Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 11:32 sáng
Giới thiệu bu lông hai đầu ren
Bu lông hai đẩu ren là một thanh ren có hai đầu ren ở hai đầu bằng nhau. Loại bu lông này khác biệt với các loại bu lông thông thường, các bu lông thường sẽ có một đầu bu lông để kết nối bằng các dụng cụ và một đầu là chân ren. Còn loại bu lông này ở cả hai đầu đều là chân ren.
Bu lông hai đầu ren này còn được gọi với cái tên là bu lông đinh tán. Bu lông hai đầu ren này được sử dụng để bắt vít cường độ cao.
Bu lông hai đầu ren có thể được phân loại dựa vào hình dạng của nó. Nếu dựa vào hình dạng của bu lông hai đầu ren có thể phân loại loại bu lông này thành 3 loại khác nhau đó là: Bu lông hai đầu ren hoàn toàn, bu lông hai đầu ren, bu lông hai đầu vòi.
Bu lông hai đầu ren hoàn toàn (fully threaded stud bolts)
Loại bu lông hai đầu ren hoàn toàn này, thực chất là một thanh ren được sản xuất hoàn toàn ren. Bu lông hai đầu ren hoàn toàn này được ứng dụng khi mà gắn kết hai liên kết hai đai ốc hoàn toàn.
Bu lông hai đầu vòi (tap-end stud bolts)
Đối với loại hai đầu ren dạng này, hai đầu ren của nó có chiều dài không bằng nhau.
Bu lông hai đầu ren (double-end stud bolts)
Loại bu lông hai đầu ren này được thiết kế hai đầu ren bằng nhau. Bu lông hai đầu ren này lại được thiết kế với hai loại đó là loại chuôi bằng và loại chuôi giảm.
Bu lông hai đầu ren chuôi bằng
Loại bu lông hai đầu ren chuôi bằng như tên gọi của nó, chuôi của bu lông này được thiết kế với đường kính chuôi bằng với chuôi trơn. Bu lông này thường thấy nhiều vì nó phổ biến.
Bu lông hai đầu ren chuôi giảm
Bulong hai đầu ren chuôi giảm được thiết kế với hai đầu ren có đường kính chuôi giảm. Loại bu lông này được thiết kế cho loại bu lông đặc biệt.
Loại bu lông lông này được quy định các đặc điểm kỹ thuật trong tiêu chuẩn DIN 2510.
Các loại bu lông có thể được xác định kích thước chuôi ren dựa trnee hệ tiêu chuẩn hệ mét và hệ tiêu chuẩn của Anh.
Cấp độ bền của bu lông hai đầu
Đối với bulong hai đầu ren, các cấp độ bền của bu lông theo hệ mét của bu lông theo hệ mét của bu lông được đánh dấu tương đối khác biệt so với các bu lông hệ mét thông thường. Cụ thể đánh dấu cấp độ bền của bu lông hai đầu được thể hiện ở cuối bằng mã màu để xác định cấp độ bền theo ISO.
Đối với các bu lông có cấp độ bền 4.6 thì những bu lông này sẽ không được đánh dấu.Khi nhận dạng, những bu lông không được đánh dấu thì mặc định cấp độ bền của nó là 4.6. Với cấp 4.6 bulong hai đầu ren này có độ bền kéo bằng 400 N/mm2 và giới hạn đàn hồi là 240 N / mm2.
Bu lông được đánh dấu màu vàng là những bu lông có cấp độ bền ở lớp 8.8 độ bền kéo là 800 N/mm2, giới hạn đàn hồi là 640 N / mm2.
Đối với những bu lông được đánh dấu màu xanh lá cây là những bu lông được sản xuất bằng vật liệu thép không gỉ A2 là thép không gỉ 304.
Đối với những bu lông được đánh dấu màu đỏ là những bu lông được sản xuất bằng vật liệu thép không gỉ A4 là thép không gỉ 316.
Những bu lông được đánh dấu màu trắng là những bu lông thuộc lớp 10.9 có độ bền kéo là 1000 N / mm2 và có giới hạn đàn hồi là 900 N / mm2.
Các vật liệu cấu tạo bu lông hai đầu ren
Bulong hai đầu ren được sản xuất từ những loại vật liệu đa dạng, một số dạng vật liệu đó là thép các bon, thép không gỉ, thép hợp kim, đồng thau, monel…
Với những loại này được phủ hoàn thiện bởi những loại như Oxit đen, mạ kẽm, HDG, PTFE, Dacromet, Nicket, Chrome, PTFE, Dacromet, Kẽm Niken.
Những vật liệu cấu tạo và những loại lớp phủ hoàn thiện sẽ có những đặc tính riêng biệt, vật liệu chủ yếu liên quan đến cấp độ bền của bu lông và độ chống gỉ của các loại bu lông đấy.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Bu lông hai đầu ren