Bu lông là một chi tiết kỹ thuật được sử dụng với mục đích chung là để liên kết hai bộ phận, hai chi tiết với nhau. Còn tùy vào từng loại thì sẽ có những mục đích riêng. Ví dụ như sẽ có những loại bu lông được sử dụng để liên kết gỗ với gỗ, gỗ với thép, thép với thép, đối với những loại bu lông neo thì lại được ứng dụng để liên kết các vật thể với bề mặt bề tông. Có những loại chỉ thích hợp với một ứng dụng cụ thể có những loại thì đa tính ứng dụng hơn.
Những loại bu lông M30 có thể phân loại dựa vào những loại vật liệu cấu tạo của bu long, có các loại vật liệu như: Thép cacbon, thép không gỉ, thép mạ kẽm…
Bu lông M30 được thiết kế theo hệ số hệ mét. Bu lông M30 các thông số kỹ thuật được quy định trong tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
Bu lông M30 có đường kính chuôi bu lông bằng khoảng 30mm, đối với kích thước này đây là một bu lông có kích thước lớn, được sử dụng với những ứng dụng có tải trọng lớn.
Đối với từng loại bu lông thì quy định kích thước của bu lông sẽ được quy định tại các điều khác nhau. Một số ví dụ như: Tiêu chuẩn ISO 4014: 2022 quy định tiêu chuẩn cho bu lông đầu lục giác cấp sản phẩm cấp A và B, tiêu chuẩn 4015: 2022 quy định tiêu chuẩn cho bu lông đầu lục giác có chuôi giảm, ISO 4016: 2022 quy định kỹ thuật cho bu lông lục giác cấp sản phẩm cấp B. ISO 3506-1: 2020 quy định tính chất cơ học của bu lông bằng vật liệu thép không gỉ..
Vì vậy để tra kích thước tiêu chuẩn của từng loại bu lông M30 thì cần phải theo dõi kích thước của bu lông được quy định ở các tiêu chuẩn khác nhau.
Tiêu chuẩn lực siết bu lông M30
Lực siết của bu lông hay còn gọi là mô men siết của bu lông. Lực xiết của bu lông là lực khi tác dụng lên dụng cụ xiết giúp tạo thành mô men xoắn tác động lên bu lông, giúp bu lông được kẹp chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Lực được sử dụng này được gọi là lực siết bu lông hay mô men siết bu lông.
Một số yếu tố sẽ gây ảnh hưởng đến lực siết của bu lông đó là cấp độ bền của bu lông và đường kính của bu lông.
Yếu tố lực siết bu lông cũng rất quan trọng khi tiến hành lập kế hoạch, xây dựng dự án, vì vậy người ta đã đưa ra tiêu chuẩn lực siết bu lông cho từng loại bu lông, từng kích thước bu lông và từng cấp độ bền của bu lông. Đó là lý do các tiêu chuẩn về lực siết bu lông ra đời.
Tại nhiều đất nước đã đưa ra các tiêu chuẩn về lực siết của bu lông. Tại Việt Nam tuy chưa đưa ra tiêu chuẩn chính thức về lực siết của bu lông. Tuy nhiên cũng đưa ra một số quy định về lực siết bu lông được đính kèm trong một số tiêu chuẩn về lắp ghép cơ khí ví dụ như:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8298:2009
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8298:2009 về công trình thủy lợi – yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép.
Quy định về lực siết bu lông được quy định tại phụ lục C, bu lông lắp ghép.
Dưới đây là bảng tra tham khảo về yêu cầu lực siết bu lông trong quá trình lắp đặt.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1976
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1976 quy định về yêu cầu kỹ thuật của bu lông, vít, vít cấy và đai ốc.
Dưới đây là bảng tra tham khảo về yêu cầu lực siết bu lông được quy định trong tiêu chuẩn này:
Giá bu lông M30
Bu lông M30 tùy vào từng chủng loại sẽ có giá thành khác nhau. Với bu lông M30 có các chủng loại đa dạng như bu lông lục giác, bu lông neo, bu lông nở, bu lông đầu tròn, bu lông đầu vuông, bu lông đầu bằng. Nói chung loại bu lông M30 có rất nhiều chủng loại khác nhau. Và tùy vào từng loại vật liệu cấu tạo, thì giá thành của bu lông cũng sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, để được báo giá chính xác các loại bu lông quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua các kênh thông tin sau:
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Bu lông M30