Nguyên nhân gây cháy là gì?
Tùy vào đặc điểm của đơn vị hoạt động, tính chất hoạt động của từng nơi sẽ khác nhau thì nguyên nhân gây cháy sẽ khác nhau, ví dụ như tại nhà máy, nhà ở, trường học, bệnh viện, nhà hàng… Những địa điểm hoạt động khác nhau sẽ có tiềm ẩn hỏa hoạn khác nhau. Một số nguyên nhân thường gây ra hỏa hoạn đó là:
Nấu nướng: Nấu nướng cần sử dụng lửa, nếu không cẩn thận, không chú ý rất dễ xảy ra rủi ro. Nấu nướng chính là một trong những nguyên do gây cháy tại các nhà dân, nhà hàng. Việc bùng phát hỏa hoạn có thể do nổ bình gas, cháy lây lan hoặc chập điện.
Thiết bị điện: Khi sử dụng các thiết bị điện cần phải hết sức lưu ý, ngoài các rủi ro liên quan đến điện giật. Khi sử dụng các thiết bị điện cũng có thể gây chập cháy và gây ra hỏa hoạn.
Hệ thống dây điện: Hệ thống dây điện sau quá trình sử dụng lâu dài có thể bị hư hỏng, xuống cấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cháy nổ.
Chất lỏng dễ cháy: Các chất lỏng dễ cháy như sơn, dung môi, sản phẩm tẩy rửa cũng có thể là nguyên nhân gây cháy nổ. Tại những nơi, đơn vị chứa nhiều chất lỏng dễ cháy cần phải hết sức cẩn thận với lửa bởi những chất lỏng này có khả năng lây lan rất nhanh, và khó để dập tắt.
Vật liệu dễ cháy: Vật liệu như gỗ, giấy, vải…là những loại vật liệu dễ cháy và dễ lây lan. Tại các xưởng gỗ, xưởng giấy, xưởng vải hay các cửa hàng cung cấp các sản phẩm mỹ nghệ, giấy, vải…cần phải chuẩn bị những phương pháp PCCC tốt nhất để hạn chế thiệt hại.
Tầm quan trọng của hệ thống PCCC
Hiện nay, với tình trạng phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế – xã hội phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Đó là một trong những lý do chính làm cho tình hình cháy nổ xảy ra ngày càng nhiều trên các địa bàn tại Việt Nam. Cháy nổ, hỏa hoạn gây ra các sự cố gây thiệt hại về tính mạng con người và tài sản.
Theo thống kê của bộ công an, trong giai đoạn 2015 – 2019, cả nước đã xảy ra 17.844 vụ hỏa hoạn, làm 443 người chết, 960 người bị thương và gây thiệt hại tài sản lên tới 9.000 tỉ đồng và gây thiệt hại lên đến 9.600 hecta rừng.
Có thể thấy, thiệt hại của cháy nổ, hỏa hoạn gây ra là rất lớn đối với con người. Vì vậy việc lên kế hoạch trong phòng cháy chữa cháy (PCCC) là rất quan trọng. Việc chủ động trong PCCC là rất quan trọng, các hệ thống PCCC rất cần thiết phải lắp đặt khi xây dựng các tòa nhà, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà máy… Đó là cách để giảm thiểu tối đa các hậu quả nếu chẳng may hỏa hoạn xảy ra.
Hệ thống PCCC là gì?
Hệ thống PCCC hiểu đơn giản là tập hợp nhiều các thiết bị, phương tiện tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh giúp phát hiện đám cháy, báo cháy, chữa cháy và ngăn chặn tình trạng đám cháy lan rộng.
Hệ thống PCCC là hệ thống cần thiết lắp đặt trong mọi tòa nhà. HIện nay, đó là yêu cầu bắt buộc khi xây dựng các tòa nhà lớn, chung cư, khu dân cư, bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn…
Hệ thống PCCC có hai loại chính là PCCC chủ động và PCCC thụ động, với dạng phòng cháy chữa cháy thụ động là việc thiết kế tòa nhà để ngăn chặn hỏa hoạn bùng phát. PCCC chủ động thì sẽ giúp dập tắt đám cháy. Cả hai loại PCCC này đều có mục đích chung là để giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của con người xuống thấp nhất có thể.
