1 Bẫy hơi là gì?
Bẫy hơi tiếng anh là steam trap được sử dụng nhằm mục đích là để loại bỏ nước ngưng và không khí khỏi hệ thống hơi nước, mà vẫn giữ lại hơi nóng nhờ những nguyên lý hoạt động riêng của từng loại. Nó còn được gọi với một số cái tên như: cốc ngưng tụ, bộ xả ngưng, van cóc…
Thiết bị này rất cần thiết trong các hệ thống hơi nóng. Bởi nước ngưng và không khí khi tích tụ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ thống, và nguy hiểm hơn nữa là nó ảnh hưởng đến tính mạng của con người và tài sản.
Có rất nhiều loại khác nhau như: bẫy hơi bóng phao, gầu đảo, đồng tiền…
2 Tại sao cần phải sử dụng bẫy hơi?
Ngày nay, hơi nước được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp, nhắm mục đích chính là cung cấp nhiệt, tạo ra nhiệt lượng sử dụng để sưởi ấm và cung cấp năng lượng
Trong quá trình vận chuyển hơi nóng, sẽ sản sinh ra nước ngưng trong đường ống do việc giảm nhiệt độ. Nước ngưng tồn tại trong hệ thống sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống, nó sẽ làm chậm quá trình truyền nhiệt do nước ngưng có nhiệt độ thấp hơn hơi.
Bên cạnh đó, hơi nước tích tụ trong đường ống cũng sẽ gây ra tình trạng búa nước, tình trạng này thường sẽ gây hư hỏng, nứt vỡ hệ thống đường ống.
Trong quá trình hoạt động, thường sẽ lẫn các khí không ngưng hay không khí. Khí không ngưng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống đó là nó gây ảnh hưởng đến nhiệt độ của hơi nước. Không khí sẽ bám xung quanh thành ống, điều này làm quá trình truyền nhiệt của hơi nước bị ảnh hưởng.
Các nguyên do trên là lý do chính cho sự ra đời của bẫy hơi, nó được sử dụng để loại bỏ nước ngưng và không khí không ngưng để ngăn chặn các tình trạng trên xảy ra.
3 Lịch sử phát triển
Hơi nước đã được con người đưa vào ứng dụng trong công nghiệp từ sau Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất từ nửa cuối thể kỉ 18.
Thực chất hơi nước đã được sử dụng từ rất lâu trước đây. Từ sau công nguyên, nó đã được sử dụng trong phát minh quả cầu quay. Năm 1606, Giovanni Battista della Porta là người đã đưa ra lý thuyết về việc tạo chân không bằng hơi nước.
Đến năm 1679, Denis Papin đã đưa lý thuyết trên vào ứng dụng và cho ra đời động cơ làm mềm xương (tiền thân của nồi áp suất), nấu chín thức ăn bằng hơi nước.
Đến năm 1698, 1 kỹ sư quân sự Thomas Savery đã sáng chế ra máy bơm hoạt động bằng nước.
Sau này, hơi nước được sử dụng phổ biến hơn trong sưởi ấm.
Tuy nhiên, đặc trưng của hơi nước là sẽ bị ngưng tụ và chuyển sang dạng nước trong quá trình hoạt động hệ thống. Nước ngưng này sẽ có nhiều ảnh hưởng đến hệ thống, ban đầu việc xả được ngưng được xả bằng cách thủ công thông qua việc mở van định kỳ. Điều này vừa gây bất tiện và vừa gây rò rỉ hơi.
Khi nhu cầu sử dụng hơi nước ngày càng nhiều, yêu cầu cấp thiết là nước ngưng phải được xả tự động. Bẫy hơi đã ra đời, bẫy hơi đầu tiên ra đời vào năm 1800, đó là dòng xô ngược (thùng ngược, cốc phao). Đến năm 1860, loại bẫy hơi lưỡng kim ra đời. Năm 1930, sáng chế ra loại bẫy hơi xung lực. Loại đĩa được ra đời từ những năm 1940 và được sử dụng cho đến hiện tại. Loại bóng phao là sản phẩm mới nhất, được ra đời từ khoảng giữa thế kỷ 20.
4 Chức năng
Bẫy hơi được lắp đặt trong các hệ thống hơi nước, tuy nhiên có thể nhiều người không biết đến chức năng của nó. Vậy chức năng của dòng sản phẩm này là gì, nó có những chức năng chính nào?
1 số chức năng chính:
- Được sử dụng để loại bỏ 1 số loại khí không ngưng. Trong quá trình hoạt động, một số loại khí không ngưng khác sẽ tồn tại trong đường ống. Các khí này gây ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt của hệ thống nên cần được loại bỏ.
- Nó còn có chức năng chính là để loại bỏ nước ngưng khỏi hệ thống hơi nóng. Hơi nước khi giảm nhiệt nó sẽ chuyển hóa thành nước, được gọi là nước ngưng tụ. Nước này cần được loại bỏ khỏi hệ thống bởi nó gây ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt của hơi, gây ra tình trạng búa nước, ảnh hưởng đến hệ thống
- Giảm thiểu tổn thất hơi nước, nhờ cơ chế hoạt động đặc biệt.
5 Phân loại
5.1 Loại cơ học
Bẫy hơi bóng phao
Là sản phẩm có thiết kế bao gồm 1 bóng rỗng có thể nổi trong nước ở trong thân bẫy. Bóng phao này được thiết kế liên kết trực tiếp với cửa van xả nước ngưng. Nguyên lý hoạt động cụ thể như sau:
Nguyên lý hoạt động
Trước tiên, khi khởi động hệ thống, các khí không ngưng hay không khí đi vào bẫy, các không khí này sẽ được thoát ra ngoài thông qua 1 lỗ thông khí.
Khi hệ thống hoạt động, có nước ngưng, thiết kế sẽ giúp nước ngưng chảy vào bẫy. Nước ngưng nhiều dần trong bẫy, dâng lên và kéo theo bóng phao nâng theo. Lúc này đây, bóng phao đang được liên kết với cửa van, làm cho cửa van được mở ra và nước ngưng được xả ra ngoài, hoặc được xả lại về bồn chứa.
Để tránh tình trạng thất thoát hơi nước do cửa xả hở, thiết kế của bẫy hơi bóng phao phải luôn cho nước ngưng tồn trong bẫy hơi ở mức cao hơn cửa xả.
Ưu điểm:
- Nước ngưng được xả tự động và xả liên tục trong quá trình hoạt động của hệ thống.
- Cho khả năng lắp đặt đơn giản và nhanh chóng.
- Có khả năng thoát khí không ngưng và không khí thông qua lỗ thông khí áp suất cân bằng.
Nhược điểm
- Không được ứng dụng với những ứng dụng có nhiệt độ quá cao.
- Nếu tình trạng búa nước xảy ra, bóng phao có thể bị hư hỏng, từ đó, bẫy hơi này bị vô hiệu hóa, vô dụng trong hệ thống.
Bẫy hơi thùng ngược
Cũng hoạt động dựa trên cơ chế cơ học.
Thiết kế có 1 gầu đảo, thùng ngược ở trong thân bẫy, gầu cũng được gắn liền với cửa xả.
Nguyên lý hoạt động
Khi không khí đi vào, thùng ngược vẫn được giữ nguyên ở vị trí ban đầu nhờ vào trọng lượng của nó. Vì vậy, cửa xả vẫn ở trong tình trạng mở, không khí có thể được thoát ra ngoài thông qua cửa xả này.
Khi nước ngưng đi vào cũng như vậy, nhờ trọng lực của thùng ngược, khiến cho thùng vẫn được giữ nguyên ở chỗ ngồi. Nước lúc này có thể đi qua cửa xa đang mở và được xả ra ngoài.
Khi hơi nước đi vào bẫy hơi, nhờ đặc tính áp suất cao, đồng thời nó nhẹ hơn không khí nên luôn ở trong trạng thái đẩy lên cao và nhờ vậy, thùng ngược được đẩy nổi lên và bốc lên. Cửa xả đóng lại, tránh gây tình trạng thất thoát hơi nước khỏi hệ thống.
Sau thời gian, hơi nước này sẽ 1 phần chuyển hóa thành nước ngưng vì vậy gầu sẽ mất sức nổi do trọng lượng của nó khiến cửa van mở ra, nước ngưng được xả.
Chu trình sẽ lắp lại liên tục như vậy.
Ưu điểm
Có thể chịu được tình trạng búa nước xảy ra.
