Cảm biến mức chất lỏng là một thiết bị được sử dụng với mục đích chính là để xác định mức tồn tại của chất lỏng ở trong các bồn chứa, bể chứa có tồn tại ở một mức cụ thể hay không.
Cảm biến mức thường được chia thành hai loại chính đó là công tắc mức và đồng hồ đo mức. Công tắc mức là một cảm biến mức giúp phát hiện mức của vật liệu ở trong thùng chứa, bồn chứa, bề chứa ở một điểm cụ thể. Nó còn được gọi là cảm biến đo mức theo điểm bao gồm có một số sản phẩm đó là: cảm biến điện dung, cảm biến quang học, cảm biến độ dẫn nhiệt, cảm biến âm thoa, công tắc phao.
Đồng hồ đo mức là công cụ đo mức liên tục phát hiện hoặc đo mức ở bên trong và gần đầu của bồn chứa, bể chứa. Đồng hồ đo mức còn được gọi với các cái tên là đồng hồ đo mức liên tục hoặc đồng hồ đo mức chất lỏng. Đồng hồ đo mức còn được gọi là cảm biến đo mức liên tục, gồm có một số sản phẩm đó là: cảm biến đo mức sóng radar.
Cảm biến mức chất lỏng có rất nhiều loại, với các loại chất lỏng có tính chất khác nhau sẽ sử dụng các thiết bị cảm biến mức chất lỏng khác nhau. Các chất lỏng dẫn điện, chất lỏng không dẫn điện, chất lỏng dẫn điện thấp hoặc các chất rắn, mỗi loại chất lỏng kể trên sẽ thích hợp sử dụng các cam biến riêng biệt.
Các loại cảm biến đo mức
Cảm biến mức nước được phân loại dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau, có rất nhiều loại cảm biến đa dạng. Tuy nhiên, ta có thể phân loại các loại cảm biến thành hai dòng sản phẩm chính đó là cảm biến đo mức chất lỏng tiếp xúc và cảm biến đo mức chất lỏng không tiếp xúc.
Cảm biến đo mức chất lỏng tiếp xúc
Cảm biến đo mức chất lỏng tiếp xúc là cảm biến đo mức chất lỏng có bộ phận cảm biến tiếp xúc có khả năng tiếp xúc với lưu chất cần đo.
Cảm biến đo mức không tiếp xúc
Cảm biến đo mức không tiếp xúc là cảm biến đo mức chất lỏng không có bộ phận cảm biến tiếp xúc với lưu chất cần đo.
Các cảm biến đo mức này giúp thích hợp với nhiều điều kiện lắp đặt hơn. Nó có thể được lắp đặt tại những nơi hạn chế về không gian lắp đặt, hạn chế về vị trí lắp đặt, môi chất lắp đặt không cho phép tiếp xúc với thiết bị đo.
Bên cạnh đó các cảm biến đo mức không tiếp xúc có thể thích hợp với các lưu chất có độ nhớt cao như bùn hơn so với các dòng cảm biến do mức chất lỏng không tiếp xúc.
Dòng sản phẩm cảm biến đo mức không tiếp xúc phổ biến đó là các sản phẩm cảm biến đo mức dạng siêu âm.
Các phương pháp đo cảm biến mức nước
Cảm biến đo mức dạng phao
Cảm biến đo mức dạng phao được thiết kế có bộ phận chuyển động đó là phao. Các phao này sẽ di chuyển theo mức nước. Hoạt động cơ học để điều khiển tự động cấp chất lưu.
Ưu điểm của cảm biến đo mức dạng phao
Cảm biến mức dạng phao là sản phẩm có thiết kế đơn giản, việc lắp đặt và sử dụng các sản phẩm cảm biến mức dạng phao này tương đối đơn giản.
Các cảm biến mức dạng phao thích hợp sử dụng với hầu hết các loại lưu chất lỏng.
Cảm biến mức dạng phao có giá thành rẻ giúp tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm của cảm biến đo mức dạng phao
Cảm biến này không thích hợp sử dụng với các lưu chất có độ nhớt cao.
Dạng cảm biến này có bộ phận di chuyển, các phao này có thể bị kẹt dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả đo.
Cảm biến đo mức dạng điện dung
Cảm biến mức điện sung là sản phẩm đo mức có thể xử lý đo mức điểm hoặc mức liên tục. Là một sản phẩm cảm biến có tiếp xúc. Cảm biến này sử dụng một đầu dò để theo dõi sự thay đổi mức ở trong bồn chứa.
