So sánh các loại van bướm Wafer – Lug – Mặt bích

Trong phần này chúng ta cùng “so sánh các loại van bướm Wafer – Lug – Mặt bích”. Tìm hiểu sự khác biệt và điểm tương đồng giữa ưu điểm, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của từng loại van. Lựa chọn thông minh dựa trên yêu cầu cụ thể của hệ thống ống dẫn của bạn.

1. Giới thiệu về các loại van bướm Wafer, Lug và Mặt bích

Trong các ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng, van bướm là một thiết bị không thể thiếu trong thiết kế hệ thống, nhiệm vụ chính của các van này là để kiểm soát dòng chất lỏng trong các hệ thống ống dẫn. Hiện nay, để kết nối van với hệ thống ống dẫn có các kiểu liên kết khác nhau.

Một số kiểu kết nối thông dụng đó là kết nối hàn, kết nối bích, kết nối ren, kết nối wafer, kết nối lug, kết nối clamp… Với thiết kế của van bướm, kiểu kết nối thông dụng đó là kết nối wafer, kết nối lug và kết nối mặt bích. Mỗi một loại van bướm với kết nối khác nhau chúng sẽ có những đặc điểm và tính ứng dụng riêng biệt.

Van bướm wafer được lắp đặt vào hệ thống bằng cách kẹp giữa 2 mặt bích trên đường ống và được giữ cố định bằng cách siết chặt các bu lông và đai ốc. Các van này được thiết kế thêm các tai bích kích thước lớn để giữ cố định, tai bích này kích thước lỗ lớn nên chúng có thể kết nối với các bích có tiêu chuẩn khác nhau. Số lượng tai bích có thể thiết kế khác nhau từ 2, 4, 8. Cân nhắc về khả năng chịu áp suất và nhiệt độ của kiểu kết nối này, không nên sử dụng chúng với các ứng dụng có áp suất và nhiệt độ quá cao.

Van bướm lug có thiết kế với các vấu ren để lắp bu lông ở hai bên, vấu có ren lắp đặt van vào đường ống mà không cần đai ốc, sử dụng bu lông lắp đặt từ 2 phía mặt bích, luồn qua vấu ren và siết chặt. Với thiết kế này cũng giúp cho việc tháo rời một phía mà không cần phải ngắt hệ thống. Loại này cũng cần lưu ý về nhiệt độ và áp suất làm việc của chúng, khả năng chịu áp suất và nhiệt độ cao tốt hơn loại wafer nhưng vẫn bị hạn chế.

Van bướm mặt bích được thiết kế mặt bích ở 2 bên. Chúng được liên kết với ống dẫn thông qua liên kết giữa 2 mặt bích. Mặt bích được thiết kế với nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nên khi lựa chọn van bướm mặt bích thì cũng cần lưu ý về tiêu chuẩn mặt bích của chúng phải tương thích với tiêu chuẩn mặt bích của đường ống. Với kiểu kết nối bích, khả năng chịu áp suất cao của các van này tốt hơn.

Các kiểu kết nối van bướm
Các kiểu kết nối van bướm

1. Các điểm khác nhau của van bướm Wafer – Lug – Mặt bích

So sánh về ưu nhược điểm

Về ưu điểm

Ưu điểm của van bướm Wafer:
  • Thiết kế của kiểu kết nối này tối giản, cho nên cấu trúc tổng thể của van nhẹ, không chiếm nhiều không gian.
  • Kiểu kết nối rất đơn giản, giúp lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng.
  • Các van này phù hợp với các ứng dụng có đặc điểm áp suất từ thấp đến trung bình.
  • Do cấu trúc và thiết kế của van nhỏ gọn hơn, đơn giản hơn, chi phí sản xuất giảm cho nên giá thành của van cũng rẻ hơn so với các loại van khác.
Ưu điểm của van bướm Lug:
  • Nhờ thiết kế đặc biệt của kiểu kết nối, chúng có thể tháo rời từ một phía mà không cần ngắt đường ống.
  • Loại này có thể phù hợp với các ứng dụng có áp suất từ trung bình đến cao.
  • Chúng có độ bền cao hơn, độ ổn định cao hơn so với kiểu kết nối wafer.
Ưu điểm của van bướm Mặt bích:
  • Van bướm mặt bích thường thiết kế với các kích thước lớn, sử dụng với các hệ thống có kích thước lớn.
  • Thiết kế của kết nối mặt bích thích hợp sử dụng với các ứng dụng có nhiệt độ cao và áp suất cao.
  • Độ kín khít của loại này rất tốt, ít bị rò rỉ.
  • Thường được lựa chọn ứng dụng trong các ngành công nghiệp chịu tải nặng.

Về nhược điểm

Nhược điểm của van bướm Wafer:
  • Nhược điểm của loại này đó là chúng bị giới hạn về áp suất và nhiệt độ hoạt động.
  • Loại này sẽ không phù hợp với các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao trong việc định vị van.
Nhược điểm của van bướm Lug:
  • Thiết kế của loại này sẽ cồng kềnh hơn so với thiết kế của loại van bướm wafer, cho nên chúng sẽ cần nhiều không gian lắp đặt hơn.
  • Giá thành của loại này cao hơn so với loại wafer.
Nhược điểm của van bướm Mặt bích
  • Thiết kế loại mặt bích này cồng kềnh hơn 2 loại kể trên, tốn nhiều diện tích, không gian lắp đặt hơn.
  • Loại van bướm mặt bích thường có giá thành cao nhất trong các loại.
Một số kiểu kết nối của van bướm
Một số kiểu kết nối của van bướm

So sánh về ứng dụng

  • Ứng dụng van bướm wafer

Van bướm wafer phù hợp với các ứng dụng có điều kiện áp suất thấp và nhiệt độ thấp, chúng thường được lựa chọn sử dụng với các ứng dụng công nghiệp nhẹ, hệ thống xử lý nước, cấp thoát nước đo thị.

  • Ứng dụng van bướm Lug

Van bướm lug được ưa chuộng sử dụng tại các ứng dụng có áp suất cao, thường được sử dụng tại các hệ thống dầu khí, công nghiệp năng lượng. Và các ứng dụng yêu cầu độ bền cao và định vị chính xác trên hệ thống.

  • Ứng dụng van bướm mặt bích

Van bướm mặt bích được sử dụng tại các ứng dụng trong công nghiệp nặng như trong các hệ thống điều khiển quá trình sản xuất và xử lý công nghiệp. Và có khả năng sử dụng với các ứng dụng tải nặng, nhiệt độ cao.

So sánh về độ bền

Thông thường van bướm lug và van bướm mặt bích thường có độ bền cao hơn so với loại van bướm wafer. Van bướm lug và mặt bích sẽ phù hợp với các ứng dụng có đặc tính khắc nghiệt cao hơn, các ứng dụng có áp suất cao và nhiệt độ cao. Do đó, chúng thường được lựa chọn sử dụng phổ biến tại các ứng dụng trong ngành công nghiệp nặng.

Van bướm wafer có thiết kế gọn nhẹ hơn, tuy nhiên thiết kế của chúng cũng làm cho chúng không có cấu trúc kết nối tốt bằng kiểu kết nối mặt bích và wafer do đó, độ bền của loại wafer có thể kém hơn so với 2 loại van kia. Vì vậy, chúng thích hợp ứng dụng với các ứng dụng có thông số áp suất từ thấp đến trung bình hơn.

So sánh về khả năng chịu áp suất và nhiệt độ

Thông thường, van bướm mặt bích và van bướm lug thường có khả năng chịu áp suất và nhiệt độ cao tốt hơn so với dạng van wafer. Thiết kế kiểu kết nối chắc chắn hơn, kết nối với đường ống thông qua các đai ốc và bu lông. Do đó, 2 loại van này có khả năng chịu tải và chịu áp suất lớn hơn. Kiểu kết nối wafer có thiết kế nhỏ gọn hơn, điều này thường gây giới hạn cho việc chịu áp suất và chịu nhiệt độ cao.

Về nhiệt độ làm việc, chúng thường bị ảnh hưởng bởi vật liệu cấu tạo, chất liệu của lớp gioăng làm kín, chất liệu của đĩa van.

So sánh về cách lắp đặt

Ba kiểu lắp đặt wafer, lug, mặt bích đều thiết kế để kết nối với đường ống có mặt bích kết nối. Tuy nhiên, 3 kiểu kết nối cũng sẽ có những đặc điểm riêng biệt:

Lắp đặt van bướm Wafer:

  • Van bướm wafer sẽ được đặt và kẹp giữa 2 mặt bích đối diện của đường ống để lắp đặt và cố định van vào trong đường ống.
  • Thiết kế kết nối wafer nhỏ gọn nên giúp tiết kiệm không gian lắp đặt và loại này phù hợp hơn khi sử dụng với các ứng dụng có kích thước từ nhỏ đến trung bình.
  • Để kết nối với đường ống, chúng cần sử dụng các bu lông và đai ốc dài xuyên suốt từ đầu mặt bích này qua van và đến đầu mặt bích kia.

Lắp đặt van bướm Lug:

  • Van bướm lug có các vấu ren ở hai bên, các vấu ren này chính là lỗ bắt ốc qua van. Chúng cũng được cố định vào đường ống bằng cách kẹp giữa 2 mặt bích, sau đó sử dụng các bu lông, luồn từ 2 phía của vấu ren và mặt bích.
  • Số lượng bu lông cần thiết cho việc lắp đặt là nhiều hơn, số lượng bu lông sẽ gấp đôi so với dạng wafer, tuy nhiên chiều dài của bu lông ngắn hơn và không cần sử dụng thêm đai ốc để lắp đặt.
Lắp đặt van bướm lug
Lắp đặt van bướm lug

Lắp đặt van bướm Mặt bích:

  • Kết nối này cũng tương tự như 2 kiểu kết nối trên, chúng được lắp đặt với đường ống có mặt bích kết nối. Tuy nhiên, khác với 2 loại trên, loại này được thiết kế với mặt bích kết nối ở 2 phần đầu thân van. Van bướm mặt bích được liên kết với đường ống bằng các bu lông và đai ốc. Chúng sẽ cần sử dụng số lượng nhiều các bu lông và đai ốc có kích thước ngắn để liên kết với nhau.
  • Các van này thường được thiết kế với các kích thước lớn hơn, tương thích với các ứng dụng đường ống có kích thước lớn, các ứng dụng yêu cầu khả năng chịu tải lớn.
Lắp đặt van bướm mặt bích
Lắp đặt van bướm mặt bích

Các điểm giống nhau của van bướm Wafer, Lug và Mặt bích

Van bướm wafer, van bướm lug, van bướm mặt bích có đặc điểm khác nhau về kiểu kết nối, tuy nhiên về cơ cấu thì các van này có đặc điểm giống nhau, một số đặc điểm giống nhau của các loại này:

  • Cơ cấu hoạt động: Tất cả các loại van bướm đều hoạt động theo kiểu xoay quanh trục, điều khiển xoay quanh trục với góc dưới 90 độ.
  • Cấu trúc: Về cơ bản cấu trúc của các loại van bướm là như nhau, với thiết kế thân van mỏng, gọn, đĩa van dạng tấm tròn dẹt, với trục thẳng có thể điều khiển đĩa van quay.
  • Kiểm soát lưu lượng: Kiểu kết nối khác nhau không ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lưu lượng của van, lưu lượng qua van được kiểm soát thông qua việc điều chỉnh đĩa van.
  • Đa dạng vật liệu: Các loại van bướm có thể được cấu tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau, một số loại vật liệu thông dụng trong sản xuất van bướm đó là vật liệu inox, vật liệu gang, vật liệu thép carbon, vật liệu nhôm…
  • Phạm vi ứng dụng rộng rãi: Cả 3 loại van kể trên đều có tính ứng dụng rất rộng rãi, chúng có thể ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau như công nghiệp hóa chất, công nghiệp dầu khí, công nghiệp thực phẩm, hệ thống cấp thoát nước và trong nhiều ứng dụng công nghiệp khác.
  • Hiệu suất điều khiển: Cả 3 loại van bướm với các kiểu kết nối khác nhau sẽ không ảnh hưởng đến khả năng điều khiển lưu lượng của chất lỏng.
So sánh các kiểu kết nối của van bướm
So sánh các kiểu kết nối của van bướm

5. So sánh tính ứng dụng và lựa chọn phù hợp từng loại van bướm

Van bướm wafer, van bướm lug, van bướm mặt bích với kiểu kết nối khác nhau, chúng được sử dụng với các ứng dụng khác nhau, chúng sẽ phù hợp với từng ứng dụng nhất định. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến khả năng tương thích của từng loại, liệu có phù hợp với ứng dụng của mình không.

1. Tính ứng dụng van bướm Wafer

Van bướm wafer phù hợp với các ứng dụng có không gian hẹp bởi thiết kế của chúng nhỏ gọn, tiết kiệm không gian. Với đặc điểm áp suất và nhiệt độ của chúng, chúng thích hợp sử dụng với các ứng dụng có áp suất và nhiệt độ từ thấp đến trung bình. Cho nên thường thấy chúng được ứng dụng tại các ứng dụng cấp thoát nước, hệ thống làm mát, ứng dụng trong công nghiệp nhẹ.

Ứng dụng van bướm wafer
Ứng dụng van bướm wafer

2. Tính ứng dụng van bướm Lug

  • Van bướm lug tương thích với các ứng dụng có áp suất cao và nhiệt độ cao, chúng cũng phù hợp với các ứng dụng yêu cầu độ bền cao. Sẽ tường thấy chúng được ứng dụng tại các ứng dụng trong công nghiệp dầu khí, công nghiệp năng lượng, công nghiệp nặng và một số ứng dụng khác.
  • Điểm đặc biệt của loại này chính là khả năng tháo lắp một bên mà không cần ngắt đường ống, cho nên tại những ứng dụng yêu cầu bảo trì thường xuyên, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nên lựa chọn loại này.

3. Tính ứng dụng van bướm mặt bích

Van bướm mặt bích được thiết kế với kích thước tương đối lớn, được lắp đặt với các hệ thống có đường kính ống lớn. Khả năng chịu nhiệt độ cao và áp suất cao của loại này tốt. Chúng thường được lựa chọn sử dụng trong các ứng dụng xử lý hóa chất, hệ thống làm lạnh công nghiệp, các ứng dụng trong công nghiệp có quy mô lớn.

Ứng dụng van bướm mặt bích
Ứng dụng van bướm mặt bích

Kết luận:

Trên đây là bài so sánh giữa van bướm Wafer, Lug và Mặt bích, Chúng ta có thể thấy rằng mỗi loại van có những ưu và nhược điểm riêng. Qua việc hiểu rõ các đặc điểm này, chúng ta có thể lựa chọn loại van phù hợp nhất cho các ứng dụng cụ thể trong hệ thống ống dẫn của chúng ta.

Nguồn: vangiare.vn

5/5 - (100 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon