Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 11:32 sáng
Giới thiệu bu lông chân cột
Bu lông chân cột hay còn được gọi với các cái tên như bu lông neo, bu lông móng, bu lông neo móng. Loại bu lông chân cột này chính là một thiết bị được sử dụng để lắp ghép và tạo liên kết giữa cột với nền. Bu lông là một chi tiết rất quan trọng trong kết cấu này. Nếu không có bu lông neo, một kết cấu không thể hoàn chỉnh và bền vững được.
Bu lông chân cột được sản xuất với các kích thước và khả năng chịu tải trọng khác nhau, bởi vì bu lông là bộ phận chịu lực từ tác dụng lực của dầm đỡ vì vậy phải tính toán thật kỹ càng để lựa chọn và thiết kế bu lông phù hợp và an toàn.
Bu lông chân cột phải được đảm bảo được làm được từ vật liệu chất lượng cao đó là các vật liệu như thép không gỉ, thép mạ kẽm, thép cacbon. Bởi vì bu lông thường sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ công trình đó là lý do cần lựa chọn bulong chân cột có chất lượng tốt.
Bu lông chân cột là loại bu lông neo, nó có các kích thước từ M14 đến M100. Bu lông chân cột với các kích thước đa dạng. Được ứng dụng với nhiều ứng dụng khác nhau. Kích thước cụ thể của bu lông đó là: M14, M16, M18, M20, M24, M27, M30, M33, M36, M39, M40, M45, M48, M52, M56, M60, M64, M72, M100…
Kích thước của bu lông chân cột sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực chịu tải của bu lông. Thông thường đối với bu lông có kích thước càng lớn, thì tải trọng mà bu lông chịu được sẽ càng cao.
Kích thước chiều dài của bu lông cũng rất đa dạng, kỹ sư sẽ phải tính toán thiết kế kỹ càng để lựa chọn bu lông có đường kính và chiều dài thích hợp. Bên cạnh đó có yếu tố cũng cần quan tâm nữa đó là vật liệu cấu tạo của bu lông.
Ứng dụng của bu lông chân cột
Bu lông chân cột là một loại bu lông neo, nó được ứng dụng để liên kết các thành phần, kết cấu với bê tông, nền.
Bu lông thường được sản xuất từ các vật liệu có chất lượng cao có độ bền tốt để phù hợp cho các ứng dụng này.
Các ứng dụng thường thấy của loại bu lông neo này như ứng dụng neo móng cột nhà, lan can, cầu thang, cột đèn, cột biển hiệu, cột điện…
Nhìn chung, tùy vào từng ứng dụng với tải trọng khác nhau, sử dụng bu lông với từng kích thước khác nhau.
Cách tính toán bu lông chân cột
Trong mỗi bản vẽ, kỹ sư thiết kế sẽ có quy định khoảng cách, kích thước và chiều sâu nhúng của bu lông, tuy nhiên điều tối thiểu nhất là cần phải tuân thủ theo quy định của bộ luật xây dựng Quốc tế.
Trước hết, khi lắp đặt bu lông neo cần phải tuân thủ theo quy định của bộ luật xây dựng Quốc tế. Trong bộ luật này có quy định về chiều dài bu lông, khoảng cách bu lông, kích thước bu lông, chiều sâu nhúng…liên quan đến việc lắp đặt bu lông để đảm bảo an toàn tối thiểu trong xây dựng. Vậy bộ luật này quy định như nào.
Trước hết về khoảng cách giữa các bu lông, theo bộ luật, khoảng cách tối đa cho phép khi lắp đặt bu lông cho phép đó là 8 feet tương đương 1829mm. Đối với các tòa nhà có chiều cao trên hai tầng thì khoảng cách tối đa này phải dưới 4 feet khoảng 1219mm.
Về đường kính của bu lông, yêu cầu đường kính tối thủ cần thiết của bu lông neo đó là ½ inch (12,7mm).
Chiều sâu nhúng tối thiểu của bu lông neo đó là 7 inch tương đương 178mm.
Một số cách tính toán độ bền kéo của bu lông:
Đối với bu lông nhúng trong epoxy và gắn vào nền bê tông: F = D x 3,1415 x L x 800 psi.
Đối với bu lông nhúng trong epoxy gắn vào nền thép: F = D x 3,1415 x L x 1600 psi.
Đối với bu lông nhúng trong bê tông: F = 800 psi x 3,1415 x 1,4142 x H ^ 2.
Trong đó: F là lực kéo bu lông
D là lỗ khoan
L là chiều dài của lỗ khoan.
Cách lắp đặt bu lông chân cột
Công việc lắp đặt bu lông chân cột cũng phải được tính toán kỹ càng và lắp đặt yêu cầu độ chính xác phải cao. Khi lắp đặt bu lông cần phải lưu ý đến một số vấn đề, và các bước để tiến hành lắp đặt bu lông như sau:
Sau khi đã xác định được kích thước, chiều dài và tính toán về các vấn đề kỹ thuật xong, tiến hành lắp đặt bu lông.
Trước tiên, công việc đầu tiên cần phải làm đó là cần phải xác định được vị trí chính xác sẽ lắp đặt bu lông, cần xác định tim cột và khoảng cách giữa các bu lông, số lượng bu lông một cột.
Một công việc cần thiết nữa là phải cùm bulong vào dầm móng, công việc này giúp đảm bảo bu lông không bị xê dịch trong quá trình thi công bê tông chân móng. Sử dụng thép D8 hoặc D10 để cùm bu lông vào dầm móng.
Đảm bảo chính xác phần bu lông chôn dưới bê tông và phần bu lông nhô lên trên khỏi bê tông để tiến hành cùm bu lông chính xác. Bu lông, tiêu chuẩn của phần nhô lên khỏi bê tông thường là 100mm.
Cần lắp đặt bản mã để đảm bảo các phần tiếp xúc với chân cột được nằm trên một mặt phẳng, ngoài ra đảm bảo tính đồng bộ và sự truyền lực của cột với bu lông được đồng đều (bản mã là một tấm thép được đục các lỗ tương thích với các khoảng cách của bu lông, và nó sẽ được hàn liền với chân cột).
Các đầu bu lông được xác định nhô lên trên cần phải được bọc lại phần đầu ren để tránh bê tông khi đổ dầm bị dính vào , nếu bê tông bị dính vào đầu ren, phần đầu ren bị bít kín bởi bê tông điều này gây ảnh hưởng đến quá trình kết nối với đai ốc.
Trước khi đổ bê tông, cần phải nghiệm thu lại bằng máy kinh vĩ để nghiệm thu tọa độ và cần phải kiểm tra chính xác lại độ ổn tình của từng cụm bu lông.
Trong quá trình đổ bê tông, cần lưu ý nếu bu lông bị dịch chuyển cần phải điều chỉnh lại vị trí của bu lông ngay.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Bu lông chân cột