Ảnh hưởng của áp suất ngược với van an toàn

Áp suất ngược là gì?

Áp suất ngược là áp suất tại đầu ra của van an toàn. Áp suất ngược này sẽ gây ra lực cản khi mở của van an toàn. Vì vậy, mức áp suất ngược là yếu tố rất quan trọng cần phải quan tâm khi tính toán áp suất đặt cho van an toàn.

Có hai loại áp suất ngược chính:

Áp suất ngược xả: Áp suất ngược xả là mức áp suất ngược sinh ra do dòng chảy sau khi van an toàn mở và xả lưu chất.

Áp suất ngược bổ sung: Áp suất ngược xả là áp suất được sinh ra ở cổng xả của van an toàn trong khi van an toàn đang ở tình trạng đóng. Áp suất ngược bổ sung này có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

Áp suất ngược trên van an toàn
Áp suất ngược trên van an toàn

Ảnh hưởng của áp suất ngược

Áp suất ngược gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của van an toàn. Áp suất ngược thường gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của van an toàn, nó sẽ gây giảm áp suất đặt và công suất của van an toàn.

Áp suất ngược còn có thể gây ra hiện tượng van an toàn đóng mở quá nhanh và làm van an toàn nhanh chóng hỏng hóc, gây giảm tuổi thọ cho van an toàn và tốn kém chi phí bảo trì.

Đối với van an toàn thông thường

Đối với các van an toàn thông thường, áp suất ngược gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của van an toàn.

Áp suất ngược lên các van an toàn thông thường thường gây giảm áp suất đặt trực tiếp và áp suất đặt phải được điều chỉnh để bù cho áp suất ngược.

Ví dụ, áp suất đặt của van an toàn là 100 psi, áp suất ngược là 10 psi, áp suất ngược sẽ gây ảnh hưởng đến áp suất đặt, hệ thống sẽ không xả nếu áp suất trong hệ thống không đạt được 110 psi.

Áp suất ngược cũng làm ảnh hưởng đến công suất của van an toàn thông thường, với các van an toàn này mức ảnh hưởng công suất được tính toán là lên đến 50%.

Van an toàn thông thường
Van an toàn thông thường

Đối với các van an toàn cân bằng

Đối với các van an toàn cân bằng này, áp suất ngược thường gây ít ảnh hưởng đến hoạt động, công suất của van an toàn hơn trừ khi mức áp suất ngược vượt quá 30 % hoặc 35% áp suất đặt.

Van an toàn cân bằng
Van an toàn cân bằng

Đối với các van an toàn gián tiếp

Với các van an toàn gián tiếp này, mức áp suất ngược thường không gây ảnh hưởng đến hoạt động của van an toàn.

Áp suất ngược tối đa cho phép với các van an toàn

Mỗi một sản phẩm van an toàn được thiết kế sẽ cho phép những mức áp suất ngược tối đa thích hợp để sử dụng với van. Các van an toàn được quy định thành các sản phẩm như sau: Van an toàn thông thường, van an toàn cân bằng và van an toàn vận hành gián tiếp. Mức áp suất ngược tối đa cho phép của từng dòng này sẽ có sự khác biệt, quy định cụ thể như sau:

Với các van an toàn thông thường, mức áp suất ngược không được quá 10% so với áp suất đặt.

Với các van an toàn cân bằng, mức áp suất ngược không được quá 30% hoặc 35% so với áp suất đặt.

Với các van an toàn vận hành gián tiếp, mức áp suất ngược không được quá 50% so với áp suất đặt.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhà sản xuất, mức áp suất ngược tối đa cho phép có thể lên tới 100%.

Van an toàn vận hành gián tiếp
Van an toàn vận hành gián tiếp

Cách khắc phục áp suất ngược

Cách tốt nhất để khắc phục được áp suất ngược đó chính là việc định cỡ van an toàn. Khi xác định được mức áp suất ngược trong hệ thống, bạn nên lựa chọn các van với kích thước phù hợp. Với mức áp suất ngược cao hơn thì nên lựa chọn các van an toàn có kích thước lớn hơn.

Hoặc để gây ít ảnh hưởng đến hoạt động của van an toàn, hay điều chỉnh mức áp suất đặt của van an toàn thích hợp. Điều chỉnh tăng mức áp suất đặt lên với mức áp suất ngược thích hợp.

Lựa chọn các van cân bằng thích hợp, sử dụng các dòng van an toàn cân bằng, van an toàn vận hành gián tiếp.

Lựa chọn van an toàn cân bằng
Lựa chọn van an toàn cân bằng

Xem thêm: Lắp đặt van an toàn

5/5 - (100 bình chọn)
Có 1 bình luận cho bài viết "Ảnh hưởng của áp suất ngược với van an toàn"
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon