Bu lông con tán là tên gọi dân gian của người Việt Nam, con tán thực chất là các đai ốc hay còn gọi là ecu. Con tán được sử dụng cùng với bu lông để kết nối bu lông được chắc chắn.
Bu lông con tán thường được ứng dụng ở trong xây dựng, bu lông là thiết bị được sử dụng nhiều với các mục đích như để kết nối hai phần với nhau, nó được ứng dụng để kết nối các vật liệu như sắt với gỗ, sắt với bê tông, gỗ với gỗ hay gỗ với bê tông, nói chung ứng dụng của bu lông con tán rất nhiều và đa dạng, tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng.
Có nhiều loại bu lông và nhiều loại con tán, các loại rất đa dạng, phù hợp cho từng ứng dụng riêng, với một số loại như con tán dạng lục giác, con tán dạng hãm, con tán liền long đen… và các loại bu lông như bu lông lục giác, bu lông đầu tròn, bu lông đầu vuông, bu lông đầu bằng, các dạng chữ J, chữ U…
Bu lông con tán có cấu tạo bao gồm có hai bộ phận chính là một bu lông và con tán, thường sẽ có thêm vòng đệm.
Cấu tạo của bu lông gồm có hai phần chính là:
Đầu bu lông: Đầu bu lông có cấu tạo rất đa dạng, đầu bu lông được sản xuất với các dạng như đầu tròn, đầu vuông, đầu lục giác, đầu lục giác chìm, đầu bằng…Bộ phận đầu bu lông này có nhiệm vụ chính là nhận truyền lực mô men xoắn từ các công cụ lắp đặt, các công cụ lắp đặt như cờ lê, mỏ lết, tuốc nơ vít…
Chuôi bu lông: Chuôi bu lông là bộ phận liên kết các thành phần, phần chuôi bu lông được tiện ren, phần tiện ren này để kết nối với phần con tán cũng được tiện ren, chuôi bu lông là phần ren đực, còn con tán là phần ren cái.
Con tán: Con tán được có nhiều loại khác nhau như đai ốc dạng lục giác, đai ốc dạng mũ chụp, đai ốc tai hồng, đai ốc liền long đen… Con tán được tiện ren trong để kết nối với phần chuôi bu lông là phần ren đực.
Vòng đệm: Vòng đệm được làm từ các dạng vòng đệm inox, vòng đệm thép, vòng đêm cao su…các vòng đệm này được chèn vào giữa liên kết bu lông và bu lông để hạn chế tác động của đầu bu lông hay đai ốc lên bề mặt thành phần lắp ráp.
Nhìn chung thì các loại bu lông đều có cấu tạo từ những thành phẩn chính kể trên thì mới có kết nối hoàn chỉnh và chắc chắn được.
Đặc điểm của bu lông con tán
Bu lông con tán được sản xuất với các kích thước đa dạng, kích thước đường kính và kích thước chiều dài chuôi bu lông đa dạng.
Bu lông được sản xuất từ những dòng vật liệu khác nhau, với những dòng vật liệu này, cho khả năng làm việc cùng những ứng dụng khác nhau, vì tính chất của từng vật liệu là khác nhau, ví dụ có loại có khả năng chống gỉ tốt, có loại thì không vì thế có loại có thể được lắp đặt ngoài trời, có những loại thì chỉ phù hợp khi lắp đặt trong nhà. Ngoài ra tính cơ học của từng loại vật liệu cũng khác nhau, tùy từng loại sẽ có độ bền, độ cứng riêng.
Bu lông con tán có đa dạng các kiểu loại, các loại bu lông phổ biến và các loại con tán cũng rất phổ biến.
Bu lông như đã nói ở trên ứng dụng của nó rất đa dạng, nhờ thiết kế đa dạng, kích thước đa dạng, vật liệu đa dạng.
Bu lông khi lắp đặt sẽ cho kết nối chắc chắn hơn rất nhiều so với các loại vít.
Và khi so với các loại vít cũng có thể thấy các loại bu lông có nhiều kích thước hơn so với các loại vít.
Các bu lông khi lắp đặt cần phải được lắp đặt cùng với con tán.
Bu lông con tán có hai dạng thiết kế là dạng ren lửng và dạng ren suốt, ren lửng là dạng chỉ có một phần ren trên chuôi, ren suốt thì ren được thiết kế toàn thân chuôi.
Công dụng của bu lông con tán
Có thể thấy bulong được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng như cơ khí hay xây dựng.
Bu lông con tán được sử dụng với mục đích giữ chặt các vật liệu hoặc vật thể với nhau hoặc để định vị các vật thể.
Các loại đai ốc (con tán) hầu như luôn được sử dụng cùng với bu lông ghép nối để gắn chặt nhiều bộ phận lại.
Hai bộ phận này sẽ được giữ với nhau bằng các mối ren giữa hai loại bộ phận này.
Bu lông con tán hay các loại bu lông khác thường chỉ có công dụng chính là để gắn kết các bộ phận, một số mục đích khác như nhiều người sử dụng bu lông làm các phụ kiện trang trí, thiết kế thành các sản phẩm mỹ nghệ.
Bu lông con tán sử dụng cho những kết nối cho khả năng có thể dễ dàng tháo ra và lắp vào, với những ứng dụng cần sự linh hoạt.
Ứng dụng của bu lông con tán
Như đã biết thì bu lông được ứng dụng để gắn kết các bộ phận lại với nhau, vậy nó được ứng dụng ở những đâu. Dưới đấy là một số ứng dụng phổ biến của bu lông con tán.
Mỗi loại bu lông con tán sẽ có những ứng dụng khác nhau, các ứng dụng phổ biến nhất của bu lông là ở trong các ngành công nghiệp khác nhau:
Bu lông được ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa dầu, dầu khí.
Ứng dụng trong công nghiệp nước và nước thải để kết nối các đường ống và mặt bích.
Bu lông còn được ứng dụng cho mục đích giá dụng, nó được sử dụng để kết nối cửa tủ, cửa sổ và cửa ra vào…
Bu lông còn được ứng dụng trong công nghiệp xây dựng. Bu lông được ứng dụng nhiều ở trong cơ khí, lắp ráp các thiết bị cơ khí…
Cách lắp đặt bu lông con tán
Đo một mặt của bu lông bằng thước.
Gắn chặt mũi khoan khớp với số đo của bu lông, nếu bề mặt cần khoan là kim loại cần phải bôi dung dịch cắt lên mũi khoan.
Khoan lỗ xuyên qua vật liệu, lựa chọn loại mũi khoan phù hợp với vật liệu được khoan.
Lắp bu lông vào lỗ khoan, lắp bu lông khớp với 2 bề mặt cần nước kết nối.
Gắn thêm một vòng đệm, rồi tiến hành luồn một đai ốc vào đầu bu lông, xoay đai ốc theo chiều kim đồng hồ.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Bu lông con tán chất lượng