Hướng dẫn cách lắp đặt van bướm qua 7 bước
Tài liệu van bướm là những thông tin liên quan đến sản phẩm, mà công ty chúng tôi muốn gửi tới quý vị và các bạn. Làm sao có thêm nhiều góc nhìn về dòng van bướm.
Bài viết này chúng ta sẽ chuyên sâu hơn về mục hướng dẫn lắp đặt van bướm.
6 loại dụng cụ, thiết bị và vật tư cần có khi lắp van bướm
Trước khi tiến hành lắp đặt van bướm lên đường ống chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị và vật tư dưới đây để công việc lắp đặt được suôn sẻ và nhanh chóng:
- Van bướm: đương nhiên là chúng ta cần van bướm để lắp đặt
- Mặt bích: mỗi van bướm cần 2 mặt bích để lắp đặt trên đường ống, tiêu chuẩn của mặt bích phụ thuộc vào tiêu chuẩn kết nối của van bướm
- Giăng làm kín (chỉ dùng cho van bướm mặt bích): cũng như mặt bích giăng làm kín cũng cần 2 cái cho mỗi van bướm, gioăng có thể được chế tạo từ cao su hoặc các vật liệu mềm khác.
- Bulong: Tùy vào kích thước của van bướm mà chúng ta chuẩn bị số lượng và kích thước của bulong sao cho phù hợp.
- Cờ lê, mỏ lết: là các dụng cụ cần thiết để siết chặt các bulong.
- Máy hàn và que hàn: Dùng để hàn cố định mặt bích vào hai đầu ống.
Hướng dẫn chi tiết thao tác lắp đặt van bướm qua 7 bước
Dưới đây là 7 bước lắp đặt van bướm chi tiết đơn giản, có hình ảnh minh họa mà ai cũng có thể làm được:
Bước 1. Đặt van bướm vào giữa 2 mặt bích
Đặt van bướm vào giữa 2 mặt bích. Đối với van bướm mặt bích, chúng ta cần chèn hai gioăng làm kín vào hai bên mặt bích (van bướm wafer không cần). Điều chỉnh các lỗi của giăng làm kí khớp với các lỗ trên van và trên mặt bích.
Bước 2. Cố định tạm thời van bướm và 2 mặt bích
Cố định tạm thời van bướm và 2 mặt bích bằng cách chèn bulong và xiết chặt cố định tạm thời. Ở bước này các bulong phải được siết đều và không cần quá chăc. Sau đó tiến hành đưa lên đường ống để thực hiện bước tiếp theo.
Bước 3. Hàn điểm cố định hai mặt bích trên đường ống
Tiến hành sử dụng phương pháp hàn điểm để cố định hai mặt bích trên đường ống, Sử dụng phương pháp hàn điểm để tránh nhiệt độ quá cao sẽ làm hỏng vòng làm kín trên van bướm wafer và hai giăng làm kín trên van bướm mặt bích.
Bước 4. Tháo van bướm ra khỏi đường ống
Nới lỏng các bulong sau đó tháo hoàn toàn van bướm và các giăng làm kín ra khỏi đường ống. Việc này rất cần thiết vì nếu ko tháo van bướm ra thì nhiệt độ cao khi hàn ở bước tiếp theo có thể làm hