Kiến thức đơn vị đo lường
Lưu lượng là gì? Lưu lượng (tiếng Anh Flow) là một khái niệm được sử...
Điện áp là gì? – Hiệu điện thế là gì? Điện áp hay còn được...
Thể tích là gì? Thể tích (tiếng anh Volume) là một đại lượng đo lường...
1 Bình luận
Vào những mùa đông lạnh giá, khi chưa phát ra các thiết bị làm ấm...
Áp suất xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống và công nghệ. Tuy nhiên, không...
Tìm hiểu về đơn vị đo
Đơn vị đo lường còn được gọi là đơn vị đo, các đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng để đo các đại lượng vật lý. Đơn vị đo được xác định và thông qua theo các tiêu chuẩn, quy ước hoặc theo luật. Đơn vị đo được toàn thế giới chấp nhận được quy định trong hệ đo lường quốc tế.
Các đại lượng vật lý phổ biến như chiều dài, khối lượng, thể tích, nhiệt độ, áp suất… đều có những đơn vị đo lường riêng biệt.
Dưới đây là các đơn vị đo lường được sử dụng trong đời sông, công nghiệp cũng như trong nghiên cứu.
Các đơn vị đo lưu lượng:
- cm³/giờ
- cm³/phút
- cm³/giây
- foot³/giờ
- foot³/phút
- foot³/giây
- Galông/giờ
- Galông/phút
- Galông/giây
- lít/giờ
- lít/phút
- lít/giây
- m³/giờ
- m³/phút
- m³/giây
- ml/giờ
- ml/phút
- ml/giây
Các đơn vị đo áp suất:
- At
- Bar
- cmHg
- cmH2O
- kg/cm²
- kg/m²
- kg/mm²
- kPa
- kN/m²
- mmBar
- mH2O
- mmH2O
- mmHg
- MPa
- N/m²
- N/cm²
- N/mm²
- Pa
- Psi
- pound/foot²
- ton/foot²
- ton/inch²
Các đơn vị đo chiều dài:
- cm
- dm
- dặm
- foot
- inch
- gang tay
- km
- m
- micromet
- mm
- nanomet
- yard
Các đơn vị đo công suất:
- Btu/h
- Btu/m
- Btu/s
- cal/h
- cal/m
- cal/s
- HP
- HP (Boiler)
- kcal/h
- kcal/m
- kcal/s
- kW
- PS
- pound-foot/h
- Ton lạnh Mỹ
- W
Các đơn vị đo diện tích:
- cm²
- dm²
- dặm²
- foot²
- hecta
- inch²
- km²
- m²
- mm²
- micromet²
- nanomet²
Các đơn vị đo gia tốc:
- cm/s²
- foot/s²
- freefall
- galileo
- g
- inch/cm²
- m/s²
- mile/s²
- yard/s²
Các đơn vị đo góc:
- độ
- giây
- grad
- phút
- rad
Các đơn vị đo khối lượng:
- gram
- kilogram
- kíp
- microgram
- miligram
- pound
- tạ
- tấn
Các đơn vị đo lực:
- dyne
- gam lực
- J/cm
- J/m
- kg lực
- kN
- Kíp lực
- mN
- N
- pound lực
- tấn lực
Các đơn vị đo năng lượng:
- BTU
- cal
- erg
- foot-pound
- Jun
- kcal
- kJ
- kWh
- mJ
- tấn giờ
- oát giờ
Các đơn vị đo nhiệt độ:
- Độ C
- Độ F
- Độ Kelvin
- Độ Rankine
Các đơn vị đo thể tích:
- cl
- cm³
- dl
- dm³
- Giọt
- foot³
- gallon
- inch³
- l
- m³
- ml
- mm³
- quart
- thùng
- thùng (dầu)
- tun
- yard³
Các đơn vị đo thời gian:
- Giây
- Giờ
- Mili giây
- Năm
- Năm nhuận
- Ngày
- Phút
- Tháng
- Thập kỷ
- Thế kỷ
- Tuần
Các đơn vị đo truyền nhiệt:
- Btu/h.ft². độ F
- kcal/h.m². độ C
- W/m². độ K
Các đơn vị đo vân tốc:
- cm/giờ
- cm/phút
- cm/giây
- foot/giờ
- foot/phút
- foot/giây
- km/giờ
- km/phút
- km/giây
- m/giờ
- m/phút
- m/giây
- dặm/giờ
- dặm/phút
- dặm/giây
- yard/giờ
- yard/phút
- yard/giây
Một số hệ thống đơn vị được sử dụng rộng rãi
Các hệ thống đơn vị tại mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên không phải hệ thống đơn vị nào cũng được chấp nhận là tiêu chuẩn. Hiện nay, có một số hệ đo lường bao gồm có hệ mét, hệ đo lường quốc tế, hệ đo lường Anh, hệ đo lường Mỹ.
Hệ đo lường quốc tế (SI)
Hệ đo lường quốc tế (SI) là hệ thống các đơn vị đo lường đã được tiêu chuẩn hóa trên toàn thế giới. Hệ đo lường quốc tế (SI) có nguồn gốc từ hệ mét, được mở rộng từ hệ mét, tuy nhiên không phải tất cả các đơn vị đo lường trong hệ mét đều được tiêu chuẩn trong hệ đo lường SI.
Hệ đo lường quốc tế (SI) được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, thương mại, kinh tế, giáo dục… và được ứng dụng trên hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
Một số các quốc gia vẫn chưa thông qua việc sử dụng hệ đo lường này tiêu biểu nhất đó là Hoa Kỳ, Anh, Bắc Ireland.
7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế đó là: Mét (m), Kilogam (kg), Giây (s), Mole (mol), Candela (cd), Kevin (K), Ampe (A). 7 đơn vị đo lường này có thể được quy chuẩn sang các đơn vị hệ đo lường khác.
Đơn vị đo lường hệ mét
Hệ mét là một hệ thống đo lường kế thừa từ hệ thống thập phân dựa trên đồng hồ đo. Hệ mét là hệ thống đơn vị khoa học được sử dụng phổ biến. Các tiền tố gắn liền với đơn vị trong hệ mét đều mang cùng ý nghĩa cho tất cả các đơn vị cơ sở.
Các đơn vị hệ mét dựa trên hệ thống thập phân và dựa trên lũy thừa của 10, vì vậy các đơn vị hệ mét cùng thuộc tính rất dễ dàng chuyển đổi bằng cách di chuyển dấu thập phân.
Ví dụ: 1m = 100cm = 1000mm.
Hệ đo lường Anh
Hệ đo lường Anh là hệ thống các đơn vị đo lường được sử dụng tại Anh, hệ đo lường Anh được xác định trong đạo luật cân nặng và đo lường của Anh năm 1824. Hệ đo lường Anh được sử dụng hiện nay thuốc đạo luật cân nặng và đo lường của Anh năm 1985.
Các đơn vị với đại lượng đo tiêu biểu trong hệ đo lường Anh là: Đơn vị đo chiều dài: Foot, inch, chard, mile; Đơn vị đo khối lượng: Ounce, pound, stone, ton; Đơn vị đo thể tích: Gallon, pint, quart, fluid ounce.
Hệ đo lường Mỹ
Hệ đo lường Mỹ là hệ thống các đơn vị được sử dụng ở Mỹ, các đơn vị này được sử dụng nhiều ở Hoa Kỳ và các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ sau đấy được tiêu chuẩn Hóa và thông qua vào năm 1832. Hoa Kỳ là một quốc gia sử dụng cả hai hệ đo lường song song là hệ đo lường Mỹ và hệ đo lường quốc tế (SI).
Các đơn vị đo của hệ đo lường mỹ như: Đơn vị đo chiều dài: inch, foot, yard, mile; Đơn vị đo diện tích được sử dụng là mẫu Anh; Đơn vị đo thể tích bao gồm: Inch khối, foot khối, yard khối, ngoài ra còn sử dụng đơn vị đo gallon; Đơn vị đo thể tích chất lỏng có: Ounce, pint, quart, gallon; Đơn vị đo khối lượng: Ounce, pound.
Lịch sử đơn vị đo lường
Đơn vị đo lường là đại lượng tiêu chuẩn hóa của một thuộc tính vật lý còn được gọi là đại lượng vật lý. Đơn vị đo lường giúp quy chuẩn hóa một thông số nhất định của thuộc tính vật lý này. Các đơn vị đo lường là một trong những công cụ đầu tiên được con người sáng tạo ra.
Đơn vị đo lường thời ban đầu thường được sử dụng vì các mục đích để thực hiện các nhiệm vụ trong đời sống hàng ngày như để may mặc quần áo, xây dựng hay để trao đổi lương thực, thực phẩm. Dần dần sẽ hình thành các hệ thống đơn vị đo lường.
Hệ thống đơn vị đo lường sớm nhất được xác định là của các dân tộc cổ đại ở Lưỡng Hà, Ai Cập, Thung lũng Indus, Ba Tư và khoảng thiên niên kỳ thứ 4 và thứ 3 TCN.
Các đơn vị đo lường nhỏ lẻ, sử dụng và quy định ở từng địa phương.
Đến thế kỉ 21, nhằm tiêu chuẩn hóa hệ đo lường trên toàn thế giới, năm 1790 Viện Hàn lâm Khoa học Pháp đã đưa ra một hệ thống đơn vị là tiền thân của hệ mét bây giờ để nhân rộng hệ thống đơn vị đo lường, tuy nhiên không được chấp nhận rộng rãi. Đến năm 1875, hệ mét được công nhận bởi 17 quốc gia.
Hệ đo lường quốc tế SI được tạo ra bởi CGPM và được thông qua vào năm 1954
Trong thương mại, trọng lượng và thước đo thường là đối tượng điều chỉnh của chính phủ, nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Văn phòng Trọng lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM) được giao nhiệm vụ đảm bảo tính thống nhất trên toàn thế giới của các phép đo và khả năng truy xuất nguồn gốc của chúng đối với Hệ thống Đơn vị Quốc tế (SI).
Một số đơn vị đo lường tiêu biểu
Đơn vị đo chiều dài
Đơn vị đo chiều dài là một đại lượng vật lý được sử dụng để xác định độ dài của một vật.
Các đơn vị đo chiều dài phổ biến đó là: Km, m, cm, mm…
Đơn vị đo khối lượng
Đơn vị đo khối lượng là một đại lượng vật lý cho biết cân nặng của một vật, sự nặng nhẹ của vật này, giúp dễ dàng so sánh.
Các đơn vị đo khối lượng phổ biến đó là: Kg, g, mg…
Đơn vị đo thể tích
Đơn vị đo thể tích là một đại lượng vật lý giúp xác định được dung lượng mà vật này chiếm trong không gian. Đơn vị đo thể tích thường được xác định bằng lập phương của đơn vị kích thước của vật.
Các đơn vị đo thể tích phổ biến là: km3, m3, cm3…
Đơn vị đo nhiệt độ
Đơn vị đo nhiệt độ được xác định là mức nhiệt độ của một vật, cho biết độ nóng lạnh của vật này.
Các đơn vị đo nhiệt nhiệt độ: Độ C, độ K, độ F…
Đơn vị đo thời gian
Đơn vị đo thời gian cho biết khoảng thời gian cần thiết để thực hiện một quá trình. Đơn vị đo thời gian được xác định bằng giờ, phút, giây, ngày, tuần, tháng, năm.
Bảng dưới đây sẽ tóm tắt một số đơn vị đo lường khác nhau.
Đại lượng | Đơn vị đo lường |
Chiều dài | Kilomet, centimet, milimet, Feet, Yard, inch, Mile |
Khối lượng | Kilogam, gram, Miligram, Ounce, Pound |
Thể tích | Lit, Mililit, Kilolit, Gallon, Pint, Fluid Ounce |
Thời gian | Giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, tuần |
Nhiệt độ | Độ C, độ F, độ K |
Ứng dụng đơn vị đo lường
Đơn vị đo lường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành khác nhau. Trong mỗi lĩnh vực đều có những đơn vị đo lường tiêu chuẩn.
Trong vật lý, các đơn vị đo lường được sử dụng để xác định độ lớn của đại lượng vật lý.
Trong khoa học, y học và kỹ thuật các đơn vị đo lường được sử dụng thường lớn hơn và nhỏ hơn các đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Trong khoa học xã hội, không có một đơn vị đo lường nào được sử dụng để đo lường các quy chuẩn trong xã hội.
Trong đời sống hàng ngày, các đơn vị đo lường được sử dụng rất phổ biến, nhằm những mục đích xác định khác nhau, các đơn vị đo lường được sử dụng rất phổ biến trong thương mại.
Xem thêm: Chuyển đổi các đơn vị đo lường