Kích thước van bướm

Như các bạn đã biết, van bướm có rất nhiều thiết kế khác nhau. Và ở bài nước mình đã giới thiệu đến các bạn, dòng van bướm thiết kế Wafer xem ngay tại đây. Để hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này.

Tầm quan trọng của kích thước van bướm

Thông số của van bướm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu không có thông số kích thước, việc sản xuất và chế tạo gần như không thể nào diễn ra được.

Điều này không chỉ áp dụng cho van bướm, mà còn ứng dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau. Từ van công nghiệp cho tới các dòng phụ kiện đường ống.

Van bướm là dòng sản phẩm có kích thước tương đối đa dạng. Cho phép bạn có thể ứng dụng cho nhiều đường ống kích thước lớn nhỏ khác nhau. Nói rõ hơn nữa, thì van bướm có kích thước từ DN50 cho tới DN1000.

Trong đó, được chia thành hai nhóm như sau. Từ DN50 cho tới DN600 là van bướm kiểu nối Wafer và mặt bích. Kích thước lớn hơn DN600 chỉ sử dụng loại hai mặt bích.

Từ kích thước van, ta có thể nắm được đâu mới là sản phẩm mình cần. Thông qua việc ta so sánh kích thước của van khớp với kích thước đường ống.

Trong trường hợp, không có tên thương hiệu. Không có hình ảnh thực tế sản phẩm. Ta chỉ cần nhìn vào bản vẽ, là biết được cần dùng van bướm với kích thước bao nhiêu.

Tầm quan trọng kích thước van bướm
Tầm quan trọng kích thước van bướm

Van bướm sử dụng kích thước nào phổ biến nhất

Như mình đã chia sẻ ở trên, hiện tại đối với van bướm ta có rất nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên sử dụng nhiều nhất và phổ biến, thì không phải kích thước nào cũng được người dùng lựa chọn nhiều.

Dưới đây là các kích thước phổ biến của van bướm:

  • Van bướm DN50 (2″)
  • Van bướm DN65 (2.1/2″)
  • Van bướm DN80 (3″)
  • Van bướm DN100 (4″)
  • Van bướm DN125 (5″)
  • Van bướm DN150 (6″)
  • Van bướm DN200 (8″)
  • Van bướm DN250 (10″)
  • Van bướm DN300 (12″)
  • Van bướm DN350 (14″)
  • Van bướm DN400 (16″)
  • Van bướm DN500 (20″)

Với những sản phẩm kích thước từ DN500 trở đi, chỉ có những công trình lớn. Mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Trường hợp này, thường phải đặt với nhà máy. Bên phía nhà máy sẽ có trách nhiệm làm sản phẩm. Đúng với thông số mà nhà sản xuất đề ra. Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bảng kích thước của van bướm.

Kích thước van bướm thông dụng
Kích thước van bướm thông dụng

Kích thước van bướm bao gồm những thông số nào?

Trên bản vẽ van, có rất nhiều chi tiết khác nhau. Và mỗi chi tiết lại có những thông số riêng. Để tiết kiệm thời gian, mà van sao cho các bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất. Bạn chỉ cần quan tâm tới cho mình những thông số như sau.

Chiều cao van bướm

Bất kỳ một sản phẩm nào cũng vậy, một khi đã được thể hiện trên bản vẽ. Bắt buộc phải có thông số về chiều cao.

Đối với van bướm chiều cao được tính từ cuối phần thân, cho tới mặt trên cùng của bộ điều khiển ( bộ điều khiển điện, khí nén, tay gạt và tay quay ). Kích thước và chiều cao luôn tỷ lệ thuận với nhau. Cho nên kích thước càng lớn, thông số chiều cao càng lớn.

Cho nên trong quá trình lắp đặt, bạn cần phải chú ý tới chiều cao. Làm sao để thuận tiện cho quá trình lắp đặt.

Đồ dày thân van bướm

Độ dày thân van ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng. Chắc chắn van có thiết kế thân van mỏng, sẽ không đảm bảo được chất lượng. Không dừng lại ở đó, chiều dày của thân van nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến khoảng cách, bạn trừ ra ở hai đầu đường ống phục vụ cho công tác lắp đặt.

Đường kính kích thước danh nghĩa

Đường kính danh nghĩa là kích thước đường kính trong của van. Đây là thông số mà không phải khách hàng nào, cũng có thể nắm được. Phần lớn khách hàng chỉ nắm được kích thước đường ống phi bao nhiêu. giữa kích thước đường ống danh nghĩa, và kích thước đường ống. Luôn có mối tương quan qua lại với nhau.

Mình lấy ví dụ như, van bướm kích thước DN50 được dùng để lắp đặt cho đường ống phi 60. Trong đó DN50 là đường kính danh nghĩa. Còn phi 60 là kích thước đường ống.

Thông số van bướm
Thông số van bướm

Cách lựa chọn kích thước van bướm chính xác

Để chọn đúng kích cỡ cho van bướm, bạn có thể làm theo các bước sau:

Xác định kích thước đường ống: Xác định kích thước đường ống sẽ lắp đặt van. Điều này bao gồm đường kính bên ngoài và đường kính bên trong của đường ống.

Xem xét tốc độ dòng chảy: Xác định tốc độ dòng chảy mong muốn của chất lỏng thông qua hệ thống. Tốc độ dòng chảy thường được đo bằng lít trên giây hoặc mét khối trên giờ. Thông tin này giúp chọn kích thước van có thể xử lý tốc độ dòng chảy cần thiết mà không gây giảm áp suất quá mức.

Kiểm tra các tiêu chuẩn kích thước van: Tham khảo các tiêu chuẩn và hướng dẫn của ngành, chẳng hạn như ANSI (Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ) hoặc ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế), để tìm kích thước van được khuyến nghị cho kích thước ống và tốc độ dòng chảy cụ thể. Các tiêu chuẩn này cung cấp thông tin về kích thước và khả năng tương thích.

Đánh giá các yêu cầu hệ thống: Xem xét các yêu cầu cụ thể của hệ thống của bạn, chẳng hạn như định mức áp suất, phạm vi nhiệt độ và đặc tính của chất lỏng. Đảm bảo rằng kích thước van bướm đã chọn có thể đáp ứng các yêu cầu này và phù hợp với ứng dụng dự định.

Tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp: Nếu bạn không chắc chắn hoặc có các yêu cầu hệ thống phức tạp, bạn nên tham khảo ý kiến của kỹ sư hoặc nhà sản xuất van có trình độ, họ có thể cung cấp hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ bạn chọn kích cỡ van phù hợp.

Bằng cách làm theo các bước này và xem xét các yếu tố liên quan, bạn có thể chọn đúng kích cỡ van phù hợp với nhu cầu của hệ thống và đảm bảo hiệu suất tối ưu.

Các thông số kích thước khác của van bướm
Các thông số kích thước khác của van bướm

Nguồn: vangiare.vn

5/5 - (100 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon