Thuật ngữ liên quan van an toàn
Thuật ngữ là gì?
Thuật ngữ là các từ ngữ thể hiện các khái niệm, các định nghĩa được sử dụng trong khoa học. Thuật ngữ thường được sử dụng nhiều trong các văn bản khoa học, công nghệ, có thể nói khi nhắc đên thuật ngữ là nhắc đến các từ ngữ chuyên ngành, chỉ dùng cho 1 lĩnh vực nào đấy.
1 thuật ngữ chỉ được có 1 khái niệm nhất định và 1 khái niệm chỉ có 1 thuật ngữ nhất định. Các thuật ngữ được sử dụng phải là các từ ngữ chỉ có 1 nghĩa để không xảy ra tình trạng từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa.
Các thuật ngữ vẫn chỉ ở 1 nghĩa như vậy dù ngôn ngữ có khác nhau, có nghĩa là các thuật ngữ có tính quốc tế.
Trong ngành van công nghiệp, có rất nhiều những thuật ngữ chuyên ngành khi sử dụng và lắp đặt. Trong quá trình lắp đặt, sử dụng van an toàn cũng vậy, có rất nhiều thuật ngữ cần phải biết.
Để hiểu được một số thuật ngữ chuyên ngành thì cần phải tìm hiểu, qua bài viết này. Chúng tôi đưa ra 1 số thuật ngữ phổ biến thường gặp phải khi sử dụng với van an toàn là:
Thuật ngữ liên quan van an toàn là gì?
Các thuật ngữ liên quan đến van an toàn sẽ được quy định trong các tiêu chuẩn để sử dụng và làm nguồn tham chiếu chung.
Các thuật ngữ sử dụng trong van an toàn được quy định trong một số tiêu chuẩn như DIN 3323, ASME / ANSI PTC25.3
Tất nhiên, các thuật ngữ rất nhiều, trong mỗi tiêu chuẩn tại mỗi quốc gia thì sẽ có những quy định khác nhau. Vì vậy, cần phải tham khảo các tiêu chuẩn hiện hành.
Các thuật ngữ liên quan van an toàn phổ biến
Dưới đây là một số các thuật ngữ phổ biến, sẽ có liên quan trong quá trình lựa chọn, sử dụng các sản phẩm van an toàn. Lưu ý rằng các thuật ngữ này không đầy đủ và chỉ sử dụng để tham khảo.
Van an toàn (Safety valve): Van an toàn là sản phẩm van an toàn có chức năng xả áp suất dư, bảo vệ hệ thống khỏi sự quá áp. Van an toàn không điều chỉnh áp suất mà trực tiếp xả áp suất dư ra khỏi hệ thống để giảm áp. Van an toàn là 1 thiết bị hoàn toàn tự động.
Van an toàn trực tiếp: Van an toàn trực tiếp là thiết bị van an toàn có hoạt động dựa trên tải trọng máy móc như lò xo, tay đòn.
Van an toàn gián tiếp: Van an toàn gián tiếp là van an toàn hoạt động dựa trên sự thay đổi thủy lực, van an toàn trực tiếp điều khiển bằng một van an toàn gián tiếp.
Van an toàn lò xo: Là các van an toàn trực tiếp, có thiết kế lò xo và hoạt động dựa vào lực hồi của lò xo.
Van an toàn ống xếp: Cũng là một van an toàn trực tiếp, van an toàn này được thiết kế ống xếp để giảm thiểu tình trạng áp suất ngược xảy ra.
Van an toàn piston: Van an toàn piston có thiết kế đĩa piston, cũng tương tự như van an toàn ống xếp, van này giúp giảm thiểu tình trạng áp suất ngược. Còn được gọi là van an toàn cân bằng.
Áp suất vận hành (Operating pressure): Là khoảng áp suất mà van có thể hoạt động ở điều kiện bình thường. Ở trong khoảng áp suất này, van sẽ hoạt động bình thường và quá khoảng áp suất này van có thể gặp sự cố.
Áp suất đặt (Set pressure): Áp suất đặt là mức áp suất sẽ cài đặt với van an toàn. Tại mức áp suất này, van an toàn sẽ bắt đầu nâng để xả áp. Có nghĩa là đây là mức áp suất tối thiểu van an toàn sẽ hoạt động.
Áp suất thử nghiệm (Test pressure): Áp suất thử nghiệm là mức áp suất được đo trong quá trình thử nghiệm, tại đây các van an toàn sẽ nâng để xả áp.
Áp suất mở (Opening pressure): Áp suất mở là mức áp suất mà van an toàn sẽ xả áp bằng đúng với mức công suất định trước. Áp suất mở thường được tính bằng tổng của áp suất đặt và các áp suất chênh lệch.
Áp suất đặt lại (Reseating pressure): Áp suất đặt lại là mức áp suất mà tại đây các van an toàn sẽ được đóng lại, đĩa van sẽ trở lại vị trí cũ để ngăn lưu chất thoát ra.
Áp suất ngược xả (Built – up back pressure): Áp suất ngược xả là mức áp suất ngược sinh ra tại cổng ra trong quá trình van an toàn xả áp, van an toàn hoạt động.
Áp suất ngược bổ sung (Superimposed backpressure): Áp suất ngược bổ sung là mức áp suất ngược sinh ra tại cổng ra trong quá trình van đóng.
Áp suất ngược (Backpressure): Áp suất ngược được tính bằng tổng áp suất ngược xả và áp suất ngược bổ sung.
Áp suất mở chênh lệch (Opening pressure difference): Là mức áp suất mở chênh lệch, gia tăng so với mức áp suất mở định trước để van có thể mở.
Áp suất đặt lại chênh lệch (Reseating pressure difference): Là sự chênh giữa áp suất đặt và áp suất đặt lại.
Chênh lệch áp suất chức năng (Functional pressure difference): Đây là tổng số của mức áp suất mở và mức áp suất đặt lại.
Chênh lệch áp suất vận hành (Operating pressure difference): Là sự khác nhau giữa mức áp suất đặt và áp suất làm việc.
Lực nâng (lift): Là lực mà đĩa hoạt động nâng lên để rời khỏi vị trí đóng của van.
Diện tích dòng chảy (Flow area): Diện tích dòng chảy được sử dụng với mục đích là để tính lưu lượng dòng chảy.
Đường kính dòng chảy (Flow diameter): Đường kính dòng chảy thực chất chính là đường kính của cổng vào và cổng xả của van an toàn.
Kích thước (Nominal size designation): Là kích thước kết nối đầu vào của van an toàn.
Công suất chảy thử nghiệm (Theoretical flowing capacity): Là mức công suất chảy được tính toán.
Công suất chảy thực tế (Actual flowing capacity): Công suất chảy thực tế là công suất chảy được tính bằng việc đo lường thực tế.
Xem tiếp: Van an toàn là gì? – Safety valve – Relief valve là gì?, Vị trí và yêu cầu lắp đặt của van an toàn
Thuật ngữ liên quan van an toàn