồ 7, biểu đồ 8 chỉ thị thiết bị áp suất PED

Tìm hiểu thêm: Chỉ số IP là gì?

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon
phone-icon
zalo-icon
zalo-icon