Hoạt động của hệ thống PCCC
Hoạt động cơ bản của hệ thống PCCC chủ động như sau:
Khi hỏa hoạn xảy ra, thiết bị khởi động báo động có nhiệm vụ chính là phát hiện đám cháy, bằng các phương pháp cảm biến nhiệt hay quang… Khi phát hiện đám cháy, thiết bị khởi động báo động sẽ truyền tín hiệu đến hệ thống báo cháy, đưa ra các cảnh bảo đến mọi người trong tòa nhà.
Các vòi phun của hệ thống PCCC dựa vào sự thay đổi nhiệt độ khi hỏa hoạn xảy ra sẽ làm nổ lõi của vòi phun, vòi phun được kích hoạt, nước có thể chảy qua vòi phun và dập tắt đám cháy, hạn chế ảnh hưởng của đám cháy.
Mục tiêu của hệ thống PCCC
Hỏa hoạn gây ra thiệt hại rất lớn đối với con người, ngoài ảnh hưởng đến tài sản nó còn ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Khi xây dựng các dự án cần phải tiến hành thiết kế, lắp đặt các hệ thống PCCC. Nếu hệ thống PCCC được lắp đặt đúng cách, nó hoàn toàn thực hiện được các mục tiêu sau:
Ngăn chặn hỏa hoạn: Cách tốt nhất để ngăn chặn hỏa hoạn đó chính là việc phòng ngừa ngay từ khi nó chưa bắt đầu. Để phòng ngừa hỏa hoạn ngay từ đầu bằng cách xây dựng các cửa, rèm chống cháy, sàn chống cháy, xây dựng từ các loại vật liệu chống cháy.
Phát hiện đám cháy: Hệ thống PCCC giúp phát hiện sớm, nhanh chóng các đám cháy. Việc phát hiện sớm các đám cháy giúp giảm thiểu các thiệt hại mà chúng gây ra.
Ngăn ngừa và giảm thiểu: Giảm thiểu thiệt hại của đám cháy bằng cách ngăn chặn đám cháy lan rộng, các thiết bị trong hệ thống giúp dập tắt đám cháy.
Các loại hệ thống PCCC
Hệ thống PCCC có hai loại chính đó là phòng cháy chữa cháy thụ động và phòng cháy chữa cháy chủ động:
Hệ thống phòng cháy chữa cháy thụ động
Hệ thống PCCC thụ động thể hiện qua việc, trong quá trình xây dựng tòa nhà, được thiết kế để ngặn chặn đám cháy bùng phát. Ví dụ về hệ thống PCCC thụ động đó là các thiết bị như cửa ngăn cháy, lối thoát hiểm hay việc sử dụng các vật liệu không cháy trong quá trình xây dựng.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động
Hệ thống PCCC chủ động chỉ đến việc sử dụng một hệ thống phản ứng trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra. Ví dụ về các biệt pháp phòng cháy chữa cháy chủ động như việc dập lửa bằng bình chữa cháy ( thủ công), hệ thống PCCC tự động như các hệ thống kích hoạt tự động, hệ thống phun sương.
Phân loại hệ thống PCCC dựa vào cách hoạt động của hệ thống, có các loại hệ thống phòng cháy chữa cháy như sau:
Hệ thống phun nước chữa cháy ướt
Hệ thống phun nước chữa cháy ướt là một hệ thống các vòi phun tự động được thiết kế kết nối với các hệ thống đường ống và kết nối với nguồn cấp nước. Trong hệ thống PCCC ướt, nước luôn ở trong dòng, khi hỏa hoạn xảy ra, sức nóng của ngọn lửa sẽ làm nổ lõi của vòi phun nước. Nước ngay lập tức được xả qua đầu phun để dập tắt đám cháy.
Ưu điểm của hệ thống phun ướt này đó là nó giúp ngăn chặn đám cháy trong một khu vực, với hệ thống phun nước chữa cháy ướt này, chỉ những vị trí nào có đám cháy, nhờ cảm nhận nhiệt làm nổ lõi vòi phun, những vị trí đó vòi phun mới phun nước. Với nguyên lý hoạt động này, hệ thống phun nước chữa cháy ướt giúp ngăn chặn tình trạng báo động giả.
Hệ thống phun nước chữa cháy ướt là hệ thống thông dụng và được sử dụng nhiều nhất.
Hệ thống phun nước chữa cháy khô
Hệ thống phun nước chữa cháy khô thiết kế các vòi phun nước tự động được kết nối với những hệ thống đường ống khô chứa đầy không khí có áp suất chứ không phải nước.
Bình thường, các vòi phun nước này sẽ chứa đầy không khí. Chỉ những khí có hỏa hoạn, đầu vòi phun được kích hoạt, nước mới được xả vào đường ống và dẫn đến đầu phun được kích hoạt.
Hệ thống phun nước chữa cháy khô thường được ứng dụng tại những điều kiện nhiệt độ âm, gây ra tình trạng đóng băng đường ống. Việc ứng dụng hệ thống phun nước chữa cháy ướt sẽ làm đóng băng hệ thống và làm tốt thất kinh phí khi hệ thống bị đóng băng gây nứt vỡ.
Tuy nhiên, với hệ thống phun nước chữa cháy khô có môt nhược điểm là nó gây giảm thời gian chữa cháy kịp thời, do thời gian nước chảy từ nguồn cấp đến vòi vun cũng tốn thời gian.
Hệ thống phun nước chữa cháy khô thường ít được ứng dụng tại Việt Nam, bởi nhiệt độ trung bình ở Việt Nam cao, không ảnh hưởng đến hệ thống nên không cần đến sử dụng hệ thống phun nước chữa cháy khô này.
Hệ thống phun nước chữa cháy Preaction
Hệ thống phun nước chữa cháy Preaction được thiết kế với bộ phận phát hiện báo cháy trước như hệ thống đầu báo khói hoặc nhiệt. Việc thiết kế hệ thống báo cháy trước giúp ngăn chặn tình trạng báo động giả hoặc do lỗi cơ học. Điều này giúp giảm thiểu kinh phí và tránh các sự cố rắc rối do báo động giả gây ra. Ngoài ra, hệ thống phun nước chữa cháy Preaction này thường được ứng dụng tại những nơi có hàng hóa có giá trị hay tại các bảo tàng và thư viện.
Hệ thống chữa cháy hóa chất khô
Hệ thống chữa cháy hóa chất khô sử dụng hóa chất khô có áp suất để hỗ trợ dập tắt đám cháy. Hệ thống chữa cháy hóa chất khô thường được thiết kế lắp đặt tích hợp cùng với những hệ thống phát hiện thích hợp. Điều này giúp đám cháy được dập tắt ngay cả khi chưa được phát hiện bằng mắt thường.
Hệ thống dập lửa bằng khí
Chất khí được sử dụng trong chữa cháy đó là CO2 ( Carbon dioxide), đây là một loại khí sạch không cháy. Hệ thống dập lửa bằng khí này thường được ứng dụng ở những nơi, những vị trí không có người ở, để tránh xảy ra nguy hiểm đến tính mạng con người do tình trạng ngạt khí gây ra.
Sử dụng hệ thống dập lửa bằng khí giúp giảm các thiệt hại về tài sản, giải quyết được nhược điểm của hệ thống chữa cháy nước là gây ngập lụt và hư hỏng các thiết bị nhạy cảm với nước.
Hệ thống dập lửa bằng bọt
Hệ thống dập lửa bằng bọt thường được ứng dụng tại những nơi có chất lỏng dễ cháy.
Các thành phần của hệ thống PCCC
Hệ thống PCCC bao gồm một số thành phần sau:
Thiết bị khởi động báo động
Trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, các thiết bị khởi động báo động rất là quan trọng. Các thiết bị khởi động báo động có rất nhiều loại khác nhau. Một số loại cơ bản đó là: Đầu báo nhiệt, máy dò khói, máy dò Carbon Monoxide, máy dò đa cảm biến, điểm cuộc gọi thủ công.
Đầu báo nhiệt: Đầu báo nhiệt hoạt động dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ khi đám cháy xảy ra. Khi đám cháy xảy ra, nhiệt độ tăng lên, đầu báo nhiệt được thiết kế nhạy cảm với nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ vượt quá giá trị cài đặt trước, nó sẽ kích hoạt cảnh báo.
Máy dò khói: Máy dò khói thường có 3 dạng chính là máy dò khói inox hóa, máy dò khói tán xạ ánh sáng, máy dò khói che khuất ánh sáng.
Máy dò Carbon Monoxide: Máy dò Carbon Monoxide là một loại máy dò được thiết kế với dạng một cảm biến, cảm biến này sẽ cảm nhận mức carbon monoxide có trong không khí và đưa ra cảnh báo.
Máy dò da cảm biến: Máy dò đa cảm biến thiết kế kết hợp cả cảm biến quang và cảm biến nhiệt.
Điểm cuộc gọi thủ công: Điểm gọi thủ công được thực hiện bởi con người khi phát hiện đám cháy, có các nút bấm báo cháy, nó sẽ đưa ra cảnh báo cháy.
Các thiết bị báo cháy
Các thiết bị báo cháy chính là các thành phần như chuông, còi. Các thiết bị này sẽ cảnh báo cho mọi người trong tòa nhà biết có sự cố hỏa hoạn xảy ra để di tản nhanh nhất có thể nhằm giảm thiệt hại.
Thiết bị dập lửa tự động
Thiết bị dập lửa tự động bao gồm một số dạng như vòi phun tự động, bình chữa cháy…
Bình chữa cháy
Bình chữa cháy thường được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và các đám cháy nhỏ, chưa lan rộng. Bình chữa cháy sử dụng khí, nước, bọt, bột khô có áp suất để dập tắt đám cháy. Bình chữa cháy cần được đặt ở những vị trí dễ thấy, dễ lấy.
Bảng điều khiển
Bảng điều khiển là nơi giúp kiểm soát, quản lý bật, tắt hệ thống.
Nguồn điện dự phòng
Hệ thống PCCC cần sử dụng nguồn điện để hoạt động vì vậy trong trường hợp mấy điện, hệ thống PCCC sẽ không hoạt động được. Đó là lý do người ta cần thiết kế nguồn điện dựa phòng để sử dụng trong những trường hợp mất điện.
Các sản phẩm van trong hệ thống PCCC
Van chữa cháy là một trong những thiết bị rất quan trọng để hoàn thiện một hệ thống PCCC. Trong một hệ thống PCCC không thể thiếu các sản phẩm van công nghiệp chữa cháy được. Các sản phẩm van trong hệ thống PCCC bao gồm một số loại như sau:
Van báo cháy
Van báo cháy còn được gọi là van báo động, tiếng Alarm valve, van báo động phun nước. Van báo cháy hoạt động như một van một chiều, nó giúp ngăn dòng nước chảy ngược từ nơi lắp đặt đến phòng máy bơm chữa cháy.
Trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra, vòi phun nước được kích hoạt mở, van báo cháy sẽ mở và cho phép dòng nước chảy vào hệ thống và công tắc áp suất sẽ phát tín hiệu để kích hoạt máy bớm chữa cháy.
Van góc chữa cháy
Van góc chữa cháy là một thiết bị van chặn. Van góc chữa cháy được lắp đặt để điều tiết lưu lượng khi cung cấp nước để chữa cháy.
Van góc chữa cháy được lắp đặt một đầu với nguồn cấp nước và một đầu với ống mềm. Thiết kế từ đa dạng các vật liệu cấu tạo khác nhau.
Van an toàn thủy lực PCCC
Van an toàn thủy lực là một thiết bị giúp điều chỉnh áp lực và lưu lượng để bảo vệ hệ thống và các thiết bị trong hệ thống.
Van an toàn thủy lực hoạt động dựa trên nguyên tắc thủy lực giúp điều chỉnh áp lực trong hệ thống chính xác nhất.
Van xả tràn PCCC
Van xả tràn được lắp đặt tại các hệ thống PCCC, van xả tràn giúp cấp một lượng nước lớn từ bể chứa để dập tắt lửa tại một khu vực.
Van xả tràn có thể được điều khiển bằng van điện từ hoặc được điều khiển bằng tay, van xả tràn giúp cấp một lượng nước lớn trong một thời gian ngắn.
Van bướm PCCC
Van bướm được lắp đặt với chức năng là một van chặn, van bướm giúp đóng ngắt nguồn nước cấp vào hệ thống.
Trong hệ thống PCCC dòng van bướm được sử dụng phổ biến nhất đó là sản phẩm van bướm điện, van bướm tín hiệu điện giúp điều khiển van bướm đóng mở một cách tự động, nhanh chóng hơn từ trung tâm điều khiển.
Van bướm có các loại từ các dòng vật liệu như inox, thép, gang…
Van cổng PCCC
Van cổng cũng tương tự như dòng sản phẩm van bướm, van cổng được sử dụng với chức năng chính là một van chặn. Dùng để đóng ngắt dòng chảy từ nguồn cấp nước.
Sản phẩm van cổng có hoạt động khác so với van bướm. Van cổng hoạt động đóng mở bằng cách nâng, hạ một cánh van. Sử dụng van cổng có ưu điểm là nó không gây cản trở lưu chất như dòng van bướm.
Van giảm áp PCCC
Van giảm áp PCCC là sản phẩm được sử dụng để điều tiết, điều chỉnh và kiểm soát lưu lượng cho hệ thống PCCC.
Các bể chứa nước thường được đặt ở trên tầng cao. Vì vậy, áp suất của nước khi dẫn xuống tới các vòi phun chữa cháy thường rất cao, gây ảnh hưởng tới hệ thống. Cần phải sử dụng van giảm áp để điều chỉnh áp suất của hệ thống.
Đảm bảo an toàn trong hệ thống PCCC
Kiểm tra, đánh giá các biện pháp đảm bảo an toàn trong hệ thống PCCC cần phải cân nhắc:
Xây dựng các cửa thoát hiểm: Cần đảm bảo xây dựng đầy đủ số lượng, kích thước và vị trí của cửa thoát hiểm. Cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo thông gió và không có chứa vật cản.
Thiết kế các chỉ dẫn để vạch ra các lối đi đến cửa thoát hiểm: Vạch ra lối đi rõ ràng tới các cửa thoát hiểm, đảm bảo chính xác và dễ hiểu nhất.
Cài đặt hệ thống phát hiện cháy: Hệ thống phát hiện cháy là một thiết bị rất quan trọng. Việc phát hiện đám cháy sớm sẽ giúp dập đám cháy dễ dàng hơn. Bởi vì lửa sẽ lan rất nhanh chóng, thời điểm vàng để dập lửa là không quá 5 phút khi thời điểm đám cháy bắt đầu.
Bảo trì hệ thống: Bình chữa cháy có thể bị lỗi bất kỳ lúc nào vì vậy công việc kiểm tra cần phải diễn ra thường xuyên. Nên thiết đặt một hệ thống chữa cháy tự động bằng vòi phun sẽ giúp giảm thiệt hại tốt hơn trong các tòa nhà lớn so với bình chữa cháy.
Tổ chức các buổi diễn tập chữa cháy thường xuyên: Việc tổ chức các buổi diễn tập chữa cháy thường xuyên sẽ giúp cho mọi người làm quen với việc sơ tán khi có hỏa hoạn thật xảy ra.
Khi xây dựng lựa chọn các loại vật liệu chống cháy: Việc sử dụng vật liệu chống cháy trong xây dựng cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa việc cháy nổ xảy ra.
Tuân thủ các quy tắc PCCC: Tuân thủ các quy tắc PCCC là một yếu tố quan trọng nhất trong an toàn chữa cháy, việc phòng cháy lúc nào cũng sẽ tốt hơn chữa cháy.
Xem thêm: Van bướm