Trước khi, đường ống dẫn nước được thiết kế và sử dụng, để phục vụ cho công việc chữa cháy, nước phải được dự trữ và vận chuyển bằng các thùng chứa, vạc…
Từ thế kỷ 16, khi các đường ống dẫn nước bằng gỗ ra đời, lúc này công việc chữa cháy đã trở nên dễ dàng hơn. Các nhân viên cứu hỏa sẽ tiến hành khoan một lỗ xuống tới đường ống dẫn nước này để lấy nguồn nước phục vụ cho công việc chữa cháy này.
Và sau mỗi cuộc chữa cháy, nó cần phải được lấp đầy lại, điều này gây sự bất tiện và khó khăn cho các nhân viên chữa cháy khi phải tìm kiếm vị trí đường ống và tiến hành khoan lỗ. Để giải quyết vấn đề này, một điểm đánh dấu được đánh sử dụng để đánh dấu vị trí các lỗ khoan sẵn, tiện lợi cho công việc tìm các lỗ khoan sẵn của nhân viên cứu hỏa.
Sau này các đường ống cấp nước được thay đổi từ các vật liệu gỗ sang vật liệu gang và các điểm tiếp cận vĩnh viễn dưới lòng đất mang lại sự tiện lợi rất nhiều trong PCCC.
Ở một số nơi, lối dẫn đến các lỗ khoan này được đậy lại bằng nắp, tuy nhiên hiện nay được sử dụng phổ biến nhất vẫn là các trụ cứu hỏa được kết nối trực tiếp với nguồn cấp nước này.
Trụ cứu hỏa này được sáng chế bởi Frederick Graff vào năm 1801.
Trụ cứu hỏa được xem xét như một điểm kết nối để giúp liên kết nguồn cấp nước tới các vòi nước cứu hỏa. Trụ cứu hỏa được lắp đặt tại các vị trí dễ thấy và được lắp đặt nổi trên mặt đường. Tất cả các tòa nhà, khu dân cư, chung cư, khu để xe, lề đường… đều cần được lắp đặt trụ cứu hỏa.
Trụ cứu hỏa sẽ được kết nối trực tiếp với nguồn cấp nước thông qua các đường ống, trụ cứu hỏa giúp cấp một lượng nước lớn từ mạng lưới cấp nước nhằm mục đích dập tắt đám cháy nhanh chóng để hạn chế thiệt hại nhất.
Mục đích và công dụng của trụ cứu hỏa
Trụ cứu hỏa là một sản phẩm liên kết trực tiếp với nguồn cấp nước. Trụ cứu hỏa được sử dụng với mục đích là để cấp nước trực tiếp từ nguồn cấp nước tới vòi chữa cháy nhằm phục vụ công việc chữa cháy của lính cứu hỏa.
Tất nhiên mục đích và công dụng chính của trụ cứu hỏa đó chính là để cấp nước cho công việc chữa cháy, dập lửa. Tuy nhiên trụ cứu hỏa còn được sử dụng với một số mục đích khác nữa, cụ thể:
Ống dẫn để rửa: Trụ cứu hỏa của lưu lượng nước lớn, trụ cứu hỏa sẽ thường được sử dụng để xả cặn bẩn trong đường nước, nguồn cấp nước.
Hệ thống kiểm tra: Trụ cứu hỏa còn được sử dụng với mục đích là để kiểm tra khả năng thủy lực của hệ thống phân phối nước.
Ngoài ra trụ cứu hỏa còn được ứng dụng với một số ứng dụng khác nữa như được sử dụng để cung cấp nước cho các công trình xây dựng, vệ sinh đường phố, làm sạch cống rãnh…
Cấu tạo của trụ cứu hỏa
Trụ cứu hỏa tuy rằng có hoạt động rất đơn giản, tuy nhiên cấu tạo của sản phẩm trụ cứu hỏa này lại không hề đơn giản như vậy. Trụ cứu hỏa được phân thành hai loại đó là trụ nổi và trụ chìm. Cấu tạo của hai loại trụ cứu hỏa này tương đối khác nhau, cấu tạo của hai sản phẩm trụ này bao gồm có các thành phần chính đó là van, thân trụ và họng chờ. Cấu tạo cụ thể của từng sản phẩm trụ cứu hỏa này đó là:
Cấu tạo của sản phẩm trụ nổi
Cấu tạo của sản phẩm trụ ngầm
Các loại sản phẩm trụ cứu hỏa
Sản phẩm trụ cứu hỏa được phân thành hai dòng sản phẩm chính đó là trụ nổi và trụ ngầm
Sản phẩm trụ cứu hỏa nổi
Trụ cứu hỏa nổi còn được gọi với cái tên là trụ nổi, trụ cứu hỏa ướt. Trụ nước cứu hỏa nổi được lắp đặt nổi trên mặt đất, đó là lý do nó được gọi với tên gọi là trụ nước cứu hỏa nổi.
Trụ nổi được sử dụng rất rộng rãi đặc biệt là ở Việt Nam. Trụ cứu nổi ướt có yêu cầu là sử dụng ở những nơi có nhiệt độ bình thường, không có nhiệt độ âm, nhiệt độ đóng băng.
Đối với sản phẩm trụ nổi này, thiết kế nước cung cấp cho trụ nằm sát trên bề mặt, chính vì vậy, với điều kiện nhiệt độ thấp, nguồn nước này rất bị đóng băng và không sử dụng được.
Tuy nhiên, khi sử dụng với điều kiện thích hợp, sản phẩm trụ nổi hoạt động rất hiệu quả. Sản phẩm trụ nổi này giúp cho quá trình thi công dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn, bên cạnh đó công việc bảo trì trụ cứu hỏa cũng đơn giản hơn.
Sản phẩm trụ cứu hỏa ngầm
Trụ ngầm hay còn có các tên gọi như trụ chìm, trụ nước cứu hỏa ướt. trụ cứu hỏa chìm được lắp đặt chìm ở dưới mặt đất. Trụ cứu hỏa chìm thường được lắp đặt tại những điều kiện nhiệt độ thấp dễ xảy ra đóng băng. Ở Việt Nam không có hiện tượng này xảy ra, mà nó thường được lắp đặt ở những vị trí đặc biệt mà trụ nước cứu hỏa nổi không thích hợp thường là do vị trí địa lý, người ta cần lắp đặt trụ chìm.
Sản phẩm trụ cứu hỏa ngầm được chuyên dụng với những điều kiện có nhiệt độ thấp, dưới mức nhiệt độ đóng băng.
Trụ cứu hỏa chìm có thiết kế sắp xếp thùng chứa nằm sâu dưới lòng đất, do nhiệt độ dưới lòng đất luôn luôn cao hơn vì vậy có thể ngăn được tình trạng đóng băng xảy ra.
Tuy nhiên trụ ngầm cũng sẽ gây một số khó khăn trong công việc thi công và bảo trì, giá thành của trụ nước cứu hỏa chìm cũng đắt hơn so với trụ cứu hỏa ướt.
Nguyên lý hoạt động của sản phẩm trụ cứu hỏa
Các trụ nước cứu hỏa được lắp đặt ở những vị trí dễ thấy. Trong trường hợp cứu hỏa hoặc trường hợp cần thiết sử dụng. Người sử dụng trước hết là cần phải xác định được vị trí của trụ cứu hỏa. Sau đấy tiến hành lắp đặt đầu ống vào trụ cứu hỏa và mở một van ở trên đầu trụ cứu hỏa. Người sử dụng có thể kết nối vòi này với bồn của xe cứu hỏa. Có thể sử dụng thêm máy bơm để tăng áp lực nước và có thể chia thành nhiều dòng.
Người ta có thể kết nối ống với kiểu kết nối ren hoặc khớp nối nhanh hoặc đầu nối nhanh.
Sản phẩm trụ chữa cháy không có chức năng điều tiết và điều chỉnh áp suất của dòng chảy, nó không có khả năng thay đổi áp suất hay lưu lượng theo bất kỳ một cách nào. Nó chỉ chức năng cấp nước với áp suất hiện tại trong nguồn cấp nước.
Quy định lắp đặt sản phẩm trụ cứu hỏa
Theo tiêu chuẩn TCVN 6379 – 1998 quy định cụ thể về việc lắp đặt trụ cứu hỏa cơ bản như sau:
Trụ nước cứu hỏa phải được lắp đặt ở hướng thẳng đứng, vuông góc với mặt đường và không bị nghiêng theo bất kỳ hướng nào. Yêu cầu về lăp đặt và khoảng cách lắp đặt cũng được quy định rõ như sau:
Với các trụ nổi được lắp đặt trên vỉa hè ở cạnh đường giao thông, có yêu cầu về khoảng cách đó là: Khoảng cách giữa trụ với tường nhà phải trên 5m và khoảng cách giữa trụ với mặt đường không được quá 2.5m.
Trong các trường hợp đặc biệt, việc lắp đặt trụ nổi là không thể có thể lựa chọn sang lắp đặt trụ ngầm ở dưới mặt đất, tuy nhiên cần phải đảm bảo quy định là hố của trụ này phải có khoảng cách tối thiểu là 0.5m đối với các công trình ngầm để đảm bảo an toàn.
Trụ nước cứu hỏa khi lắp đặt yêu cầu lắp đặt họng cấp nước hướng về phía mặt đường. Chiều cao của trụ nước từ mặt đất đến đỉnh của trụ là 700m.
Đối với việc lắp đặt trụ ngầm, khi tiến hành khoan lỗ trụ, kích thước lỗ trụ ngầm hình vuông có cạnh cho phép là 1m2 (1200mm). Nắp của trụ ngầm có thể được thiết kế dạng nắp tròn hoặc dạng nắp vuông.
Trụ ngầm cũng có thể được lắp đặt ở dưới lòng đường, tuy nhiên yêu cầu thiết kế nắp đậy của hố trụ này phải chịu được tải trọng ít nhất là 20 tấn.
Ngoài ra, khi tiến hành lắp đặt trụ nước, phải lựa chọn vị trí lắp đặt thích hợp. Vị trí lắp đặt phải dễ nhìn thấy, dễ tiếp cận, không có vật cản. Việc xác định vị trí lắp đặt của trụ nước còn liên quan đến chiều dài của vòi chữa cháy, vòi chữa cháy có chiều dài là 30m.
Bảo trì và bảo dưỡng trụ cứu hỏa
Trụ cứu hỏa được khuyến khích bảo trì thường xuyên và định kỳ, quá trình bảo trì được yêu cầu diễn ra khoảng 2 lần / năm, ít nhất 6 tháng 1 lần.
Việc bảo dưỡng, bảo trì trụ liên quan đến quá trình liên quan công việc bôi trơn cơ cấu đầu và công việc thay thế các vòng đệm, gioăng làm kín trong trụ.
Nên kiểm tra định kỳ các chất bôi trơn, yêu cầu sử dụng các chất bôi trơn phi dầu mỏ để tránh tình trạng nhiễm bẩn nguồn cấp nước chung.
Các gioăng và đệm làm kín cũng hay xảy ra tình trạng hư hỏng, mài mòn nếu có tạp chất, sỏi đá ở trong nguồn nước cấp, nó sẽ gây cọ sát và gây mài mòn, rách đệm làm kín nên cần phải thay thế.
Công việc thay thế các chi tiết đệm, gioăng và chi tiết khác trong trụ cứu hỏa tương đối dễ dàng do thiết kế của trụ này có đầu nắp có thể tháo rời mà không cần tháo rời toàn bộ trụ.
Quá trình bảo dưỡng kỹ thuật trụ cứu hỏa cần phải thực hiện các công việc đó là các công việc kiểm tra tình trạng của trụ nước, kiểm tra tình trạng nắp đậy họng của trụ đối với trụ nổi và nắp đậy lỗ trụ và nắp trụ đối với trụ ngầm và toàn bộ các chi tiết kỹ thuật khác của trụ nước.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Trụ cứu hỏa