Cảm biến mức điện sung hoạt động dựa trên sự khác biệt của điện môi giữa chất lưu và không khí. Điều kiện để cảm biến này có thể hoạt động đó là điện môi của chất lưu phải luôn lớn hơn điện môi của không khí.
Đầu dò có thể cảm biến sự thay đổi điện môi giữa chất lưu và không khí này giúp đo được mức của chất lưu.
Ưu điểm của cảm biến đo mức điện dung
Cảm biến mức điện dung có thể tương thích với các điều kiện ứng dụng nhiệt độ cao và áp suất cao.
Dòng sản phẩm cảm biến này có giá thành rất rẻ.
Cảm biến mức chất lỏng của chất lỏng có thể thích hợp với các ứng dụng đo mức chất lỏng, xăng, dầu, là sản phẩm có độ an toàn cao, chống cháy nổ.
Các cảm biến này cũng có thể được sử dụng để đo mức các chất rắn như xi măng, nhựa…
Nhược điểm của cảm biến đo mức điện dung
Cảm biến mức chất lỏng dạng điện dung này không thích hợp với các ứng dụng có chứa cánh khuấy.
Cảm biến đo mức dạng siêu âm
Cảm biến đo mức dạng siêu âm là một phương pháp đo được sử dụng rất phổ biến. Cảm biến đo mức dạng siêu âm là cảm biến đo mức nước không tiếp xúc. Cảm biến này có phương pháp đo khá đơn giản, dễ sử dụng và có độ chính xác cao.
Cảm biến mức siêu âm là cảm biến đo mức tại một điểm nhất định, nó bao gồm có một bộ cảm biến gắn tại
Cảm biến mức dạng siêu âm tương thích với hầu hết các loại chất lỏng và có độ chính xác, độ an toàn cao, các cảm biến này được ứng dụng nhiều nhất tại các ứng dụng đo mức xăng, dầu…
Cảm biến mức dạng siêu âm hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ sóng siêu âm. Một chùm sóng siêu âm được phát tới bề mặt chất lỏng theo một góc 10 độ. Khi chùm sóng siêu âm được truyền tới bề mặt chất lỏng nó sẽ phản xạ lại cảm biến. Dựa trên tốc độ phản xạ của chùm sóng siêu âm này cảm biến có thể tính được khoảng cảnh từ bề mặt chất lỏng đến cảm biến, nhờ vậy, có thể tính được mức của chất lỏng.
Ưu điểm của cảm biến đo mức siêu âm
Cảm biến mức siêu âm là sản phẩm cảm biến đo mức không tiếp xúc, điều này giúp cho cảm biến này thích hợp với nhiều điều kiện ứng dụng hơn, cảm biến này có thể được lắp đặt cả những trong điều kiện chật hẹp, khó tiếp xúc, tiếp cận.
Độ chính xác của loại cảm biến này cao, sai số của sản phẩm cảm biến này chỉ nằm ở khoảng 0,15%.
Cảm biến này giải quyết các vấn đề về việc đo mức các chất lỏng có độ nhớt cao của các sản phẩm cảm biến đo mức có tiếp xúc.
Cảm biến này có màn hình hiển thị giúp dễ dàng quan sát và theo dõi kết quả đo mức.
Các cảm biến này có ưu điểm đó là nó dễ dàng thay đổi khoảng cách bằng cách chỉnh trực tiếp trên màn hình.
Nhược điểm của cảm biến đo mức siêu âm
Cảm biến này là sản phẩm sử dụng sóng siêu âm để đo mức, nếu các bồn có kích thước quá hẹp, sóng siêu âm có thể bị cản trở bởi thành bồn.
Dòng cảm biến này không thích hợp sử dụng với điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao. Phạm vi nhiệt độ của dòng cảm biến này là 70 độ C, áp suất tối đa của dòng cảm biến này là 1bar.
Cảm biến đo mức chất lỏng quang học
Cảm biến mức chất lỏng quang học được thiết kế có hoạt động ở trạng thái rắn. Các cảm biến mức chất lỏng dạng quang học sử dụng một đèn LED hồng ngoại.
Cảm biến mức chất lỏng quang học hoạt động dựa trên sự chuyển đổi của các tia sáng thành tín hiệu điện.
Ưu điểm của cảm biến đo mức chất lỏng quang học
Cảm biến đo mức chất lỏng quang học là dòng sản phẩm hoạt động không có bộ phận di chuyển.
Cảm biến này là dòng sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, thiết kế với kích thước nhỏ gọn.
Dòng sản phẩm cảm biến này có ưu điểm đó là nó không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi áp suất, nhiệt độ.
Dòng sản phẩm cảm biến này thích hợp để đo mức các chất lỏng..
Nhược điểm cảm biến đo mức chất lỏng quang học
Cảm biến chất lỏng có thể bị ảnh hưởng bởi chất bẩn nếu bị tích tụ trên lens.
Cảm biến đo mức radar
Cảm biến đo mức radar là dòng sản phẩm được sử dụng rất phổ biến. Cảm biến mức radar hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ sóng của sóng radar, là một dòng cảm biến mức liên tục.
Cảm biến mức radar có độ chính xác rất cao, bên cạnh đó loại cảm biến này còn có thể được ứng dụng để đo mức của các loại lưu chất rắn như xi măng, hạt nhựa, gạo, cám….
Ưu điểm của cảm biến đo mức radar
Cảm biến mức radar là sản phẩm cảm biến đo không cần tiếp xúc, loại cảm biến này cho độ chính xác rất cao, phạm vi sai số chỉ khoảng 1mm.
Cảm biến này có thể được sử dụng để đo mức chất lỏng, bên cạnh đó, cảm biến này còn được sử dụng để đo mức của chất rắn như xi măng, gạo, cám là một dòng sản phẩm có tính ứng dụng rất cao.
Đối với sản phẩm cảm biến này, phạm vi nhiệt độ và phạm vi áp suất sử dụng của nó rộng, nó có thể thích hợp để sử dụng với các điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao. Phạm vi nhiệt độ lên tới 200 độ C, phạm vi áp suất lên tới 100bar
Nhược điểm của cảm biến đo mức radar
Dòng sản phẩm cảm biến này có giá thành tương đối cao.
Cảm biến đo mức thủy tĩnh
Cảm biến mức thủy tĩnh hay còn được gọi là cảm biến đo mức áp suất, bởi dòng sản phẩm này hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp của chất lưu với không khí.
Cảm biến mức thủy tĩnh là một dòng cảm biến mức nước liên tục và là cảm biến mức có tiếp xúc. Cảm biến mức thủy tĩnh có một đầu cảm biến và được thả trực tiếp xuống tank.
Ưu điểm của cảm biến đo mức thủy tĩnh
Cảm biến này có khả năng lắp đặt rất đơn giản và dễ dàng.
Cảm biến dạng này có thể được lắp đặt với các điều kiện chật hẹp, dòng cảm biến này không bị ảnh hưởng bởi kích thước của bồn chứa.
Dạng cảm biến này có độ chính xác cao.
Nhược điểm của cảm biến đo mức thủy tĩnh
Cảm biến dạng này chỉ thích hợp với các ứng dụng đo mức nước, không nên sử dụng các sản phẩm cảm biến này tại các bồn chứa có chứa áp suất.
Phạm vi nhiệt độ làm việc của dòng sản phẩm này tương đối thấp, nó không thích hợp sử dụng với các ứng dụng chó nhiệt độ cao.
Ứng dụng của cảm biến đo mức
Cảm biến mức được ứng dụng với các ứng dụng đo mức chất lỏng hoặc mức chất rắn:
Một số các ứng dụng mức chất lỏng phổ biến đó là:
Cảm biến mức chất lỏng thường được ứng dụng để đo mức tại các ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, lắp đặt tại các bồn chứa nguyên liệu. Tại các nhà máy bia, rượu, nước ngọt, sữa…
Cảm biến mức chất lỏng cũng thường được ứng dụng để kiểm soát nhiên liệu như xăng, dầu…
Cảm biến mức chất lỏng cũng được ứng dụng tại các ứng dụng như xử lý nước thải, cấp thoát nước. Đo mức nước tại các bề chứa nước thải chưa qua xử lý
Cảm biến mức chất rắn cũng thường được ứng dụng tại một số các ứng dụng như sau:
Cảm biến mức chất rắn được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, đo mức của các bồn nguyên liệu bột, đường hay một số các nguyên liệu khác.
Cảm biến còn được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất xi măng, tại các nhà máy sản xuất xi măng.
Ứng dụng tại các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Lợi ích của việc sử dụng cảm biến đo mức
Thứ nhất, sử dụng cảm biến đo mức giúp cảm soát mức còn lại của bể chứa để ngăn ngừa các sự cố xảy ra. Tại các bồn chứa, bể chứa khi không thể kiểm tra mức nước còn lại trong bình chứa bằng việc quan sát bằng mắt thường. Việc sử dụng cảm biến đo mức giúp kiểm soát được mức ở trong bồn chứa. Điều này có thể ngăn ngừa các sự cố như hết nguyên liệu, cạn nước ở trong bồn.
Thứ hai, sử dụng các cảm biến mức không có bộ phận chuyển động giúp giảm nguy cơ trục trặc. Việc sử dụng các cảm biến mức không có bộ phận chuyển động sẽ giảm nguy cơ hỏng hóc các bộ phận truyền động. Việc sử dụng các cảm biến này giúp phát hiện mục tiêu mà không cần tiếp xúc. Các sản phẩm cảm biến có tiếp xúc có thể bị ảnh hưởng bởi các lưu chất như bùn, chất lỏng nhớt hoặc bụi bẩn.
Các bộ phận cảm biến như các loại phao, bộ phận chuyển vị có nguy cơ hỏng cao và cần phải bảo trì thường xuyên. Do thiết kế, các cảm biến này thường không thích hợp với chất lỏng nhớt cho nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đo.
Các công tắc mức siêu âm phát hiện mức chất lỏng mà không cần tiếp xúc, ít bị ảnh hưởng bởi các chất lỏng nhớt và sự tích tụ, bên cạnh đó nó giảm nguy cơ trục trặc, độ ổn định cao và ít yêu cầu bảo trì hơn.
Thứ ba, sử dụng các cảm biến mức giúp theo dõi màn hình từ xa. Khi không thể theo dõi trực tiếp màn hình của cảm biến mức tại bồn chứa sử dụng các cảm biến mức hỗ trợ kết nối từ xa để có thể theo dõi mức từ xa, tiện lợi cho việc kiểm soát mức nước hơn.
Lựa chọn cảm biến đo mức
Để lựa chọn một cảm biến đo mức thích hợp với các ứng dụng của bạn, trước hết, cần phải trả lời được các câu hỏi dưới đây, để đưa ra lựa chọn thích hợp với các đặc điểm này.
Ứng dụng cần đo có lưu chất là chất lỏng hay chất rắn? Điều này là rất quan trọng, bởi đặc tính của từng dòng lưu chất kể trên khác nhau hoàn toàn. Các cảm biến đo mức cũng được thiết kế để thích hợp với từng loại lưu chất riêng biệt. Cảm biến đo mức chất rắn riêng và cảm biến đo mức chất lỏng riêng.
Pham vị nhiệt độ và phạm vi áp suất của ứng dụng này là gì? Hãy xác định đến phạm vi nhiệt độ và phạm vi áp suất để lựa chọn từng dòng sản phẩm thích hợp. Mỗi một sản phẩm cảm biến đo mức sẽ quy định một phạm vi nhiệt độ và phạm vi áp suất riêng.
Là sản phẩm đo mức điểm hay sản phẩm đo mức liên tục? Các sản phẩm có cần thiết phải đo liên tục hay không. Nếu phép đo liên tục là cần thiết thì hãy lựa chọn một đồng hồ cảm biến đo mức còn nếu không cần thiết thì có thể lựa chọn dòng sản phẩm công tắc cảm biến đo mức.
Vật được đo có dẫn điện không? Cần xác định mức độ dẫn điện của lưu chất được đo, lưu chất được đo là lưu chất dẫn điện, không dẫn điện hay dẫn điện thấp. Xác định mức độ dẫn điện của lưu chất để lựa chọn sản phẩm cảm biến đo mức thích hợp, mỗi lưu chất này thích hợp với một dòng cảm biến riêng biệt.
Đặc điểm của ứng dụng có gây ảnh hưởng đến hoạt động của cảm biến mức? Liệu đặc điểm của chất lưu có bị ảnh hưởng tới kết quả đo của các cảm biến mức này không.
Ứng dụng này cần sản phẩm cảm biến có tiếp xúc hay không tiếp xúc? Cảm biến đo mức có hai sản phẩm chính đó là cảm biến đo mức tiếp xúc và cảm biến đo mức không tiếp xúc. Cảm biến đo mức tiếp xúc thường được lựa chọn ứng dụng tại các lưu chất nước, độ nhớt thấp. Cảm biến đo mức không tiếp xúc còn có thể được ứng dụng với các lưu chất có độ nhớt cao.
Ứng dụng cần sử dụng sản phẩm đầu ra analog hay digital? Việc lựa chọn loại đầu ra nào thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các loại đầu ra như analog, rơ le, digital… các loại đầu ra digital thường được sử dụng phổ biến, nó cho khả năng kiểm soát thông tin từ xa, thích hợp với cả những ứng dụng khó tiếp cận để theo dõi.
Le Dang (xác minh chủ tài khoản) –
Cảm biến đo mức