Bình chữa cháy

80.000( Đã có VAT )
Thị trường: 100.000
Tiết kiệm: 20.000 (20%)
(1 đánh giá của khách hàng)
Tình trạng: Còn hàngBảo hành: 12 tháng
GTIN: 8931542164191 Mã: 16419 Danh mục:
Hỗ trợ trực tuyến

Cập nhật lần cuối ngày 03/05/2024 lúc 05:09 chiều

Lịch sử của bình chữa cháy

Bình chữa cháy đầu tiên có lẽ được ghi nhận vào năm 1723 do Ambrose Godfrey sáng chế. Bình chữa cháy lúc này được thiết kế là một thủng chất lỏng chữa cháy và có một khoang thuốc súng riêng biệt. Bình chữa cháy này hoạt động bằng cách kích hoạt thuốc nổ và làm phân tán chất lỏng chữa cháy. Đây là một phát triển lớn trong PCCC, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều hạn chế trong PCCC.

Vào năm 1816 George Wiliam Manby phát minh ra bình chữa cháy dạng bột đầu tiên, bình cứu này chứa đầy tro ngọc trai, được vận hành bằng khí nén.

Vào năm 1866 bình chữa cháy soda-axid đầu tiên ra đời bởi Francois Carlier của pháp.

Bình cứu hỏa hoạt động bằng hộp mực đầu tiên ra đời vào năm 1881 bởi Read & Campbell tại Anh.

Vào năm 1904 bình cứu hỏa bọt hóa học đầu tiên ra đời tại Nga do Alesksandr Loran phát minh.

Năm 1911 bình cứu hỏa sử dụng CTC và CCI được cấp bằng sáng chế.

Năm 1924 bình cứu hỏa Carbon dioxid ( bình chữa cháy CO2) ra đời.

Năm 1928 bình cứu hỏa hóa chất khô ra đời .

Bình cứu hỏa
Bình cứu hỏa

Giới thiệu sản phẩm bình chữa cháy

Bình chữa cháy là một thiết bị PCCC, bình chữa cháy được sử dụng nhằm mục đích để dập tắt những đám cháy ở trong tầm kiểm soát, đó là những đám cháy nhỏ mà một người có thể kiểm soát được. Những đám cháy không nằm trong tầm kiểm soát cơ bản như: Những đám cháy to, đám cháy trên cao, hay ở những nơi không thông khí, gây nguy hiểm cho người chữa cháy.

Bình chữa cháy là một thiết bị chữa cháy di động cầm tay, xách tay. Bình cứu hỏa này có quy cách nhỏ gọn, có thể dễ dàng di chuyển. Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun trực tiếp các chất chữa cháy đến ngọn lửa để làm tắt nó, kiểm soát và ngăn nguy cơ lan rộng của đám cháy.

Bình cứu hỏa tùy vào từng loại nó chữa cháy bằng những nguyên lý khác nhau như làm nguội vật liệu chát, lấy đi oxy của ngọn lửa hay cản trở các phản ứng hóa học xảy ra.

Bình cứu hỏa
Bình cứu hỏa

Xem thêm: Lăng phun chữa cháy

Phân loại các đám cháy

Dựa theo tiêu chuẩn TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1:2000 quy định về phòng cháy chữa cháy- bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy, quy định cụ thể về việc phân loại đám cháy dựa vào tính chất của vật liệu cháy như sau:

Đám cháy loại A

Đám cháy loại A là những đám cháy nguồn chất cháy là chất cháy rắn ví dụ như các chất như gỗ, vải, giấy, cao su và một số chất khác tương tự.

Đám cháy loại B

Đám cháy loại B là những đám cháy có nguồn chất cháy liên quan đến chất lỏng dễ cháy, các chất lỏng dễ cháy thường có nguy cơ gây hỏa hoạn như dầu mỡ, xăng, dung môi, sơn mài, rượu và một số chất lỏng tương tự.

Đám cháy loại C

Đám cháy loại C là những đám cháy bởi các nguồn cháy của các khí dễ cháy, một số loại khí dễ tay như metan, propan và hydro…

Đám cháy loại D

Là đám cháy liên quan đến kim loại phản ứng mạnh như Natri, Magie, Kali…

Phân loại đám cháy
Phân loại đám cháy

Phân loại sản phẩm bình chữa cháy

Bình cứu hỏa được phân loại theo nhiều cách khác nhau, bình cứu hỏa có thể được phân loại dựa vào cách hoạt động hay theo chất cứu hỏa mà bình cứu hỏa sử dụng.

Phân loại sản phẩm bình chữa cháy theo cách hoạt động

Bình chữa cháy hộp mực

Bình cứu hỏa hộp mực là loại bình cứu hỏa sử dụng hộp mực để phân tán các chất chữa cháy, bình cứu hỏa được thiết kế sử dụng hộp mực riêng mực.

Các bình cứu hỏa sử dụng hộp mực riêng biệt khi sử dụng hết có thể được nạp đầy lại.

Bình chữa cháy hộp mực
Bình cứu hỏa hộp mực

Bình chữa cháy khí nén

Bình cứu hỏa khí nén phân tán chất chữa cháy bằng khí nén. Với loại này, chất đẩy khí nén sẽ được lưu trữ cùng một buồng với chất chữa cháy.

Với từng loại chất chữa cháy khác nhau. Loại khí nén được sử dụng làm chất đẩy cũng sẽ khác nhau. Ví dụ: Với bình cứu hỏa loại hóa chất khô, chất đẩy được sử dụng đó là loại khí nén Nito. Với bình cứu hỏa nước, chất đẩy được sử dụng đó là không khí.

Sản phẩm bình cứu hỏa khí nén là các dòng bình cứu hỏa được sử dụng phổ biến nhất.

Bình cứu hỏa khí nén
Bình cứu hỏa khí nén

Bình chữa cháy cầm tay

Bình cứu hỏa cầm tay là bình chữa cháy các loại, để có thể cầm tay, xách tay được nó cần phải có trọng lượng nhẹ.

Trọng lượng của các sản phẩm bình chữa cháy cầm tay nay thường có trọng lượng từ 0,5 kg đến 14 kg.

Bình cứu hỏa cầm tay được sử dụng ở những nơi như tại các tòa nhà, nhà ở, cửa hàng….

Bình cứu hỏa cầm tay
Bình cứu hỏa cầm tay

Bình chữa cháy loại gắn trên xe đẩy

Bình chữa cháy loại gắn trên xe đẩy này là những bình cứu hỏa có trọng lượng nặng, những bình chữa cháy này có trọng lượng trên 23kg. Với trọng lượng nặng như vậy, tính linh hoạt của nó kém hơn, nó sẽ khó mà di chuyển bằng tay được. Vì thế những bình cứu hỏa có kích thước lớn này thường được lắp trên xe đẩy để dễ dàng di chuyển, tăng tính linh động cho nó.

Các sản phẩm bình cứu hỏa gắn trên xe đẩy thường được cài đặt ở những công trình xây dựng, đường băng sân bay, bến tàu…

Bình cứu hỏa gắn trên xe đẩy
Bình cứu hỏa gắn trên xe đẩy

Phân loại bình chữa cháy dựa vào chất chữa cháy

Các chất chữa cháy được sử dụng trong PCCC như: Nước, bọt tổng hợp, Carbon dioxide, hóa chất ướt… Bình cứu hỏa được phân loại thành các loại sau đây:

Bình chữa cháy nước

Bình chữa cháy nước là bình chữa cháy có nhãn màu đỏ. Bình cứu hỏa nước chứa nước ở trong bình, sử dụng nước để chữa cháy.

Bình chữa cháy nước được chỉ định chỉ có thể sử dụng để dập tắt những đám cháy loại A, là những đám cháy của chất cháy rắn, các chất cháy rắn ví dụ như giấy, gỗ, vải… Bình cứu hỏa nước này không có tác dụng chữa cháy ở những đám cháy loại khác.

Bình cứu hỏa nước là sản phẩm có giá thành dễ nhất.

Bình chữa cháy nước
Bình cứu hỏa nước

Bình chữa cháy bột

Bình chữa cháy bột là dạng bình chữa cháy có chứa đầy các chất kết tinh màu trắng. Các chất kết tinh này chứa trên 80% là chất Natri bicarbonat. Các chất chữa cháy này có chức năng chính là làm loãng nồng độ oxy và hỗn hợp chất cháy.

Bình cứu hỏa bột có nhãn màu xanh, được đánh nhãn ABC sử dụng thích hợp với các đám cháy loại A, loại B, loại C và các đám cháy liên quan đến điện.

Bình cứu hỏa bột không được sử dụng ở trong nhà, trong phòng hẹp, kín khí. Nó được khuyến khích sử dụng tại những phòng máy, máy móc ngoài trời.

Bình chữa cháy bột
Bình cứu hỏa bột

Bình chữa cháy bọt

Bình cứu hỏa bọt được phân loại thành nhiều dòng khác nhau, các dòng như bọt tạo màng dạng nước AFFF, bọt tạo màng nước kháng cồn AR-AFFF, Fluoroprotein tạo màng (FFFP), hệ thống tạo bọt khí nén CAFS, Arctic Fire, FireAde, Cold Ade.

Được phân thành các loại bình chữa cháy chính đó là bình chữa cháy bọt AFFF, bình chữa cháy bọt AR-AFFF, bình cứu hỏa bọt FFFP, bình chữa cháy bọt CAFS….

Các loại bình cứu hỏa bọt này tùy vào từng loại sẽ có những ứng dụng riêng, điển hình nhất là các đám cháy loại A, loại B.

Bình chữa cháy bọt
Bình cứu hỏa bọt

Bình chữa cháy Carbon dioxide (CO2)

Bình chữa cháy Carbon dioxide hay bình chữa cháy CO2, bình chữa cháy này được dán nhãn đen. Bình cứu hỏa được sử dụng chữa cháy cho các loại đám cháy loại B là những đám cháy của chất lỏng dễ cháy. Bên cạnh đó CO2 cũng được sử dụng để chữa cháy các đám cháy liên quan đến điện bởi chất CO2 này cũng không dẫn điện.

Bình cứu hỏa CO2 dập lửa bằng cách dịch chuyển oxy.

Bình cứu hỏa CO2
Bình cứu hỏa CO2

Bình chữa cháy dạng sương nước khử ion

Bình chữa cháy dạng sương nước khử inon này cũng sử dụng nước trong chữa cháy, nước này được khử ion chính là nước cất, vì vậy, nước này không dẫn điện.

Bình cứu hỏa dạng sương này được sử dụng để dập tắt các đám cháy loại A, B và loại C. Sản phẩm bình cứu hỏa này được sử dụng rộng rãi bởi chất chữa cháy này là chất chữa cháy sạch, an toàn với con người.

Bình dạng này được thiết kế dạng phun sương siêu mịn, nó tạo một màng sương siêu mỏng để làm giảm lượng oxy của đám cháy và dập tắt đám cháy.

Bình cứu hỏa phun sương
Bình cứu hỏa phun sương

Bình chữa cháy hóa chất ướt

Bình chữa cháy hóa chất ướt được chỉ định sử dụng với các đám cháy loại loại A. Hóa chất ướt gồm các chất như kali axetat, Kali cacbonat hoặc kali xitrat.

Loại bình này giúp dập tắt đám cháy bằng cách tạo một lớp bọt xà phòng không có không khí và làm mát đám cháy bằng nước có nhiệt độ thấp.

Bình cứu hỏa hóa chất ướt không được sử dụng với các đám cháy thuộc chất lỏng dễ cháy.

Bình cứu hỏa hóa chất ướt
Bình cứu hỏa hóa chất ướt

Đọc thêm: Phân loại bình chữa cháy

Cách chọn sản phẩm bình chữa cháy

Việc lựa chọn bình cứu hỏa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nó được lựa chọn dựa trên các cân nhắc như bản chất của vật liệu cháy, chi phí, tính ổn định, tính độc hại, tính dễ làm sạch, tính nguy hiểm của điện.

Cần phải xác định theo mức độ của đám cháy, kết cấu, vị trí đó là nơi có người hay không có người là phòng kín hay ngoài trời. Cần phải xác định các yếu tố nguy hiểm cần phải đối mặt, nhiệt độ…

Lựa chọn bình chữa cháy theo loại đám cháy

Đám cháy được phân loại dựa vào mối nguy hiểm mà gây ra đám cháy đấy, các loại đám cháy được phân thành các loại đó là đám cháy loại A, đám cháy loại B, đám cháy loại C, đám cháy loại D.

Bình cứu hỏa cần phải được lựa chọn theo mối nguy hiểm mà nó cần bảo vệ. Đám cháy loại A, B, C, D sẽ có các bình chữa cháy thích hợp với từng loại riêng và được quy định ngay trên thân bình.

Lựa chọn bình chữa cháy theo tính độc hại

Các bình cứu hỏa có một số loại có tính độc hại và ảnh hưởng tới con người, vì vậy yêu cầu của nó là chỉ được sử dụng với những điều kiện đám cháy ở ngoài trời, rộng rãi, hoặc ít người.

Lựa chọn bình chữa cháy dựa vào chi phí

Giá thành của từng loại bình cứu hỏa có sự chênh lệch, để tiết kiệm kinh phí cần xác định được rủi ro cháy có thể xảy ra để lựa chọn bình chữa cháy thích hợp nhất nhằm tiết kiệm chi phí và tránh gây lãng phí. Ví dụ những đám cháy loại A chỉ cần thiết sử dụng bình cứu hỏa nước, nó là loại có giá thành rẻ nhất.

Bình chữa cháy các loại
Bình chữa cháy các loại

Bảo dưỡng, kiểm tra sản phẩm bình chữa cháy

Bình cứu hỏa cần phải được kiểm tra thường xuyên để chắc chắn rằng bình chữa cháy còn và vẫn sử dụng được.

Kiểm tra và thay thế khi phát hiện bình chữa cháy bị hư hỏng không dùng được, hoặc đối với những bình hết, có thể nạp lại

Hạn sử dụng của bình chữa cháy: Bình cứu hỏa không có hạn sử dụng, tuy nhiên thời gian lâu dài không sử dụng, bình chữa cháy sẽ mất dần áp suất ( Làm cho bình chữa cháy mất khả năng phun xịt). Vì vậy, bình chữa cháy cần được kiểm tra thường xuyên. Với những bình chữa cháy bị mất áp suất không cần thiết phải thay thế mà có thể nạp áp suất trở lại.

Một số loại bình cứu hỏa
Một số loại bình cứu hỏa

Cách sử dụng bình chữa cháy

Bình cứu hỏa sẽ được thiết kế để dễ dàng sử dụng nhất cho người sử dụng, việc sử dụng bình cứu hỏa được hướng dẫn như sau:

Đầu tiên, để bình chữa cháy có thể sử dụng được, cần kéo chốt để phá vỡ niêm phong.

Hướng bình cứu hỏa xuống thấp, bình cứu hỏa được xách ở vị trí cao hơn của đám cháy để hướng xuống vị trí đám cháy, điều chỉnh đầu phun của bình cứu hỏa vào đám cháy.

Bóp tay cầm của bình chữa cháy để giải phòng chấy chữa cháy đến ngọn lửa .

Di chuyển đầu vòi của bình chữa cháy xung quanh đám cháy và gốc của ngọn lửa.

Lưu ý khi sử dụng bình cứu hỏa

Bình cứu hỏa C02 không nên cầm vào vòi, có thể gây bỏng.

Bình bọt có thể xịt lên người để giảm nhiệt thoát khỏi đám cháy, bình bột, bọt thì không.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
Hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa

Cài đặt bình chữa cháy

Khi cài đặt và lắp đặt bình chữa cháy có những yêu cầu tối thiểu sau:

Bình cứu hỏa phải được đặt ở những nơi dễ thấy, dễ tiếp cận. Nó phải được đặt ở những vị trí mà khi đám cháy xảy ra, người vận hành có thể tiếp cận nhanh chóng và ngay lập tức.

Bình cứu hỏa yêu cầu phải được lắp ở những vị trí dễ thấy, không được lắp ở những nơi bị che khuất, khó nhìn.

Đặt bình cứu hỏa vào trong tủ cứu hỏa, tủ cứu hỏa không được khóa, nếu không sẽ gây khó khăn trong quá trình chữa cháy.

Những vị trí dễ bị ảnh hưởng bởi tác động ngoại lực, thì cần phải được thiết kế lắp đặt sao cho bình cứu hỏa được bảo vệ an toàn.

Bình cứu hỏa cần được đặt trên giá, móc, tủ, xe đẩy, không nên đặt bình chữa cháy trực tiếp dưới nền đất.

Lưu ý đến các điều kiện nhiệt độ được đánh dấu trên bình, không nên đặt bình ở những nơi có mức nhiệt độ vượt quá mức nhiệt độ này.

Bình cứu hỏa
Bình cứu hỏa

Xem thêm: Bộ trộn foam

1 đánh giá cho Bình chữa cháy

  1. Avatar of Admin

    Admin (xác minh chủ tài khoản)

    Bình chữa cháy

Thêm đánh giá

Tư vấn miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIVA

  • Địa chỉ: Số 20 Nhà B Tập thể Quân đội C30- Cục vật tư, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
  • Mã số thuế: 0110017856
  • Điện thoại: 0965.925.563
  • Email: vangiare.vn@gmail.com
  • Website: https://vangiare.vn
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Hướng dẫn sử dụng
phone-icon zalo-icon