Đồng hồ nhiệt độ

Hiển thị tất cả 7 kết quả

-17%
100.000
-25%
150.000
-23%
170.000
-17%
100.000
-20%
160.000
-10%
180.000
-10%
180.000

Đồng hồ nhiệt độ là gì?

Đồng hồ đo nhiệt độ được sử dụng với mục đích chính là để đo nhiệt độ nóng lạnh của một vật. Chúng giúp đo nhiệt độ cụ thể của một vật, lưu chất… để mọi người có thể dễ dàng kiểm soát nhiệt độ của vật được đo hơn.

Đồng hồ đo nhiệt độ hoạt động bằng cách cảm biến nhiệt độ của lưu chất thông qua bộ phận đo, sau đó nó sẽ chuyển tín hiệu thông qua bộ phận chuyển đổi và kết quả sẽ được hiển thị trên bộ phận hiển thị của đồng hồ có thể là kim có thể là điện tử.

Một số sản phẩm đồng hồ nhiệt độ
Một số sản phẩm đồng hồ nhiệt độ

Lịch sử phát triển đồng hồ nhiệt độ

Alexandria (10 – 70 SCN) là người phát hiện và đưa ra nguyên lý về sự giãn nở của một số chất (trong đó có không khí) khi có sự tăng, giảm nhiệt, được thử nghiệm với một ống kín chứa đầy không khí kết nối với một thùng có chứa nước.

Đến thế kỉ 16 – 17, Galileo và Santorio Santorio đã dựa trên nguyên lý kể trên của Alexandria đã thiết kế ra các thiết bị được sử dụng nhằm mục đích đo nhiệt, thuật ngữ “nhiệt kế” bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn. Gelileo được cho là người phát minh ra nhiệt kế.

Các thiết bị nhiệt kế thời bấy giờ hoạt động dựa vào không khí vì vậy nó thường bị ảnh hưởng bởi áp suất không khí. Vì vậy, yêu cầu thiết yếu lúc này là thiết kế một thiết bị có khả năng khắc phục nhược điểm này. Đến năm 1629, Joseph Solomon Delmedigo đã đưa ra phát minh đầu tiên về nhiệt kế hoạt động dựa trên sự thay đổi của chất lỏng. Đồng hồ đo nhiệt độ này thiết kế hoạt động dựa trên sự giãn nở của rượu mạnh vì vậy chúng giải quyết được nhược điểm của các nhiệt kế không khí.

Đến năm 1654, Ferdinando II de ‘Medici đã sản xuất một thiết bị có nguyên lý hoạt động tương tự, đó là một thiết bị sử dụng sự giãn nở của chất lỏng để đo nhiệt đo.

Tuy nhiên, vào lúc này đây, các nhiệt kế này vẫn chưa được sử dụng các thang đo tiêu chuẩn để đo lường nhiệt độ. Đến năm 1668, việc sử dụng tham chiếu để phân chia nhiệt kế đã được giới thiệu bởi Joachim Dalence.

Lịch sử phát triển đồng hồ nhiệt độ
Lịch sử phát triển đồng hồ nhiệt độ

Cấu tạo của đồng hồ nhiệt độ

Mỗi loại đồng hồ sẽ có cấu tạo riêng khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả các loại đồng hồ đều có cấu tạo bao gồm:

Bộ phận đo: Bộ phận này sẽ tiếp xúc với lưu chất cần đo nhiệt độ. Nhiệt độ của chất lỏng sẽ tác động lên bộ phận này làm thay đổi nó. Tùy vào từng loại nhiệt kế mà cấu tạo của bộ phận này sẽ khác nhau ví dụ như có thể là một thanh lưỡng kim hoặc một ống kim loại chứa chất lỏng.

Bộ phận chuyển đổi: Bộ phận này sẽ nhận tín hiệu từ bộ phận đo, sau đó chuyển đổi và truyền thông tin đến bộ phận hiển thị.

Bộ phận hiển thị: Bộ phận hiển thị sẽ hiển thị kết quả đo được thông qua kim đồng hồ đối với đồng hồ kim hoặc qua số đối với đồng hồ điện tử.

Cấu tạo cơ bản của đồng hồ nhiệt độ
Cấu tạo cơ bản của đồng hồ nhiệt độ

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nhiệt độ

Thiết kế của các đồng hồ đo nhiệt độ đa dạng, vì vậy nguyên lý hoạt động của chúng sẽ có điểm khác biệt. Nhưng nhìn chung hoạt động của các đồng hồ đo nhiệt độ này như sau:

Các đồng hồ đo nhiệt độ sẽ hoạt động dựa vào bộ phận cảm biến nhiệt. Bộ phận cảm biến nhiệt này sẽ bị tác động và thay đổi bởi nhiệt độ. Bộ phận này thường được làm từ các vật liệu nhạy cảm nhiệt, khi nhiệt độ tăng nó sẽ bị biến dạng. Sau khi bộ phận cảm biến nhiệt cảm nhận nhiệt, sẽ thông qua bộ phận chuyển đổi chuyển đổi thông tin để đưa thông tin nhiệt độ đến mặt hiển thị.

Điểm khác biệt chính giữa các loại đồng hồ chính là ở bộ phận cảm biến nhiệt, người ta chủ yếu cũng dựa vào bộ phận cảm biến nhiệt này để phân loại các loại đồng hồ đo nhiệt độ.

Phân loại đồng hồ nhiệt độ

Phân loại đồng hồ nhiệt độ dựa vào thiết kế

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng lưỡng kim

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng lưỡng kim hay còn được gọi là nhiệt kế lưỡng kim. Nhiệt kế lưỡng kim được thiết kế với bộ phận cảm biến lưỡng kim phản ứng với sự thay đổi của nhiệt độ. Bộ phận cảm biến lưỡng kim thiết kế với dải kim loại cấu tạo từ hai loại kim loại khác nhau liên kết với nhau theo dạng xoắn ốc. Hai loại kim loại khác nhau có sự giãn nở nhiệt khác nhau. Vì vậy khi nhiệt độ tăng sẽ gây biến dạng cho thanh lưỡng kim này.

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng lưỡng kim cho độ chính xác cao, có khả năng sử dụng với phạm vi nhiệt độ từ -50 độ C đến 600 độ C. Đồng hồ đo nhiệt độ dạng lưỡng kim có độ trễ thấp, khả năng đo chính xác.

Ưu điểm của đồng hồ đo nhiệt độ dạng lưỡng kim

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng lưỡng kim có những ưu điểm như thiết kế đơn giản và hoạt động mạnh mẽ.

Các sản phẩm đồng hồ nhiệt độ dạng lưỡng kim cho khả năng tiết kiệm chi phí, ít tốn kém hơn so với một số loại đồng hồ nhiệt độ khác.

Đồng hồ nhiệt độ dạng lưỡng kim là loại đồng hồ cơ, nó hoạt động tự động, không cẩn sử dụng nguồn điện hay bất kỳ loại năng lượng nào.

Dòng nhiệt kế này dễ dàng lắp đặt và dễ dàng bảo trì.

Sản phẩm này được thiết kế sử dụng đo với phạm vi nhiệt độ rộng.

Đồng hồ nhiệt độ lưỡng kim
Đồng hồ nhiệt độ lưỡng kim

Đồng hồ nhiệt độ dạng khí

Đồng hồ nhiệt độ dạng khí hoạt động dựa vào sự giãn nở khí, sự thay đổi áp suất của khí. Đồng hồ đo nhiệt độ dạng khí được thiết kế với một ống nhỏ chứa một thể tích nhỏ khí. Khi nhiệt độ của lưu chất thay đổi sẽ tác động đến bộ phận đo, gây giãn nở, co lại ống này nhờ đó có thể xác định được nhiệt độ của lưu chất.

Ưu điểm của đồng hồ đo nhiệt độ dạng khí

Đồng hồ nhiệt độ dạng khí có thiết kế dải nhiệt độ rộng, dải nhiệt độ từ -200 độ C đến 800 độ C.

Đồng hồ nhiệt độ dạng khí cũng là đồng hồ dạng cơ, không cần sử dụng năng lượng.

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng khí có thể được thiết kế dây dẫn, thiết kế chân đứng, chân sau, dây dẫn.

Nhờ thiết kế đa dạng, đồng hồ đo nhiệt độ dạng khí có thể được lắp đặt sử dụng để đo nhiệt độ tại nhiều vị trí.

Nhược điểm đồng hồ nhiệt độ dạng khí

Đồng hồ nhiệt độ dạng khí bị ảnh hưởng áp suất khí.

Đồng hồ nhiệt độ dạng khí
Đồng hồ nhiệt độ dạng khí

Đồng hồ nhiệt độ dạng chất lỏng

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng lỏng hoạt động đo nhiệt độ dựa trên nguyên lý giãn nở của chất lỏng, chất lỏng này thường là petane, Ethyl. Dạng động hồ này có phạm vi nhiệt độ hẹp hơn chỉ từ -30 độ C đến 250 độ C. Ưu điểm của dòng này đó là chiều dài ngâm của bộ phận cảm biến chỉ cần tối thiểu là 30mm do đó nó thích hợp cho lưu chất có kích thước dòng nhỏ.

Ưu điểm của đồng hồ nhiệt độ dạng chất lỏng

Sản phẩm đồng hồ nhiệt độ dạng chất lỏng có thể được ứng dụng với những dòng chất lỏng có kích thước nhỏ.

Dòng sản phẩm này có thể lặp lại không cần hiệu chuẩn lại.

Dòng sản phẩm này là dạng đồng hồ cơ, không cần sử dụng điện, không cần sử dụng năng lượng để hoạt động.

Chúng có giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí, bên cạnh đó dễ dàng lắp đặt, dễ dàng sử dụng.

Nhược điểm của đồng hồ nhiệt độ dạng chất lỏng

Đồng hồ nhiệt độ dạng chất lỏng có dải đo hẹp, chỉ sử dụng được với phạm vi nhiệt độ từ -30 độ C đến 250 độ C.

Đồng hồ nhiệt độ dạng chất lỏng
Đồng hồ nhiệt độ dạng chất lỏng

Đồng hồ nhiệt độ dạng thủy ngân

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng thủy ngân hay còn gọi là nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế thủy ngân hoạt động theo nguyên lý sự giãn nở, thay đổi thể tích của thủy ngân. Đồng hồ này thiết kế có một bầu có chứa thủy ngân kết nối với một ống thủy tinh nhỏ, khi nhiệt độ tăng cao, thể tích thủy ngân sẽ tăng lên, dẫn đến sự giãn nở đẩy thủy ngân lên cao qua ống thủy tinh nhỏ. Để xác định nhiệt độ ta so sánh với thang đo bên cạnh.

Phạm vi nhiệt độ của dòng đồng hồ này từ -37 độ C đến 356 độ C. Nhiệt kế thủy ngân được khuyến cáo là không nên sử dụng bởi thủy ngân là 1 chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nếu nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân bị vương ra môi trường.

Ưu điểm của đồng hồ nhiệt độ dạng thủy ngân

Đồng hồ nhiệt độ dạng thủy ngân sử dụng thủy ngân để đo nhiệt độ, thủy ngân là một chất dẫn nhiệt tốt vì vậy hiệu quả của dạng đồng hồ nhiệt độ dạng thủy ngân này tốt.

Đồng hồ nhiệt độ dạng thủy ngân có độ bền tốt.

Nhược điểm của đồng hồ đo nhiệt độ dạng thủy ngân

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng thủy ngân sử dụng thủy ngân nên nếu nó bị vỡ thì sẽ nguy hiểm tới môi trường và sinh vật.

Thủy ngân không sử dụng được với điều kiện nhiệt độ thấp dưới -39 độ C.

Đồng hồ đo nhiệt độ thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân

Đồng hồ nhiệt độ điện tử

Đồng hồ nhiệt độ điện tử là sản phẩm có hoạt động tương đối khác biệt so với các dòng đồng hồ kể trên. Đồng hồ nhiệt độ điện tử hoạt động dựa trên sự thay đổi điện trở của một miếng kim loại ở trong đồng hồ.

Khi nhiệt độ vật đo tăng lên, các nguyên tử ở trong miếng kim loại này sẽ dao động nhanh hơn, dựa trên nguyên lý này, thiết bị này có thể đo nhiệt độ một cách chính xác.

Đồng hồ nhiệt độ điện tử là các sản phẩm có màn hình hiển thị dạng màn LED, LCD hiển thị thông số nhiệt độ, đảm bảo kết quả đo chính xác.

Đồng hồ nhiệt độ điện tử
Đồng hồ nhiệt độ điện tử

Phân loại đồng hồ đo nhiệt độ dựa vào thiết kế

Đồng hồ nhiệt độ dạng chân đứng

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng chân đứng có bộ phận đầu đo được thiết kế dạng đứng, nằm dọc so với mặt đồng hồ. Loại đồng hồ này có kết cấu chắc chắn được sử dụng phổ biến nhất trong các loại. Có thể lắp đặt theo nhiều góc độ khác nhau.

Đồng hồ nhiệt độ chân đứng
Đồng hồ nhiệt độ chân đứng

Đồng hồ nhiệt độ dạng chân sau

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng chân sau được thiệt kế đầu đo nằm ở phía sau mặt đồng hồ, loại này thường được thiết kế phù hợp với các hệ thống dưới thấp, khi lắp đặt mặt đồng hồ sẽ hướng lên trên, chúng phù hợp với nhiều ứng khác nhau.

Đồng hồ nhiệt độ chân sau
Đồng hồ nhiệt độ chân sau

Đồng hồ nhiệt độ dạng dây

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng dây hay còn gọi là đồng hồ đo nhiệt độ dạng mao dẫn, đồng hồ được thiết kế đầu đo kết nối với mao dẫn có độ dài ngắn khác nhau, giúp cho việc lắp đặt đồng hồ ở những nơi khó tiếp cận trở nên dễ dàng hơn.

Đồng hồ nhiệt độ dạng dây
Đồng hồ nhiệt độ dạng dây

Ứng dụng đồng hồ nhiệt độ

Đồng hồ đo nhiệt độ được ứng dụng để đo nhiệt độ của các dạng lưu chất khác nhau như nước, khí, hơi, một số ứng dụng cụ thể của nó như:

Chúng được ứng dụng để đo nhiệt độ trong các lò hơi, nồi hơi, nồi hấp để căn chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Ứng dụng trong các nhà máy công nghiệp thực phẩm để kiểm soát nhiệt độ của thực phẩm, kiểm soát nhiệt độ kho…

Ứng dụng để kiểm soát nhiệt độ trong các nhà máy, xí nghiệp.

Các sản phẩm này còn được dùng trong ngành công nghiệp điện lạnh, công nghiệp dầu khí, công nghệ năng lượng.

Đồng hồ nhiệt độ còn được ứng dụng trong đời sống hàng ngày để theo dõi nhiệt độ phòng, nhiệt độ trong nhà, nhiệt độ ngoài trời.

Chúng còn được ứng dụng trong y tế cụ thể là nhiệt kế sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể người.

Ứng dụng đồng hồ nhiệt độ
Ứng dụng đồng hồ nhiệt độ

Tìm hiểu các thang đo nhiệt độ

Hiện nay có 3 thang đo nhiệt độ được sử dụng phổ biến đó là thang đo nhiệt độ Fahrenheit, Celsíus và Kelvin. Còn được gọi là thang độ F, độ C và độ K.

Thang độ F

Thang độ F do Daniel Gabriel Fahrenheit – một nhà vật lý học người Đức đưa ra. Thang độ F là thang đo dựa trên 32 điểm đóng băng của nước và 212 điểm sôi của nước.

Công thức chuyển đổi từ thang độ F sang thang độ C được thể hiện như sau: F = 9/5C + 32.

Thang độ C

Thang độ C do Anders Celsius – một nhà thiên văn người Thụy Điển phát minh vào năm 1742. Thang độ C được lấy theo tên của ông – Celsius. Thang độ C còn được gọi là thang độ bách phân bởi vì khoảng 100 độ giữa các điểm xác định.

Thang độ C được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia.

Công thức chuyển đổi từ thang độ C sang thang độ F được thể hiện qua công thức sau: C = 5/9 (F – 32).

Thang độ K

Thang độ K hay còn gọi là thang độ Kelvin là một đơn vị đo được sử dụng trong hệ đo lường quốc tế (SI). Đơn vị đo độ K không có kí hiệu đơn vị độ, nó chỉ được kí hiệu một chữ K. Thang độ K (Kelvin) được đặt tên theo một nhà vật lý người Anh William Thomson, Baron Kelvin.

Các thang đo nhiệt độ
Các thang đo nhiệt độ

Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo nhiệt độ

Khi lựa chọn đồng hồ đo nhiệt độ có những yếu tố cần phải lưu ý. Một số các yếu tố cần phải cân nhắc như phạm vị nhiệt độ của đồng hồ, độ chính xác của đồng hồ, sự ổn định của đồng hồ, kích thước của đồng hồ hoặc kiểu lắp đặt của đồng hồ…

Phạm vi nhiệt độ

Mỗi một sản phẩm sẽ có một khoảng phạm vi nhiệt độ đo nhất định. Ví dụ: Đồng hồ lưỡng kim có khoảng nhiệt độ đo từ -50 độ C đến 600 độ C. Đồng hồ đo nhiệt độ dạng khí có phạm vi nhiệt độ lớn hơn từ -200 đến 800 độ C, đồng hồ đo nhiệt độ dạng chất lỏng có phạm vi nhiệt độ từ -30 độ C đến 250 độ C, đồng hồ đo nhiệt độ dạng thủy ngân có phạm vi nhiệt độ từ -37 độ C đến 356 độ C.

Mỗi đồng hồ chỉ đo được mức nhiệt độ nằm trong phạm vi đo của chúng vì vậy cần phải cân nhắc đến yếu tố này để đảm bảo lựa chọn các đồng hồ thích hợp với ứng dụng.

Độ chính xác

Độ chính xác của các đồng hồ đo nhiệt độ cũng là các thông số cần phải lưu ý. Các đồng hồ đo nhiệt độ tùy từng dòng khác nhau sẽ có những sai số nhất định. Và độ sai số này sẽ được nhà sản xuất cảnh báo với người sử dụng.

Tùy vào từng ứng dụng và yêu cầu sử dụng là gì, hãy lựa chọn sản phẩm đồng hồ đo nhiệt độ có sai số thích hợp.

Sự ổn định

Các đồng hồ đo nhiệt độ mà bạn sử dụng liệu có ổn định không, có bền không, hoạt động có lâu dài không? Các loại đồng hồ có thể sẽ trở nên kém hiệu quả hơn tùy vào từng loại, có những loại đồng hồ sẽ bị sai số sau thời gian sử dụng.

Thiết kế

Thiết kế đồng hồ có dạng chân đứng, chân sau, hay dạng dây dẫn, hãy lựa chọn đồng hồ có thiết kế thích hợp với ứng dụng của bạn.

Lựa chọn đồng hồ nhiệt độ
Lựa chọn đồng hồ nhiệt độ
phone-icon zalo-icon