Bu lông M12

10.000( Đã có VAT )
Thị trường: 20.000
Tiết kiệm: 10.000 (50%)
(1 đánh giá của khách hàng)
Tình trạng: Còn hàngBảo hành: 12 tháng
GTIN: 8931542240260 Mã: 24026 Danh mục:
Hỗ trợ trực tuyến

Cập nhật lần cuối ngày 04/07/2023 lúc 11:08 sáng

Giới thiệu bu lông M12

Bu lông M12 là các bu lông có kích thước là M12, giải thích về kích thước M12 thì đây là kích thước của bu lông được tính theo hệ mét của tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Bu lông M12 có nghĩa là bu lông này sẽ có đường kính chuôi là khoảng 12mm, cần phải lưu ý đến kích thước của bu lông này khi lựa chọn và lắp đặt bu lông.

Bu lông M12 có nhiều loại rất đa dạng, bu lông M12 được sản xuất với các loại phổ biến như: Bu lông neo, bu lông mặt bích, bu lông móc treo, bu lông lục giác, bu lông chữ T, bu lông chữ U, bu lông chữ J, bu lông chữ L…

Bu lông M12
Bu lông M12

Xem thêm: Bu lông M10

Các loại bu lông M12 phổ biến

Bu lông là một loại thiết bị được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, nó được sử dụng nhằm mục đích kết nối các bộ phận, thành phần với nhau. Loại bu lông M12 là loại bu lông được sử dụng tương đối phổ biến, dòng bu lông này có khả năng chịu tải trọng tương đối tốt.

Một số loại bu lông thường được sử dụng phổ biến nhất:

Bu lông neo M12

Là loại bu lông được sử dụng phổ biến trong xây dựng, loại bu lông này thường được sử dụng trong bê tông hoặc trong các khối xây cho các ứng dụng kết cấu.

Bu lông neo M12
Bu lông neo M12

Bu lông đầu tròn cổ vuông M12

Bu lông đầu tròn cổ vuông còn được gọi là bu lông vận chuyển, bu lông này thường được sử dụng để kết nối kim loại vào gỗ.

Bu lông đầu tròn cổ vuông M12
Bu lông đầu tròn cổ vuông M12

Bu lông M12 mặt bích

Bu lông mặt bích hay với tên gọi quen thuộc là bu lông liền long đen, loại bu lông này được kết nối vòng đệm sẵn, nó cho khả năng phân phối trọng tải.

Bu lông mặt bích M12
Bu lông mặt bích M12

Bu lông M12 lục giác

Bu lông lục giác được thiết kế đầu có dạng 6 cạnh hình lục giác.

Bu lông lục giác
Bu lông lục giác M12

Bu lông M12 đầu vuông

Bu lông đầu vuông tương tự như loại bu lông lục giác, bu lông đầu vuông có thiết kế đầu của nó có dạng 4 cạnh, dạng hình vuông.

Bu lông đầu M12 chữ T

Bu lông đầu chữ T được thiết kế có đầu hình chữ T, thường được lắp đặt vào các khe.

Bu lông M12 chữ U

Bu lông chữ U được thiết kế với dạng chữ U, có thiết kế uốn cong hình chữ U, loại bu lông chữ U được thiết kế tiện ren một đầu hoặc hai đầu.

Bu lông chữ U M12
Bu lông M12 chữ U

Các lỗi của bu lông M12

Có ba loại lỗi chính có thể gây hư hỏng bu lông đó là cắt bu lông, kéo bu lông.

Lỗi kéo bu lông: Bu lông bị gãy do tình trạng quá tải của mối nối hoặc do trong quá trình lắp đặt bu lông bị siết quá chặt.

Lỗi cắt bu lông: Lỗi này cũng thường do tình trạng quá tải của mỗi nối hoặc cũng có thể do tình trạng bu lông bị siết chặt.

Bu lông M12
Bu lông M12

Cách đo kích thước của bu lông M12

Kích thước của bu lông có thể được phân loại dựa trên một số kích thước như đường kính bu lông, chiều dài bu lông, bước ren, cấp, chiều dài ren và kích thước đầu.

Để tìm kiếm kích thước phù hợp của bu lông, có các bước tính toán kính thước của bu lông như sau:

Bước 1: Trước hết là đo đường kính chuôi

Chuôi của bu lông chính là phần thân của bu lông được tính từ dưới đầu đến hết phần thân này, đường kính của chuôi này chính là phần kích thước đầu tiên quan tâm, được sử dụng để mô tả kích thước của bu lông. Có thể đo bằng cách sử dụng thước cặp hoặc thước đo bu lông.

Bước 2: Xác định bước ren

Để xác định bước ren trước hết cần biết bu lông sử dụng tiêu chuẩn hệ mét hay hệ inch.

Đối với bu lông hệ mét việc xác định bước ren được tính bằng cách tính khoảng cách giữa hai đầu ren liền kề.

Đối với bu lông hệ inch việc xác định bước ren được tính bằng cách tính số lượng ren trên mỗi inch trên chuôi bu lông, nếu chuôi của bu lông ngắn hơn 1 inch chỉ cần nhân lên số luồng để đạt giá trị 1 inch.

Bước 3: Đo chiều dài của chuôi

Chiều dài của chuôi có thể được tính từ dưới đầu bu lông đến hết phần thân của bu lông này, tuy nhiên mỗi loại bu lông sẽ được tính chiều dài khác nhau, ví dụ dạng bu lông dạng lục giác, đầu vuông, đầu trụ thì sẽ được tính theo cách trên. Còn dạng bu lông có đầu dạng mặt phẳng thì chiều dài của bu lông sẽ được tính cả phần đầu của bu lông.

Bước 4: Xác định cấp của bu lông

Cấp của bu lông được xác định bởi loại kim loại được sử dụng trong sản xuất bu lông, nó được thể hiện bởi những kí hiệu ở trên đầu của bu lông. Để hiểu rõ hơn về cách xác định cấp của bu lông hãy cùng tìm hiểu ở mục tiếp theo.

Bước 5: Xác định hình dạng của đầu bu lông

Việc xác định đầu bu lông là công việc đơn giản nhất, hình dạng của bu lông thực chất cũng không quan trọng đến ứng dụng lắm.Nó được phân biệt để phù hợp với công cụ sử dụng để lắp đặt của bu lông. Đầu của bu lông phổ biến nhất có lẽ vẫn là loại có dạng lục giác, một số yêu cầu hình vuông, hoặc hình cầu.

Bước 6: Xác định chiều dài ren

Chiều dài ren được xác định đó là chiều dài của phần ren ở trên chuôi.

Bu lông M12
Bu lông M12

Cách xác định cấp độ bền của bu lông M12

Các bu lông ngoài trừ các cấp thấp nhất thì tất cả các bu lông đều mang những dấu hiệu nhận biết cho biết độ bền của chúng.

Để nhận biết cấp độ bền của bu lông ta xác định bằng cách quan sát các ký hiệu ở trên đầu bu lông, trên đầu của bu lông có các con số cách nhau bằng dấu thập phân.

Cấp độ bền của bu lông có các cấp từ 3,6 đến 14,9 bao gồm tất cả là 10 cấp. Tuy nhiên các cấp thường được sử dụng nhất chỉ có các cấp đó là 8.8 ; 9.8 ; 10.9 ; 12.9.

Trên đầu bu lông cũng có thêm một số ký hiệu khác, thông thường đó là các ký hiệu để cho biết nhà sản xuất của bu lông này.

Giải thích về ký hiệu cấp độ bền của bu lông như sau:

Ví dụ cấp độ bền của bu lông được thể hiện trên đầu bu lông là 8.8 thì có thể giải thích cấp độ bền của bu lông này như sau:

Số đầu tiên thể hiện độ bền kéo của thép trong bu lông, nó được tính bằng 10kg trên milimet vuông. Ví dụ như ở đây cấp độ bền của bu lông là 8.8 thì độ bền kéo của bu lông này là 80kg. Mỗi Milimet của bu lông này có thể chịu tải trọng lên đến 80kg mà không bị gãy.

Số thức 2 của bu lông thể hiện độ bền đứt của bu lông có thể chịu được trước khi nó bị kéo căng. Ví dụ cấp độ bền của bu lông là 8.8 thì bu lông sẽ bị căng khi tải trọng của bu lông bằng 80% tải trọng kéo đứt.

Đối với bu lông hệ mét thì việc xác định cấp độ bền của bu lông này sẽ có sự khác biệt, có thể nó sẽ được đưa ra dưới dạng số, hoặc đôi khi nó được thể hiện với một dấu chấm và một đường, trong đó vị trí của vạch sẽ chỉ ra cấp độ giống như kim đồng hồ.

Lưu ý: Cấp của đai ốc phải tương ứng với cấp của bu lông hoặc cần phải cao hơn một cấp.

Bu lông M12
Bu lông M12

1 đánh giá cho Bu lông M12

  1. Avatar of Admin

    Admin (xác minh chủ tài khoản)

    Bu lông M12 giá rẻ

Thêm đánh giá

Tư vấn miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIVA

  • Địa chỉ: Số 20 Nhà B Tập thể Quân đội C30- Cục vật tư, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
  • Mã số thuế: 0110017856
  • Điện thoại: 0965.925.563
  • Email: vangiare.vn@gmail.com
  • Website: https://vangiare.vn
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Hướng dẫn sử dụng
phone-icon zalo-icon