Màng van điện từ

60.000( Đã có VAT )
Thị trường: 80.000
Tiết kiệm: 20.000 (25%)
(1 đánh giá của khách hàng)
Tình trạng: Còn hàngBảo hành: 12 tháng
Mã: 14894 Danh mục:
Hỗ trợ trực tuyến

Cập nhật lần cuối ngày 02/02/2024 lúc 09:54 sáng

Giới thiệu màng van điện từ

Màng van điện từ là phụ kiện đi kèm không thể thiếu trong một van điện từ. Van điện từ sử dụng để điều khiển đóng hoặc mở dòng chảy, chi tiết màng van này chính là bộ phận thực hiện chặn dòng chảy hoặc cho dòng chảy lưu thông.

Khi màng van điện từ hạ xuống, chúng sẽ chặn kín đường chảy trong thân van vì vậy dòng chảy sẽ bị chặn lại, lúc này van thực hiện chức năng đóng, khi màng van điện từ bị hút lên, màng van sẽ được nâng lên, cửa van được mở rộng, dòng chảy có thể lưu thông qua.

Đây là một chi tiết rất quan trọng và không thể thiếu ở trong loại van điện từ này, chúng được cấu tạo từ dòng vật liệu cao su có độ đàn hồi tốt, được đặt giữa thân van cùng với piston để vận hành van.

Màng van điện từ có thể bị hư hỏng, ta có thể thay thế mình màng van, việc thay thế màng van điện từ giúp tiết kiệm được chi phí khi không phải thay thế nguyên cả van mà chỉ cần thay thế phần màng van.

Hình ảnh màng van điện từ
Hình ảnh màng van điện từ

Thông số kỹ thuật

  • Model: PS-UW
  • Vật liệu: Cao su EPDM, Inox 304
  • Nhiệt độ làm việc: -10 đến +90 °C
  • Áp suất làm việc: 1Mpa
  • Môi trường làm việc: Nước, khí
  • Nhà sản xuất: EM-FLOW
  • Xuất xứ: Đài Loan

Ứng dụng

Dùng đế thay thế cho các màng đã hỏng hoặc bị rách của van điện từ.

Loại van:

  • UW-15: 1/2 inch (21 mm)
  • UW-20: 3/4″ (27 mm)
  • UW-25: 1 inch (34 mm)
  • UW-35: 1-1/4″ (42 mm)
  • UW-40: 1-1/2″ (49 mm)
  • UW-50: 2 inch (60 mm)

Cấu tạo

  • Màng van điện từ được sản xuất từ cao su, bên trong có lớp bố chất liệu có tính đàn hồi lớn và chịu được áp suất.
  • Có 4 lỗ tròn tại bốn góc dùng để cố định màng van khi lắp vào van điện từ.
  • Chính giữa màng van có đĩa tròn kim loại để kết nối màng van với trục của van điện từ.

Chức năng

Màng van điện từ có nhiệm vụ chính là đóng mở van. Dùng để thay thế cho các van điện từ khi không còn đóng kín. Màng ngăn này có chốt nối với chốt đẩy. Chốt đẩy này chuyển động lên xuống nhờ cần van. Khi chốt đẩy được hạ xuống thì nó sẽ nén màng ngăn chặt vào vòng làm kín. Khi đó dòng chảy qua van sẽ chấm dứt. Nếu chốt đẩy được kéo lên thì màng ngăn sẽ chuyển động theo và bắt đầu có dòng chảy chất lỏng đi qua van.

Một số dấu hiệu màng van điện từ bị hỏng

Van bị rò rỉ: Đây là dấu hiệu cơ bản nhất biểu thị cho việc màng van bị hỏng. Tất nhiên cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến cho van bị rò rỉ. Tuy nhiên, việc màng van bị hỏng, rách cũng là một trong những nguyên nhân làm cho van bị rò rỉ, do đó cần phải kiểm tra và thay thế.

Van không thể đóng hoặc không thể mở: Khi van không thể đóng hoặc không thể mở cũng có thể nguyên nhân do màng van bị hỏng, do đó cần phải kiểm tra màng van khi gặp phải tình trạng kể trên.

Hình ảnh màng van điện từ
Hình ảnh màng van điện từ

Nguyên nhân màng van điện từ bị hỏng

Màng van điện từ bị hỏng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân cơ bản như sau:

Do lựa chọn van không phù hợp với ứng dụng: Việc lựa chọn van không phù hợp với ứng dụng là nguyên nhân đầu tiên khiến cho màng van bị hỏng. Hãy đảm bảo rằng điều kiện nhiệt độ, áp suất, môi trường làm việc đã thích hợp với van và màng van.

Do tạp chất có chứa trong lưu chất: Tạp chất có chứa trong lưu chất có thể làm màng van bị mài mòn, bị rách.

Do thời gian sử dụng lâu dài: Vật liệu màng van có tuổi thọ nhất định. Thời gian làm việc lâu dài sẽ khiến cho màng van bị mài mòn.

Sản phẩm màng van điện từ
Sản phẩm màng van điện từ

Vật liệu cấu tạo màng van điện từ

Màng van điện từ cần được cấu tạo từ những dòng vật liệu có độ đàn hồi tốt để phục vụ cho việc đóng mở của van không bị ảnh hưởng. Một số loại vật liệu cấu tạo màng van đó là: NBR, EPDM, VITON, Teflon…

Các vật liệu này cấu tạo từ những thành phần khác nhau cho nên tất nhiên đặc điểm của chúng cũng sẽ khác nhau. Mà những đặc điểm này lại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của van, ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, điều kiện nhiệt độ, áp suất, đặc điểm lưu chất mà chúng có thể hoạt động được.

Đặc điểm của từng loại màng van điện từ được cấu tạo từ những dòng vật liệu khác nhau như sau:

Màng van điện từ NBR

Màng van điện từ NBR
Màng van điện từ NBR

NBR là một dòng cao su, còn có tên gọi là cao su Nitrile. Loại vật liệu này có độ đàn hồi khá tốt, chúng cũng có thể chịu được nhiệt độ tương đối ổn định, chúng có thể làm việc trong khoảng nhiệt độ từ -40 độ C đến 108 độ C. Thấp hơn khoảng nhiệt độ này, chúng sẽ bị đóng băng và cao hơn chúng sẽ bị biến dạng.

Chúng có thể làm việc được trong một số dung môi ăn mòn như kiềm, hóa chất loãng, dầu khoáng….và cũng đáp ứng được một số tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.

Tuy nhiên, có thể thấy điều kiện làm việc của loại vật liệu này cũng tương đối hẹp. Cho nên các màng van điện từ được cấu tạo từ loại vật liệu này chỉ thường được ứng dụng tại những ứng dụng sử dụng cho nước, khí…

Màng van điện từ EPDM

EPDM cũng là một dòng cao su có tên gọi đầy đủ là cao su ethylene propylene diene monomer. Loại vật liệu cũng là dòng vật liệu đàn hồi, chúng là dòng vật liệu được sử dụng phổ biến hơn cả trong sản xuất các loại đệm làm kín, gasket cao su

Loại màng van điện từ EPDM có thể làm việc trong khoảng nhiệt độ từ -50 độ C đến 120 độ C/ 150 độ C. Loại vật liệu này sử dụng rất tốt với các môi trường có tính ăn mòn, các loại dung môi ăn mòn, axit loãng, kiềm, muối…

Màng van điện từ EPDM
Màng van điện từ EPDM

Màng van điện từ Viton

Vật liệu Viton hay còn được gọi là vật liệu FPM. Loại vật liệu này được đánh giá cao hơn so với 2 dòng vật liệu kể trên có khả năng làm việc với nhiệt độ cao tốt hơn, khoảng nhiệt độ làm việc ủa chúng từ  -20 độ đến 200 độ C. Môi trường làm việc của chúng cũng rộng hơn, chúng có khả năng kháng hóa chất tốt hơn.

Loại vật liệu này được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất các loại màng van điện từ này, chúng có thể được sử dụng với hầu hết các loại môi trường như khí, hơi, gas, nước, dầu, xăng…

Màng van điện từ Viton
Màng van điện từ Viton

Mang van điện từ Teflon

Được cấu tạo từ vật liệu teflon, chúng cũng được gọi với tên gọi là PTFE. Loại vật liệu này có điều kiện làm việc rất tuyệt vời, chúng có thể làm việc với điều kiện nhiệt độ lên đến 260 độ C. Độ đàn hồi của sản phẩm này tốt, tuy nhiên được đánh giá là có độ cứng cao nhất trong các dòng.

Loại vật liệu này phù hợp với hầu hết các loại lưu chất khi có khả năng kháng hóa chất tuyệt vời, có thể sử dụng với các loại axit, bazo, kiềm, muối, khí, hơi… và đặc biệt là chúng lại an toàn, không độc hại với sức khỏe của con người.

Các van với màng van từ vật liệu Teflon thường được lựa chọn để ứng dụng với các ngành dược, hóa chất, hóa dược….

Màng van điện từ teflon
Màng van điện từ teflon

Cách lựa chọn màng van điện từ

Nhu cầu sử dụng van điện từ nhiều, chi tiết thường bị hư hỏng là màng van điện từ. Do đó, các nhà sản xuất thường sản xuất thêm các chi tiết màng van điện từ rời, phục vụ cho việc thay thế màng van điện từ khi chúng bị rách, hỏng.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng thay thế được cho nhau, vì vậy quá trình lựa chọn màng thay thế cũng cần lưu ý đến nhiều yếu tố. Một số yếu tố cơ bản đó là: Vật liệu cấu tạo, kích thước, tiêu chuẩn.

Vật liệu cấu tạo: Như đã nhắc đến ở trên, việc lựa chọn vật liệu cấu tạo của màng van ảnh hưởng nhiều bởi môi trường làm việc, lưu chất làm việc, nhiệt độ làm việc. Có các loại vật liệu: EPDM, Viton, Teflon, NBR. Điều kiện làm việc cơ bản của từng loại đã được nhắc đến ở trên.

Kích thước: Kích thước là yếu tố không thể thiếu trong quá trình lựa chọn màng van điện từ, có thể cân nhắc lựa chọn dựa trên kích thước của thân van.

Tiêu chuẩn: Được thiết kế rất đa dạng, chúng được thiết kế với hình dạng, số lượng lỗ, kích thước lỗ khác nhau. Để thay thế được vào van điện từ cũ thì hiển nhiên thông số này của màng van phải phù hợp với thân van cũ.

Cách lựa chọn màng van điện từ
Cách lựa chọn màng van điện từ

Cách thay thế màng van điện từ

Việc thay thế màng van điện từ cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện không được diễn ra đúng cách, ngoài việc không thể sửa được van còn có thể khiến van lỗi đến các chi tiết khác.

Do đó cần phải có hiểu biết cơ bản trước khi thay thế. Một số bước thay thế như sau:

Bước 1: Xác định quy cách, mã số của van, lựa chọn màng van điện từ thay thế.

Bước 2: Ngắt nguồn, tháo rời van khỏi hệ thống.

Bước 3: Tháo rời các chi tiết của van, thực hiện các bước tháo rời từ ngoài vào trong.

Bước 4: Tháo rời màng van cũ khỏi thân van.

Bước 5: Thực hiện vệ sinh van, các chi tiết trong thân van.

Bước 6: Vệ sinh màng van mới và gắn màng van mới vào.

Bước 7: Tiến hành lắp đặt lại van, các bước ngược lại với quy trình tháo rời.

Bước 8: Test thử hoạt động của van và màng van.

Bước 9: Lắp đặt lại van vào hệ thống và đưa vào hoạt động.

Cách thay thế màng van điện từ
Cách thay thế màng van điện từ

Xem thêm: Van điện từ Eaglesky

1 đánh giá cho Màng van điện từ

  1. Avatar of Hoàng

    Hoàng (xác minh chủ tài khoản)

    Mua loại teflon thấy giá tốt, chất lượng cũng OK

Thêm đánh giá

Tư vấn miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIVA

  • Địa chỉ: Số 20 Nhà B Tập thể Quân đội C30- Cục vật tư, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
  • Mã số thuế: 0110017856
  • Điện thoại: 0965.925.563
  • Email: vangiare.vn@gmail.com
  • Website: https://vangiare.vn
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Hướng dẫn sử dụng
phone-icon zalo-icon