Bình tích áp khí nén

Chức năng chính của bình tích áp khí nén là giúp lưu trữ khí nén và cung cấp dòng khí ổn định cho các thiết bị và máy móc sử dụng khí nén. Với khả năng giảm thiểu sự rung động và dao động của dòng khí nén, bình tích áp khí nén đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất và sử dụng khí nén. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bình tích áp khí nén.

Trong bài trước chúng tôi đã giới thiệu về máy nén khí. Ở phần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về Bình tích áp, một tronng những thiết bị tích trữ trong hệ thống khí nén. Cùng bắt đầu nhé.

Bình tích áp khí nén là gì?

Bình tích áp tiếng anh: Pressure vessel khí nén hay còn gọi là bình chứa bồn chứa khí nén, là một thành phần khá quan trọng trong hệ thống khí nén. Bình tích áp khí nén là thiết bị có nhiệm vụ chính là để lưu trữ tạm thời khí nén trước khi vận chuyển khí nén vào hệ thống đường ống và các thiết bị sử dụng.

Bình tích áp khí nén
Bình tích áp khí nén

Trong hệ thống khí nén có thể không cần thiết sử dụng đến bình khí nén, tuy nhiên việc không sử dụng bình tích áp khí nén trong hệ thống có thể gây tốn kém hơn cho hệ thống của bạn.

Trên thực tế, bình tích áp khí nén có nhiều chức năng và ưu điểm hơn đối với hệ thống khí nén của bạn, hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm và tính năng của bình tích áp khí nén được ứng dụng trong các hệ thống khí nén.

Cần lựa chọn một bình tích áp khí nén phù hợp với hệ thống để đảm bảo hoạt động của hệ thống khí nén an toàn và hiệu quả.

Công dụng của bình tích áp khí nén

Trước hết bình tích áp khí nén có công dụng chính là để lưu trữ khí nén, trên thực tế, bình tích áp mang lại nhiều công dụng hơn nhiều cho hệ thống khí nén, một số công dụng chính của bình tích áp khí nén đó là:

Bình tích áp khí nén có công dụng là lưu trữ khí nén.

Vai trò chính của bình tích áp khí nén đó chính là lưu trữ khí nén và cung cấp khí nén tạm thời cho hệ thống.

Bình tích áp khí nén này có thể cung cấp cho nhu cầu cung cấp năng lượng, trong trường hợp máy nén khí không chạy, bình tích áp khí nén vẫn có thể đáp ứng nhu cầu.

Ngoài ra việc tích trữ khí nén làm giảm nhu cầu đột ngột đối với máy nén khí, điều này giúp kéo dài tuổi thọ cho hệ thống khí nén của bạn.

Việc sử dụng bình ích áp khí nén còn có công dụng cho những ứng dụng có mã lực cao, việc sử dụng bình tích áp giúp cho có thể ứng dụng mã lực cao cho những máy nén khí có mã lực nhỏ.

Bình tích áp khí nén cung cấp dòng điều khiển tín hiệu ổn định cho máy nén khí.

Việc sử dụng bình tích áp khí nén giúp cho hoạt động của máy nén khí ổn định hơn, bởi vì nhu cầu sử dụng mỗi lần sẽ khác nhau, nhu cầu không đồng đều, nhu cầu ngắn, quá áp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của máy nén khí.

Một chu kì là một lần hệ thống bật/tắt, việc chu kì ngắn đó chính là khi thời gian giữa quá trình bật/tắt ngắn. Muốn hệ thống khí nén bền lâu, tốt nhất nên giữ chu kì này càng lâu càng tốt. Bình tích áp khí nén là một giải pháp hữu hiệu cho nhược điểm này, bình tích áp khí nén giúp loại bỏ chu kì ngắn và cung cấp áp suất hệ thống ổn định.

Bình tích áp còn giúp cung cấp áp suất hệ thống ổn định, nếu khí nén đi trực tiếp từ máy nén khí đến các thiết bị, rất dễ gây ra tình trạng quá áp, áp suất không ổn định, vì hoạt động của máy khí nén có thể là không ổn định, cung cấp nguồn khí nén có mức áp suất không ổn định, điều này dễ gây hư hỏng các thiết bị phía sau, khi khí nén được lưu trữ trong bình tích áp giúp áp suất khí nén ổn định.

Bình tích áp khí nén được sử dụng như một thiết bị trao đổi nhiệt thứ cấp.

Bình tích áp khí nén có chức năng tương tự như một thiết bị trao đổi nhiệt, có nhiệm vụ hạ nhiệt cho khí nén.

Khi không khí bị nén, nhiệt độ của nó sẽ tăng cao, nhiệt độ khí nén cao sẽ không tốt cho các thiết bị sử dụng khí nén.

Ngoài ra khí nén có nhiệt độ cao cũng chứa nhiều hơi ẩm.

Bình tích áp khí nén giúp làm giảm nhiệt độ của khí nén một cách tự nhiên khi khí nén đi qua hoặc lưu trữ trong bình tích áp khí nén này.

Bình thu khí giúp giảm lãng phí khí nén

Mỗi chu kì bật/ tắt, khí nén có thể bị lãng phí, trong chu kì của máy nén khí, máy nén khí sẽ có quá trình thông hơi, khí nén sẽ bị thoát ra trong quá trình thông hơi này. Việc sử dụng bình tích khí nén giúp giảm quá trình thông hơi này, qua đó giảm lãng phí khí nén bị thất thoát ra ngoài.

Công dụng của bình tích áp khí nén
Công dụng của bình tích áp khí nén

Giúp giảm áp suất vận hành máy khí nén

Bình tích áp khí nén giúp giảm hoạt động của máy nén khí, giảm áp suất vận hành tổng thể cho hệ thống, giúp giảm năng lượng vận hành.

Nếu không có bình tích áp khí nén, trong những nhu cầu cao điểm, hệ thống sẽ phải hoạt động với áp suất cao hơn, điều này dẫn đến việc tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

Ngoài ra bình tích áp khí nén còn giúp cho bạn tiết kiêm năng lượng, chi phí, khi sử dụng bình tích áp khí nén, bạn có thể lựa chọn lắp đặt máy nén khí có công suất nhỏ hơn, điều này giúp tiết kiệm năng lượng sử dụng nếu sử dụng với những máy nén khí có công suất lớn.

Hỗ trợ hoạt động của máy sấy khí nén

Nếu không có bình tích áp khí nén, khí nén sẽ có nhiệt độ cao, khi khí nén ở nhiệt độ cao, mức độ hơi ẩm của khí nén sẽ nhiều hơn, điều này làm cho máy sấy phải hoạt động nhiều hơn, tăng công suất để hoạt động sấy khí nén.

Bình tích áp giúp giảm nhiệt độ tự nhiên, không khí mát sẽ không giữ nhiều hơi ẩm, hơi ẩm dư thừa ngưng tụ thành nước và được thoát ra ngoài thông qua van xả ở dưới đáy bình chứa.

Khí nén ít hơi ẩm hơn sẽ giảm bớt công việc cho máy sấy khí nén, nhờ đó giúp tiết kiệm năng lượng cho các hoạt động của máy sấy khí nén.

Một số lợi ích khác của bình tích áp khí nén đó là:

Giảm số chu kỳ: Việc giảm tối đa nhu cầu khí nén giúp giảm số chu kỳ cho hệ thống, khi hệ thống hoạt động ít hơn tất nhiên sẽ giảm được năng lượng sử dụng, ít hao mòn cho các thành phần của hệ thống, nhờ vậy giúp kéo dài tuổi thọ cho máy nén khí.

Giảm chấn động: Bình tích áp giúp giảm các dao động, chấn động từ máy nén khí, cho hoạt động của hệ thống khí nén ổn định.

Loại bỏ bớt tạp chất: Khi khí nén đi qua bình chứa, một số lượng tạp chất được loại bỏ khỏi khí nén cùng với lưu lượng nước được loại bỏ.

Cấu tạo của bình tích áp khí nén

Bình tích áp khí nén có cấu tạo rất đơn giản, cấu tạo của bình áp khí nén bao gồm có một số các bộ phận chính đó là xi lanh, mặt bích, đầu nối, các bộ phận làm kín, giá đỡ. Ngoài ra bình tích áp khí nén còn được cài đặt thêm các bộ phận van an toàn, đồng hồ đo áp suất, van xả…

Cấu tạo bình tích áp khí nén
Cấu tạo bình tích áp khí nén

Thông tin chi tiết các bộ phận của bình tích áp khí nén

Xy lanh: Xy lanh của bình tích áp có thiết kế kiểu pít tông tác dụng kép.

Mặt bích: Mặt bích được cài đặt để lắp đặt đầu vào và đầu ra của bình tích áp, mặt bích này lắp đặt ở đầu vào được kết nối với máy nén khí. Ở đầu ra bình tích áp được cài đặt với đường ống và các thiết bị sau bình tích áp như các máy sấy, bộ lọc.

Các bộ phận làm kín: Để kết nối của bình tích áp được kín, phải sử dụng những phụ kiện này để lắp đặt cùng, đảm bảo hệ thống không bị rò rỉ khí nén, gây thất thoát khí nén.

Giá đỡ: Giá đỡ có thể là bộ phận kèm theo của bình tích áp khí nén hoặc được thiết kế liền cùng với bộ khí nén, giá đỡ là bộ phận giữ bình tích áp đứng vững, không chênh, kênh với mặt đất, giá đỡ cần được làm từ những vật liệu chắc chắn.

Van an toàn: Giúp ổn định áp suất trong hệ thống, khi lắp đặt van an toàn, áp suất trong hệ thống khí nén luôn được giữ ở mức ổn định, giúp kéo dài tuổi thọ của các thiết bị.

Đồng hồ đo áp suất: Đồng hồ đo áp suất được lắp đặt cùng bình áp suất, giúp kiểm soát mức áp suất của khí nén khi sử dụng, điều này cũng là để đảm bảo an toàn cho các thiết bị sử dụng.

Van xả: Van xả được lắp đặt ở dưới đáy bình tích áp khí nén, van xả được lắp đặt với mục đích là xả nước ngưng dư thừa ở trong bình tích áp do hơi nước ngưng tụ và xả các tạp chất lẫn trong nước được xả.

Rơ le áp suất: Rơ le áp suất được sử dụng với nhiệm vụ chính là tự động bật máy nén khí khi bình tích áp khí nén rỗng để cung cấp khí nén vào trong bình và tự động tắt bình khi bình đầy. Rơ le áp suất hoạt động tự động.

Ruột bình tích áp: Ruột bình tích áp được cấu tạo từ những vật liệu cao su tổng hợp có khả năng chịu được nhiệt cao như cao su tổng hợp EPDM.

Vỏ bình tích áp: Vỏ bình tích áp thường được cấu tạo từ những vật liệu như thép hay inox, vỏ bình tích áp được cấu tạo từ những vật liệu chắc chắn để tránh những tác động bên ngoài, khiến cho bình bị móp méo gây ảnh hưởng bên trong.

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén

Hoạt động của bình tích áp

Bình tích áp khí nén có hai chu trình hoạt động chính là chu trình nạp và chu trình xả tức là chu trình nạp khí nén vào bình và xả khí nén qua đường ống để sử dụng.

Khi khí nén được cấp vào trong bình tích áp thông qua cổng vào, khí nén sẽ được cấp vào trong ruột bình, làm đầy ruột bình được làm bằng cao su tổng hợp, khi khí nén được cấp đầy bình tích áp, rơ le áp suất sẽ hoạt động tự động ngắt, máy nén khí ngừng hoạt động, kết thúc quá trình nạp khí.

Khí nén sẽ được xả ra ngoài thông qua cổng xả trên bình, khí nén sẽ được xả qua đường ống và đến các thiết bị phía sau trong hệ thống để tiếp tục quá trình lọc và sấy khí nén. Qua quá trình xả khí nén, bình tích áp khí nén rỗng, rơ le áp suất sẽ tự động mở để cấp khí nén vào bình.

Cứ như vậy, nhờ có rơ le áp suất mà hoạt động của bình tích áp liên tục diễn ra như một vòng tuần hoàn.

Các sự cố thường gặp khi sử dụng bình tích áp

Khi sử dụng bình tích áp có thể có những sự cố đó là:

Bình tích áp có nguy cơ bị nổ: Do quá trình sử dụng lâu dài, bình tích áp có thể bị ăn mòn, rỉ sét, mức chịu lực của bình lúc này đã kém đi tuy nhiên nó vẫn phải chịu áp lực lớn thì bình sẽ có nguy cơ xảy ra cháy nổ nếu bị va đập hay nung nóng, hay đổ vỡ.

Vì vậy cần phải đảm bảo chất lượng của bình tích áp khí nén để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Sự cố nổ bình tích áp khí nén
Sự cố nổ bình tích áp khí nén

Bình tích bị rò rỉ, bình tích áp có thể bị rò rỉ sau quá trình sử dụng, do vậy bình tích áp có thể có khả năng bị rò rỉ khiến các lưu chất bị rò rỉ. Có thể là rò rỉ khí nén làm thất thoát khí nén hoặc có thể rò rỉ các lưu chất độc hại khác gây cháy nổ.

Bình tích áp bị hở điện, rò điện, điều này có thể gây an toàn đến tính mạng của người dùng, vì vậy trong quá trình lắp đặt cần lưu ý lắp đặt nguồn điện chính xác, đúng kỹ thuật.

Ngoài ra cũng nên kiểm tra nguồn điện được cấp thường xuyên, kiểm tra xem có bị rò rỉ, hở điện không.

Bảng giá bình tích áp khí nén

Dưới đây là bảng giá bình tích áp khí nén 2022, bảng giá này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu quý khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm xin liên hệ trực tiếp chới chúng tôi.

Thể tích
(Lít)
Độ dày
(mm)
Đơn giá
(VND)
Bình khí nén 100l 6 5.500.000
Bình tích khí 180l 6 4.200.000
Bình chứa khí 230l 6 5.000.000
Bình khí nén 300l 6 6.300.000
Bình chứa khí nén 500 lít 6 7.500.000
Bình chứa khí nén 1000l 6 11.000.000
Bình khí nén 1500 lít 8 18.500.000
Bình chứa khí 2000 lít 8 19.000.000
Bình khí nén 3000 lít 8 28.000.000
Bình chứa khí nén 4000l 8 43.000.000
Bình khí nén 5000 lít 8 52.000.000

Chú ý: bảng giá trên chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế VAT.

Bình tích áp mua ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp bình tích áp khí nén có đầy đủ các kích thước, dung tích, quý khách có thể dễ dàng tìm mua bình tích áp khí nén tại các đơn vị, cơ sở sản xuất hay các cửa hàng phân phối, bán bình tích áp.

Bình tích áp khí nén được cung cấp với nhiều loại và có nhiều mức chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng của bình tích áp ở nhiều đơn vị có thể không đảm bảo chất lượng.

Việc mua bình tích áp có chất lượng kém có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Vì vậy khi tìm mua bình tích áp bạn hãy tìm đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng của bình tích áp.

Công ty cổ phân kỹ thuật và thiết bị công nghiệp Viva chuyên cung cấp các sản phẩm, thiết bị vật tư công nghiệp đảm bảo chất lượng, uy tín hàng đầu.

Phần tiếp theo:

Máy sấy khí nén

Máy sấy khí nén là một bộ phận không thiể thiếu trong hệ thống khí...

2 Các bình luận

Nguồn: vangiare.vn

5/5 - (100 bình chọn)
Có 2 bình luận cho bài viết "Bình tích áp khí nén"
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon