Cấu tạo van bướm điều khiển khí nén

4/5 - (100 bình chọn)

Vì sao cần hiểu rõ về cấu tạo van bướm điều khiển khí nén

Việc nắm rõ được cấu tạo của từng bộ phận của van bướm điều khiển khí nén sẽ giúp khách hàng có thể hiểu rõ về sản phẩm, trong trường vận hành nếu sản phẩm bị lỗi khách hàng có thể phán đoán được nguyên nhân bắt nguồn từ đầu dẫn tới van bị hỏng.

Không dừng ở đó, việc hiểu rõ được cấu tạo sản phẩm phần nào đó giúp khách hàng có thể hiểu rõ cơ chế vận hành của sản phẩm như nào. Từ đó đưa ra các phương án phù hợp để ứng dụng một cách hiệu quả nhất.

Cấu tạo chi tiết van bướm điều khiển khí nén

Loại hoạt động on/off

Bộ truyền động tác động đơn có lò xo phản hồi (Single acting)

Bộ phận thân: Được chế tạo từ hợp kim nhôm đem lại khả năng chống ăn mòn từ điều kiện làm việc bên ngoài cho thiết bị. Bộ phận thân được xem là bộ phận được dùng để gắn kết bao bọc các bộ phận khác của bộ truyền động. Mặt trước của bộ phận thân được thiết kế với hai cổng có nhiệm vụ dẫn khí vào để thực hiện quá trình đóng mở.

Bộ phận Piston: Vật liệu để chế tạo piston cũng là hợp kim nhôm tương tư như bộ phận thân. Ở trong một đầu khí luôn được thiết kế hai Piston đặt đối xứng nhau. Trong đó, ở mỗi piston sẽ được thiết kế thêm 1 hàng bánh răng để chuyển động tịnh lên xuống.

Vòng dẫn piston: đây là hai bộ phận được đặt ngay hai đầu bộ phận piston, nhiệm vụ chính đó là giúp piston có thể ổn định khi làm việc.

Bộ phận trục: Đây là chi tiết được chế tạo hoàn toàn từ vật liệu thép có khả năng chịu được áp lực cao và có thể làm việc liên tục. Được gia công với độ chính xác tuyệt đối nhằm đảm bảo quá trình vận hành thân van bên dưới hiệu quả nhất.

Bộ phận nắp: Bộ phận nắp được sử dụng để bịt hai đầu bộ phận, với thiết kế tách rời nhau và được gắn lại với nhau thông qua bulong cho nên người dùng có thể tháo ra lắp vào một cách miễn phí.

Gioăng cao su: Nhằm gia tăng độ kín giữa bộ phận thân và nắp, ở giữa bao giờ cũng được đặt thêm gioăng cao su để ngăn khí không bị rò rỉ ra ngoài hoặc bụi bẩn, nước từ bên ngoài đi vào trong bộ khí.

Cấu tạo bộ điều khiển khí nén tác động kép
Cấu tạo bộ điều khiển khí nén tác động kép

Bộ truyền động tác động kép (Double acting)

Có thể bạn chưa biết thì bộ truyền động khí nén tác động đơn và tác động kép giống nhau đến 90%, riêng chỉ có một điểm khác biệt duy nhất đó là bộ truyền động khí nén tác động đơn sử dụng thêm bộ phận lò xo.

Cho nên ở phần tác đơn mình chủ giới thiệu qua các bộ phận đã sử dụng chung cho hai bộ điều khiển, riêng có bộ phận lò xo mình sẽ giới thiệu chi tiết đến cho quý khách hàng.

Bộ truyền động khí nén tác động đơn được cấu thành từ những bộ phận chính như sau:

  1. Bộ phận thân
  2. Bộ phận piston
  3. Vòng dẫn piston
  4. Bộ phận nắp
  5. Gioăng cao su
  6. Bộ phận lò xò: Lò xo được chế tạo từ vật liệu thép đặc biệt bên ngoài phủ một lớp sơn đen chống ăn mòn, nhiệm vụ chính của bộ phận này đó là tận dụng lực hồi để chuyển từ trạng thái mở qua trạng thái mở. Thay vì sử dụng một đường dẫn khí giống như bộ điều khiển tác động kép.
Cấu tạo bộ điều khiển khí nén tác động đơn
Cấu tạo bộ điều khiển khí nén tác động đơn

Van bướm

Van bướm là dòng van cơ được cấu thành từ: thân van, cánh van, trục van, gioăng cao su.

Trong đó, cánh van trong quá trình làm việc sẽ chuyển đồng cùng với bộ điều khiển khí nén để tạo ra quá trình đóng mở, thực hiện quá trình điều tiết lưu lượng dòng chảy bên trong đường ống.

Thân van được xem bộ khung chính cho tổng thể van bướm, van có thông số về chiều cao, chiều dài, độ dày như nào phụ thuộc hết vào bộ phận thân.

Được thế tạo từ những dòng vật liệu như: gang, inox, nhựa tuỳ vào từng sản phẩm thì thân sẽ được đúc từ các dòng vật liệu mà  mình vừa chia sẻ ở trên.

Gioăng cao su được sử dụng với mục đích đảm bảo độ kín khi van ở trạng thái đóng.

Các bộ phận cấu tạo van bướm
Các bộ phận cấu tạo van bướm

Hộp công tắc báo giới hạn hành trình (Limit switch box)

Công tắc giới hạn hành trình là thiết bị được gắn trực tiếp trên bộ điều khiển khí nén.

Ưu điểm của công tắc giới hạn hành trình đó là cho phép người dùng có thể nhận biết được sản phẩm đang ở trạng thái đóng hay trạng thái mở.

Ngoài ra sản phẩm còn cho phép người dùng đấu điện vào thông qua bảng mạch ở trên để báo tín hiệu về phòng điều kiện.

Hiện nay trên thị trường đối với công tắc giới hạn hành trình chỉ có một kích thước duy nhất, áp dụng cho toàn bộ các model đầu khí lớn nhỏ khác nhau.

Limit Switch Box
Limit Switch Box

Van điện từ khí nén

Van điện từ khí nén được sử dụng để phân chia luồng khí nén vào trong bộ điều khiển khí nén.

Điện áp sử dụng trên các dòng sản phẩm trên chủ yếu là hai dòng điện 24v và 220v, ngoài ra còn có thêm điện áp như 110v thế nhưng không phổ biến bằng hai dòng điện trên.

Tuỳ vào từng model của van điện từ  khí nén mà nhu cầu sử dụng sẽ khác nhau.

Ví dụ như van điện từ khí nén 4m310-10 là dòng sản phẩm gắn trực tiếp trên bộ khí nén, trong khi đó 4v210-08 lại không cần gắn trực tiếp trên thân.

Van điện từ khí nén
Van điện từ khí nén

Loại hoạt động tuyến tính

Bộ định vị điện khí nén (Electro pneumatic positioner)

Là bộ phận được sử dụng với mục đích điều tiết phân chia lưu lượng khí nén trước khi nó đi vào trong độ điều khiển khí nén ở bên dưới, từ đó cho phép van có thể đóng mở ở nhiều góc khác nhau.

Đối với bộ định vị khí nén trên thị trường có rất nhiều sản phẩm phục vụ cho từng nhu cầu mục đích sử dụng riêng. Thế nhưng sản phẩm được sử dụng nhiều nhất vẫn là model YT 1000.

Bên cạnh đó khi mua bộ định vị khí nén khách hàng còn có thêm các chi tiết gia đỡ nhằm hỗ trợ lắp đặt với các thiệt bị khác trên hệ thống, đảm bảo bộ định vị khí nén luôn chắc chắn nhất trong khi làm việc.

Bộ định vị khí nén
Bộ định vị khí nén

Bộ truyền động khí nén

Như mình đã chia sẽ ở trên, đối với bộ truyền động khi nến để cấu thành nên một sản phẩm hoàn chình cần tới rất nhiều chi tiết khác nhau từ thân vỏ bên ngoài cho tới các chi tiết như: piston, lò xo, bánh răng…..

Để hiểu rõ hơn nữa về các bộ phận cũng như nhiệm vụ trong quá trình làm việc là gì khách hàng có thể kéo lên trên đề đọc và hiểu rõ hơn.

Van bướm

Tương tự như bộ truyền động khí nén thì van bướm sử dụng cho loai tuyến tính cũng không có gì quá nổi bật, vẫn là những dòng sản phẩm như Wafer, Lug, Mặt bích tất cả đều được cấu thành từ những bộ phận như: cánh, trục, thân, gioăng làm kín.

Một số thiết bị khác

Ngoài các bộ phận chính mà mình vừa chia sẽ ở trên, van bướm điều khiển khí nén còn sử dụng thêm rất nhiều các chi tiết khác với mục đích hỗ trợ quá trình sử dụng trở nên hiệu quả hơn, hay đơn giản là nhu cầu sử dụng cho từng hệ thống là khác nhau.

Dưới đây là một số thiết bị khác hay đi kèm với van bướm điều khiển khí nén:

Tiêu âm: là thiết bị có thiết kế khá nhỏ được sử dụng làm giảm âm thanh khi nén trong quá trình làm việc. Ngoài ra tiêu âm còn có thêm nhiệm vụ đó là ngăn bụi từ bên ngoài vào các vị trí lỗ trên độ khí nén ở dạng chờ không sử dụng tới.

Tiêu âm khí nén
Tiêu âm khí nén

Bộ lọc khí nén: Đối với bộ lọc khí nên có nhiệm vụ chính đó là làm sạch lưu lượng khí nén ở bên trong cung cấp cho các thiết bị trên hệ thống. Đối với bộ lọc khí nén sẽ có hai dạng, một là dạng đơn hai là dạng kép trong đó sản phẩm được sử dụng cho van bướm điều.

Bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén

Nguồn: vangiare.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon