Van bướm hoạt động như thế nào

Bài viết này sẽ tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của van bướm và cách nó hoạt trong các ứng dụng khác nhau. Van bướm là một thiết bị quan trọng trong ngành công nghiệp và hệ thống cấp nước. Điều đặc biệt là sự linh hoạt trong việc điều khiển van bướm, bao gồm cả cách điều khiển bằng tay, điện hay khí nén. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá cụ thể cách van bướm hoạt động và cách mỗi phương pháp điều khiển ảnh hưởng đến hoạt động của nó.

Mô tả nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển bằng tay

Van bướm điều khiển bằng tay là loại van dạng cơ, chúng được vận hành bằng tay, sử dụng sức người để vận hành đóng mở, điều chỉnh vị trí và góc đóng/mở của đĩa van để điều khiển lưu chất qua van.

Van bướm điều khiển bằng tay hiện nay phổ biến với 2 dạng chính là dạng tay gạt và dạng tay quay. Về cơ bản thì cả 2 loại này đều thiết kế đóng ngắt bằng tay, tuy nhiên sẽ có sự khác biệt về phương thức vận hành.

Cấu trúc của các van này bao gồm có đĩa van, trục van, thân van, bộ phận điều khiển bằng tay (tay gạt, tay quay). Van điều khiển dòng lưu chất qua bộ phận đĩa van, đĩa van xoay các góc khác nhau cho lưu chất có thể lưu thông qua, hoặc bị chặn lại. Khi đĩa van nằm vuông góc với dòng chất, van ở trạng thái đóng, khi đĩa van nằm song song với lưu chất, van ở trạng thái mở. Nguyên lý hoạt động cụ thể như sau.

Van bướm tay gạt: Van bướm được thiết kế với bộ phận tay kẹp (mỏ vịt), để điều khiển được chúng, tiến hành bóp bộ phận mỏ vịt sau đó có thể tự do xoay các góc độ dưới 90 độ. Muốn điều khiển đĩa van ở vị trí nào chỉ cần điều chỉnh bộ phận tay kẹp này theo đúng góc độ đấy.

Van bướm tay quay: Van bướm tay quay có bộ phận điều khiển là bộ phận tay quay. Khi xoay bộ phận tay quay này, đồng thời đĩa van cũng sẽ được điều khiển theo. Thiết kế của chúng có thêm bộ phận bánh răng trợ lực, do đó việc đóng mở nhẹ nhàng hơn so với dạng tay kẹp.

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển bằng khí nén

Về cơ bản thì cách hoạt động điều khiển của loại van bướm điều khiển khí nén cũng tương tự như van bướm điều khiển bằng tay, tuy nhiên thay vì cơ chế điều khiển bằng tay thì các van này sử dụng áp suất của khí nén để điều khiển. Một bộ truyền động khí nén được sử dụng, thiết kế với cơ chế đặc biệt giúp cho chuyển đổi áp lực khí nén thành chuyển động quay.

Cấu trúc của van bướm điều khiển khí nén cũng tương tự như van bướm điều khiển bằng tay, chúng bao gồm có các bộ phận là đĩa van, trục van, thân van, bộ phận truyền động khí nén. Khi cấp khí vào bộ truyền động, khí nén sẽ tạo lực đẩy, đẩy piston trong bộ truyền động làm cho piston di chuyển tịnh tiến. Piston được kết nối với một cơ chế chuyển đổi từ chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay (cơ chế bánh răng), cơ chế này kết nối với trục quay. Trục của van bướm được kết nối với trục của bộ truyền động khí nén, nên khi điều khiển bộ truyền động khí nén quay, van bướm cũng sẽ quay. Bộ phận truyền động khí nén có 2 loại chính là loại điều khiển on/off và loại điều khiển tuyến tính. Nguyên lý hoạt động của 2 loại này có sự khác nhau, cụ thể như sau:

Van bướm điều khiển khí nén dạng on/off: Van bướm điều khiển khí nén dạng on/off là dạng van chỉ có chức năng điều khiển đóng ngắt, tức là điều khiển van đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn.

Van bướm điều khiển khí nén dạng tuyến tính: Dạng này cho khả năng điều khiển đóng ngắt và khả năng điều tiết lưu lượng, để có khả năng điều khiển tuyến tính chúng thường được sử dụng thêm một positioner.

Van bướm điều khiển bằng điện hoạt động như thế nào?

Loại van này được điều khiển bằng cách sử dụng nguồn năng lượng điện cấp vào một bộ truyền động điện (Electric actuator) tạo thành chuyển động quay từ đó điều chỉnh vị trí của đĩa van ở trạng thái mở hoặc đóng. Một số loại van bướm điện thông dụng đó là:

  • Van bướm điều khiển điện 220V
  • Van bướm điều khiển điện 24V
  • Van bướm điều khiển điện 110V
  • Van bướm điều khiển điện On/Off
  • Van bướm điều khiển điện tuyến tính

Cấu trúc cơ bản của các loại van bướm điện kể trên bao gồm có các bộ phận thân van, đĩa van, trục van, bộ truyền động điện. Bộ truyền động điện có chưa motor điện, khi bộ truyền động được cấp điện, motor điện sẽ quay, motor có khả năng xoay ở hai hướng thường là thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

Trục bộ truyền động kết nối với trục van, vì vậy khi motor điện hoạt động, chuyển động quay của motor sẽ chuyển thành chuyển động quay của trục van và đĩa van và nhờ đó van có thể điều khiển vị trí đóng hoặc mở.

Nguồn: vangiare.vn

5/5 - (100 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon