Đơn vị đo điện áp

Điện áp là gì? – Hiệu điện thế là gì?

Điện áp hay còn được gọi là hiệu điện thế tiếng Anh: Voltage, điện áp là một đại lượng vật lý giúp đo lường sự chênh lệch về năng lượng của một đơn vị điện tích trong trường tĩnh điện, sự chênh lệch về điện thế của hai cực của một nguồn.

Độ lớn của hiệu điện thế thể hiện công mà nó thực hiện được khi điện tích chuyển động từ điểm A đến điểm B do sự tác động của lực điện trường, chiều của hiệu điện thế thì được xác định là chiều từ hiệu điện thế cao sang hiệu điện thế thấp.

Nếu độ lớn và hướng của điện áp không đổi theo thời gian, thì điện áp này được gọi là điện áp ổn định hoặc điện áp không đổi nó thường được gọi bằng cái tên là điện áp một chiều hơn. Nếu độ lớn và hướng của điện áp thay đổi theo thời gian thì nó được gọi là điện áp dao động, còn được gọi là điện áp xoay chiều.

Điện áp là gì
Điện áp là gì

Lịch sử đơn vị đo điện áp (Hiệu điện thế)

Điện áp có đơn vị là Volt, thực chất được đặt tên theo Alessandro Volt. Ông là một nhà vật lý học, nhà hóa học, là người tiên phong về điện và năng lượng. Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Milan, đã sơm có hứng thú về các môn khoa học tự nhiên. Từ năm 1780, Volt đã bắt đầu nghiên cứu về điện. Đến năm 1800, ông đã cho ra mắt loại pin đầu tiên được gọi là Voltaic Pile.

Sau đó, Volt đã phát minh ra chuỗi thế điện, máy đo điện, thiết bị lưu trữ điện và tấm tạo điện…

Để tưởng nhớ đến công lao cảu Volt trong ngành vật lý, người ta đã lấy tên ông làm đơn vị của hiệu điện thế.

Alessandro Volt
Alessandro Volt

Ký hiệu điện áp (Hiệu điện thế)

Điện áp có ký hiệu là ∆U thường viết đơn giản là U.

Ký hiệu điện áp
Ký hiệu điện áp

Đơn vị đo điện áp (Hiệu điện thế)

Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo tiêu chuẩn của hiệu điện thế là Volt, ký hiệu là V. Một số các đơn vị khác thường được sử dụng đó là milivolt (mV), microvolt (μV), kilovolt (kV)…

Đơn vị đo điện áp
Đơn vị đo điện áp

Công thức tính hiệu điện thế

Hiệu điện thế trong một mạch điện được tính dựa trên công thức là: U = I.R

Trong đó:

U là hiệu điện thế có đơn vị là V.

I là cường độ dòng điện được tính bằng A.

R là điện trở của vật dẫn điện có đơn vị là Ω.

Công thức tính hiệu điện thế
Công thức tính hiệu điện thế

Một số khái niệm về điện áp (Hiệu điện thế)

Điện áp định mức

Điện áp định mức là mức điện áp tiểu chuẩn để một thiết bị điện có thể hoạt động ổn định lâu dài, các thiết bị điện được nhắc đến ở đây là bao gồm cả các thiết bị tiêu thụ điện và thiết bị cung cấp điện.

Điện áp định mức của các thiết bị cung cấp điện là mức điện áp đầu ra mà thiết bị cung cấp điện này cung cấp. Điện áp định mức của thiết bị cung cấp điện này phải thích hợp với mức điện áp của các thiết bị sử dụng điện.

Một số các thiết bị cung cấp điện như lưới điện, máy phát, máy biến áp…

Điện áp định mức của lưới điện thường được nhà nước quy định, điện áp định mức của các thiết bị điện sẽ được thể hiện trên nhãn của thiết bị điện đấy, mức điện áp định mức phổ biến hiện tại ở nước ta đó là điện áp 220V.

Việc chỉ định điện áp định mức của các thiết bị điện giúp tiêu chuẩn hóa sản xuất trong ngành sản xuất.

Điện áp định mức
Điện áp định mức

Điện áp (Hiệu điện thế) một chiều

Điện áp một chiều hay còn được gọi là hiệu điện thế, được hiểu là hiệu điện thế của hai cực của nguồn điện trong mạch một chiều. Dòng điện một chiều là dòng điện chuyển động đơn hướng của điện tích. Trong dòng điện một chiều, các điện tích chuyển động cùng hướng từ cực âm sang cực dương. Điện áp 1 chiều được ký hiệu là DC. Trong các nhãn trên thiết bị, sau ký hiệu điện áp có chữ DC có nghĩa nó sử dụng điện áp 1 chiều.

Điện áp xoay chiều

Điện áp xoay chiều là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện trong mạch điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và hướng thay đổi theo thời gian. Chiều và hướng sẽ thay đổi theo một thời gian nhất định. Dòng điện xoay chiều được ký hiệu là AC. Vì vậy, trong các thiết bị điện, khi có kí hiệu AC sau điện áp có nghĩa là nó là điện áp xoay chiều.

Ký hiệu điện áp xoay chiều và điện áp 1 chiều
Ký hiệu điện áp xoay chiều và điện áp 1 chiều

Điện áp VDC

Điện áp VDC là hiệu điện thế của dòng điện một chiều, điện một chiều này có điện áp thấp 12V hoặc 24V và được chuyển ra điện áp 220V.

Điện áp hiệu dụng

Giá trị hiệu dụng được nhắc đến là giá trị trung bình bình phương, vậy điện áp hiệu dụng là giá trị trung bình bình phương của điện áp cực đại ở hai đầu của đoạn mạch

Có bao nhiêu loại điện áp (Hiệu điện thế)

Điện áp hạ thế
Điện áp hạ thế

Điện áp được phân thành 3 loại chính đó là điện áp cao thế, điện áp trung thế, điện áp hạ thế, được phân biệt như sau:

Điện áp cao thế: Điện áp cao thế là các đường điện thuộc cấp điện áp cao, cấp điện áp từ 110kV – 500kV,

Điện áp trung thế: Điện áp trung thế là đường điện thuốc cấp điện áp từ 15kV

Điện áp hạ thế: Điện áp hạ thế là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 220V – 380V.

Các sản phẩm sử dụng các điện áp (hiệu điện thế) khác nhau:

Nguồn tham khảo:

Tìm hiểu thêm: Đơn vị đo vận tốc

5/5 - (1 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon
phone-icon
zalo-icon
zalo-icon