Nhược điểm
Có chu trình xả nước ngưng không liên tiếp. Bên cạnh đó, nó còn có thể xảy ra tình trạng xả hơi nước trực tiếp, gây thất thoát hơi nước nếu ứng dụng trong điều kiện tải trọng thấp hoặc điều kiện siêu nhiệt.
5.2 Loại nhiệt tĩnh
Loại này hoạt động dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các loại lưu chất. Nhiệt độ của nước, hơi nước, không khí khi cùng hoạt động trong hệ thống là khác nhau.
Nhiệt độ của hơi nước luôn luôn cao hơn hai loại lưu chất còn lại. Dựa vào đặc tính này, bẫy hơi nhiệt tĩnh được thiết kế với các chi tiết sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của hơi nước để có thể xả nước ngưng.
Bẫy hơi lưỡng kim
Có bộ phận chuyển động, được thiết kế bằng hai loại kim loại có nhiệt độ giãn nở khác nhau. Vì vậy, khi nhiệt độ đạt đến mức 1 kim loại giãn nở, sẽ làm giãn nở miếng kim loại này, tuy nhiên, miếng kim loại còn lại thì không. Nên nó sẽ làm biến dạng bộ phận lưỡng kim này. Nhờ đặc điểm biến dạng của lưỡng kim, bẫy hơi có thể hoạt động.
Nguyên lý hoạt động
Dựa vào hoạt động của lưỡng kim, áp dụng vào bẫy hơi, có thể thấy, hoạt động cụ thể như sau:
- Có thể được thiết kế theo mức nhiệt độ nhất định. Tức là khi dưới mức nhiệt độ đấy thì bẫy sẽ mở và khi trên mức nhiệt độ đấy thì bẫy sẽ đóng.
- Khi nước ngưng đi vào, nước ngưng có nhiệt độ thấp (thông thường bẫy hơi sẽ được thiết kế mức nhiệt độ hoạt động cao hơn nhiệt độ của nước ngưng). Vì vậy, lưỡng kim không thay đổi và vẫn ở vị trí ban đầu là cửa van ở trong trạng thái mở, nước ngưng có thể xả ra.
- Cũng tương tự như vậy, khi không khí đi vào trong bẫy hơi, cũng có nhiệt độ thấp, nên nó có thể được xả ra ngoài đơn giản.
- Khi hơi nước đi vào trong bẫy, vì có nhiệt độ cao hơn nước ngưng nhiều, nó làm biến dạng lưỡng kim và khiến cho cửa xả của bẫy hơi bị đóng lại. Hơi nước được giữ trong bẫy hơi để tránh thất thoát hơi.
Ưu điểm
- Khả năng xả không khí và khí không ngưng rất tốt.
- Có khả năng chống búa nước tốt.
- Có thể được ứng dụng với những ứng dụng có nhiệt độ cao.
- Có khả năng lắp đặt dễ dàng, có thể được lắp đặt theo nhiều chiều hướng khác nhau, chiều dọc hoặc chiều ngang.
Nhược điểm
- Có thời gian phản ứng lâu.
- Việc bảo trì tương đối khó khăn, quá trình bảo trì cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia.
Bẫy hơi ống xếp
Cũng hoạt động dựa vào sự thay đổi nhiệt độ của lưu chất. Nó có thiết kế có 1 ống xếp ở trong bẫy hơi. Ống xếp này có thiết kế dạng nhiều nếp gấp và bên trong ống xếp có chức các chất lỏng thường là cồn, nước hoặc hỗn hợp của hai chất này.
Nguyên lý hoạt động
Bộ phận ống xếp chứa chất lỏng của bẫy hơi có thể giãn nở nhiệt nhờ sự thay đổi nhiệt độ. Tùy vào từng loại lưu chất, nhiệt độ giãn nở của từng loại lưu chất này là khác biệt. Ống xếp được liên kết với bộ phận cửa xả.
Khi nước ngưng và không khí đi vào, nhiệt độ thấp, lưu chất trong ống thay đổi, ống xếp cũng không thay đổi, vì vậy cửa xả vẫn được mở để cho nước ngưng chảy qua và xả ra ngoài.
Khi hơi nước đi vào, nhiệt độ của hơi nước cao, nhiệt độ cao làm giãn nở lưu chất trong ống xếp và làm ống xếp giãn nở, ống xếp sẽ giãn nở đến khi mức áp suất ở trong và ngoài cân bằng. Ống xếp giãn nở giúp cho cửa xả được đóng lại và hơi nước được giữ lại.
Ưu điểm
- Có thể được điều chỉnh xả ở mức nhiệt độ khác nhau, việc thay đổi lưu chất trong ống xếp sẽ làm thay đổi mức xả.
- Cho khả năng thoát không khí và các khí không ngưng rất tốt.
Nhược điểm
- Có bộ phận ống xếp khá nhạy cảm, có thể bị hư hỏng bởi chất ăn mòn hoặc quá nhiệt.
- Không xả nước ngay lập tức. Ít khi được sử dụng riêng biệt, nó thường được sử dụng song song cùng các loại bẫy hơi khác.
Bẫy hơi nhiệt tĩnh – Bi phao
Được thiết kế với hai thành phần chính trong van đó là ống xếp có khả năng giãn nở nhiệt và bi phao.
Ống xếp có khả năng giãn nở nhiệt được thiết kế để xả khí không ngưng và không khí
Bi phao được thiết kế để xả nước ngưng.
Nó có tên gọi tiếng Anh là Float and Thermostatic trap.
Nguyên lý hoạt động
Vì thiết kế có cả ống xếp và bi phao, bẫy hơi nhiệt tĩnh – bi phao hoạt động dựa trên cả nguyên lý nhiệt học và nguyên lý cơ học.
Khi nước ngưng đi vào bẫy hơi, nước ngưng sẽ dâng lên, khiến cho bi phao dâng lên, bi phao được kết nối với cửa xả nên cửa xả được mở ra và nước ngưng có thể xả ra ngoài.
Khi không khí đi vào, lỗ thông khí được liên kết với ống xếp luôn ở trạng thái mở, nhiệt độ của không khí thấp vì thế không ảnh hưởng đến ống xếp, không khí có thể được xả qua lỗ thông khí này.
Khi hơi nước đi vào bẫy hơi, nước ngưng không còn trong bẫy, cửa xả nước liên kết với bi phao, dựa vào trọng lượng của nó khiến cho bi phao chìm và cửa xả nước ngưng bị đóng lại để ngăn chặn hơi thoát qua cửa này. Cửa xả không khí thì nhờ nhiệt độ của hơi nước cao, làm giãn nở ống xếp, vì vậy, ống xếp sẽ bị đóng lại và tránh thất thoát hơi nước.
Ưu điểm
- Xả liên tục nước ngưng, xả không khí và khí không ngưng tốt.
- Thiết kế lỗ thoát khí riêng biệt, cho khả năng thoát khí trong quá trình khởi động.
- Bảo trì dễ dàng.
Nhược điểm
- Các chi tiết ống xếp và bóng phao có thể bị hư hỏng do tình trạng búa nước xảy ra.
5.3 Loại nhiệt động
Là các sản phẩm bẫy hơi được thiết kế hoạt động dựa trên sự chênh lệch về vận tốc, lưu lượng, áp suất của các loại lưu chất.
Bẫy hơi tiết lưu
Là loại bẫy hơi được thiết kế hoạt động dựa trên sự chênh lệch về vận tốc, nó hoạt động dựa trên nguyên lý Bermouli.
Thiết kế có 1 tấm kim loại có lỗ nhỏ, lỗ này là lỗ xuyên tâm, nằm ở tâm tấm kim loại. Vì vậy, đầu ra của bẫy hơi này có đường kính nhỏ hơn đầu vào.
Nó có tên tiếng Anh là Orifice steam trap.
Nguyên lý hoạt động
Thiết kế tấm có dạng lỗ, tấm ngăn này sẽ giúp giữ hơi nước lại, ngăn hơi nước không thoát ra ngoài hoặc nếu thoát, nó chỉ bị thoát 1 số lượng nhỏ lưu lượng hơi nước, hơi nước có thể bị rò rỉ ra ngoài, nếu trong bẫy không có nước ngưng.
Ưu điểm
- Có khả năng được ứng dụng với các hệ thống hơi nước có áp suất cao.
- Đây là 1 sản phẩm không có bộ phận chuyển động.
- Có khả năng xả nước ngưng liên tục.
- Có thiết kế giúp việc bảo trì đơn giản, dễ bảo trì.
- Giá thành tương đối rẻ.
Nhược điểm
- Các lỗ nhỏ trên bẫy có thể bị tắc nghẽn bởi các tạp chất, bụi bẩn, điều này khiến cho bẫy hơi này trở nên vô dụng.
- Có thiết kế phù hợp với một số ứng dụng, không phải ứng dụng nào cũng thích hợp, kích thước lỗ yêu cầu cho 1 số ứng dụng cụ thể, và các ứng dụng này cũng khó thay đổi được.
Bẫy hơi xung lực
Là dòng bẫy hơi hoạt động dựa trên động năng. Bẫy hơi này thiết kế có piston rỗng và đĩa piston làm việc bên trong côn.
Có tên tiếng Anh là piston impulse steam trap.
Nguyên lý hoạt động
Khi khởi động, bẫy hơi ở trong trạng thái bình thường, dòng chảy có thể chảy qua khe hở giữa piston và xi lanh.
Khi lưu lượng khí và nước ngưng tăng lên, điều này làm tăng áp lực tác động lên đĩa piston, làm nâng đĩa piston lên, giúp nâng van chính khỏi vị trí ban đầu để van mở ra và làm tăng lưu lượng chảy qua.
Ưu điểm
- Là sản phẩm có khả năng thoát khí tốt.
- Có ứng dụng đa dạng, nó có thể được ứng dụng với ứng dụng có áp suất cao hoặc quá nhiệt.
- Hiệu suất hoạt động rất tốt, khả năng xử lý nước ngưng tốt so với những sản phẩm có cùng kích thước.
Nhược điểm
- Sản phẩm này nhạy cảm và bị tắc nghẽn khi bị các tạp chất lẫn vào lưu chất.
- Thường gây ra tiếng ồn khi hoạt động.
Bẫy hơi đồng tiền
Cũng là 1 dòng bẫy hơi nhiệt động, nó có thiết kế có 1 đĩa có thể di chuyển tự do. Và thiết kế trên đĩa van có 1 buồng nhỏ để chứa hơi nước.
Có tên tiếng Anh là disk steam trap.
Nguyên lý hoạt động
Có hoạt động tương tự như bẫy hơi xung lực. Bẫy hơi đồng tiền hoạt động dựa trên sự chênh lệch giữa áp suất trên đĩa và áp suất dưới đĩa.
Thông thường, áp suất hơi ở trong buồng sẽ đè đĩa van xuống, cho đĩa van ở trạng thái đóng. Khi hơi nước ở trong buồng này giảm, hơi nước sẽ ngưng tụ và trở thành nước ngưng, lúc này đây, áp suất trên đĩa van thấp hơn, đĩa van được nâng lên, nước ngưng có thể thoát ra ngoài.
Đây là dòng sản phẩm thường mở.
Ưu điểm
- Có thiết kế nhỏ gọn và gọn nhẹ, giúp dễ dàng lắp đặt
- Có thể lắp đặt theo hướng nằm ngang hoặc nằm dọc.
- Giá thành rẻ giúp tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm
- Đĩa sẽ bị mài mòn sau thời gian dài sử dụng, nó thường gây ảnh hưởng tới hoạt động, tuổi thọ của bẫy hơi đồng tiền ngắn hơn.
- Có thể gây thất thoát hơi nước trong quá trình hoạt động.
6 Một số thương hiệu phổ biến
6.1 Bẫy hơi Yoshitake
Được sản xuất bởi thương hiệu Yoshitake, thương hiệu sản xuất các thiết bị, van công nghiệp rất nổi tiếng của Nhật Bản.
Có rất nhiều dòng đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau như: bẫy hơi bóng phao, gầu đảo, đồng tiền.
6.2 Bẫy hơi TLV
TLV cũng là 1 thương hiệu của Nhật Bản. Đây là các sản phẩm chất lượng cao, được đánh giá rất tốt. Giá thành cũng sẽ cao hơn.
Một số sản phẩm mà TLV cung cấp đó là bẫy hơi bóng phao, gầu đảo, đồng tiền…
6.3 Bẫy hơi Spirax Sarco
Là dòng sản phẩm chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ tại Anh quốc. Một số sản phẩm tiêu biểu của hãng này phải kể đến là: bẫy hơi bóng phao, gầu đảo, lưỡng kim, nhiệt động, áp suất cân bằng…
6.4 Bẫy hơi Nicoson
Là sản phẩm của Đài Loan. Thương hiệu Nicoson nổi tiếng với dòng bẫy hơi dạng gầu đảo, được sản xuất từ vật liệu gang.
7 Ứng dụng
Bẫy hơi được sử dụng trong các hệ thống hơi nước, với 3 ứng dụng chính đó là ứng dụng nhỏ giọt, ứng dụng quy trình, ứng dụng theo dõi.
Ứng dụng nhỏ giọt: Trên các đường phân phối hơi nước, một số ứng dụng như trong nguồn hơi, trong ống nâng và vòng xoắn, trong các lỗ thông hơi.
Ứng dụng quy trình: Là các hệ thống sử dụng hơi nước làm năng lượng, nhiệt lượng. Phổ biến như: Làm quay tuabin, sấy công nghiệp, giặt là, sưởi ấm.
Ứng dụng theo dõi: Ứng dụng này thể hiện qua các ứng dụng giữ nhiệt, duy trì nhiệt độ cho chất lỏng và ngăn chất lỏng không bị đóng băng.
8 Cách lựa chọn bẫy hơi thích hợp
Việc lựa chọn loại bẫy hơi thích hợp sẽ được dựa trên các tiêu chí như sau:
- Với các ứng dụng nhỏ giọt áp suất thấp, các loại thích hợp là: gầu đảo, lưỡng kim.
- Với các ứng dụng nhỏ giọt áp suất trung bình, các loại thích hợp là: bẫy hơi gầu ngược, đồng tiền.
- Trong các ứng dụng nhỏ giọt áp suất cao cần phải sử dụng bẫy hơi gầu ngược.
- Bên cạnh việc quan tâm đến đặc tính của ứng dụng, việc lựa chọn bẫy hơi cũng cần phải quan tâm đến các đặc điểm tiêu chuẩn của bẫy hơi, các tiêu chuẩn này quan hệ trực tiếp đến thiết kế và chất lượng. Các tiêu chuẩn bẫy hơi phổ biến như: ISO, ASME, ASTM…
- Kích thước cũng là 1 yếu tố vô cùng quan trọng khi lựa chọn bẫy hơi lắp đặt với hệ thống. Để lựa chọn kích thước thích hợp với hệ thống, trước hết cần phải xác định được 1 số các yếu tố như sau: Tải trọng ngưng tụ, hệ số an toàn khi sử dụng, áp suất tối đa cho phép, chênh lệch áp suất.
9 Các quy tắc khi lắp đặt
Thực tế cho thấy rằng, việc lắp đặt đúng cách sẽ hạn chế được tình trạng hư hỏng của bẫy hơi, giúp giảm thiểu thời gian bảo trì, bảo dưỡng.
Một số các quy tắc khi lắp đặt bẫy hơi đó là:
- Đảm bảo dòng chảy trọng lực: Khi lắp đặt cần đảm bảo nước ngưng có thể được dẫn đến bẫy hơi nhờ lực hấp dẫn chứ không phụ thuộc vào các yếu tố khác như áp suất hay là vận tốc của lưu chất.
- Đảm bảo tỉ lệ rò rỉ hơi của bẫy hơi: Tất cả các bẫy hơi đều có tỉ lệ rò rỉ hơi nhất định. Tuy nhiên cần lựa chọn sản phẩm thích hợp nhất với hệ thống để giảm thiểu tỉ lệ rò rỉ hơi. Một số các sản phẩm chỉ thích hợp với các ứng dụng nhất định vì vậy việc lựa chọn sản phẩm tương thích là yếu tố cần thiết nhất.
- Sử dụng đầu nối ống khi lắp đặt các bẫy hơi có kích thước nhỏ. Thực tế cho thấy rằng các bẫy hơi có kiểu kết nối ren khi lắp đặt với hệ thống thường gây ra tình trạng rò rỉ, vì sự co giãn của hệ thống do nhiệt. Đó là lý do nên sử dụng đầu nối ống với các sản phẩm này.
- Kết nối đường ống có kích thước chính xác, không nên giảm kích thước của đường ống trước bẫy hơi.
- Đường ống xả nên có kích thước lớn hơn từ 1,25 inch đến 1,5 inch.
- Các bẫy hơi thường nhạy cảm với các tạp chất, vì vậy cần phải sử dụng các bộ lọc bên ngoài, hoặc lựa chọn các bẫy hơi có bộ lọc tích hợp sẵn.
- Nên lắp đặt van một chiều ở sau các bẫy hơi.
10 Bảo trì
Bảo trì bẫy hơi là 1 công việc cần thiết để đảm bảo tuổi thọ của toàn hệ thống và cũng để hệ thống có hoạt động tốt nhất, hiệu quả nhất.
Bảo trì gồm có một số các công việc như sau:
- Bảo dưỡng định kỳ: Việc bảo dưỡng định kỳ rất quan trọng, công việc này cần được lên kế hoạch để kiểm tra tình trạng, tìm kiếm các lỗi và vệ sinh bẫy hơi.
- Thay thế các chi tiết, bộ phận bên trong của bẫy hơi: Các bộ phận bên trong sau thời gian sử dụng sẽ bị cũ và mài mòn nên cần được thay thế. Các bộ phận này được khuyến cáo nên thay mới 3 năm 1 lần.
- Thay thế: Công việc thay thế diễn ra khi bẫy hơi bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được.
11 Địa chỉ cung cấp bẫy hơi uy tín, chất lượng tại Hà Nội
Công ty Viva là một đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm van công nghiệp. Trong đó có các sản phẩm bẫy hơi tại công ty Viva có chất lượng cao, là sản phẩm được phân phối chính hãng từ nhà sản xuất.
Các sản phẩm đa dạng chủng loại, với nhiều thương hiệu nổi tiếng, và có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều quốc gia.
Để đặt mua sản phẩm bẫy hơi, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
SĐT và Zalo: 0965 925 563
Email: Vangiare.vn@gmail.com
12 Các câu hỏi thường gặp
Để đạt hiệu quả khi hoạt động trong hệ thống, khi lựa chọn cần phải đáp ứng một số các yếu tố sau:
- Phải đảm bảo tổn thất hơi nước tối thiểu nhất có thể.
- Có độ tin cậy cao, có khả năng chống mài mòn tốt, có tuổi thọ cao.
- Cần phải có khả năng chống áp suất ngược.
Không thể khẳng định được loại bẫy hơi nào là tốt nhất, mỗi loại sẽ phù hợp với những ứng dụng nhất định.
Loại thích hợp với hệ thống này, tốt cho hệ thống này nhưng không chắc chắn được rằng khi lắp đặt trong các hệ thống khác, nó cũng sẽ hoạt động tốt.
Đó là lý do, cần phải đưa ra kế hoạch lựa chọn loại thích hợp với hệ thống được ứng dụng.
Bẫy hơi thường gặp một số lỗi như: không đóng hoặc không mở được, gây ra hai hiện tượng không thể xả nước ngưng, hoặc xả quá mức gây thất thoát hơi. Những hiện tượng này thường do các tác nhân bên ngoài như búa nước, bụi bẩn…
Một số biểu hiện cho thấy bẫy hơi đang bị lỗi đó là:
Có thể nhiệt độ trong phòng hơi tăng bất thường.
Lượng hơi nước cung cấp so với thông thường giảm thiểu đáng kể.
1 dấu hiệu khác nữa đó là việc đầu vào và đầu ra có cùng mức nhiệt độ, điều này cũng cần phải lưu ý.
Bẫy hơi bị lỗi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Bị ăn mòn do lưu chất trong hệ thống. Những lỗi này thường do việc lựa chọn bẫy hơi với vật liệu cấu tạo không phù hợp.
- Búa nước trong hệ thống. Một số các sản phẩm bẫy hơi có bộ phận chuyển động nhạy cảm và dễ bị hư hỏng khi gặp búa nước.
- Bụi bẩn, tạp chất trong đường ống thường là nguyên nhân gẫy tắc nghẽn bẫy hơi làm cho nó hoạt động không ổn định.
Bị vô hiệu hóa trong hệ thống hơi nước. Vì vậy, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hệ thống.
Gây ra tình trạng búa nước, điều này gây nguy hiểm và làm nứt vỡ đường ống.
Nó gây ra tình trạng ngập úng, gây ảnh hưởng đến hoạt động truyền nhiệt tổng thể của hệ thống hơi nước.
13 Tài liệu
Xem toàn bộ chuyên mục tài liệu các bài viết:
Tài liệu tham khảo: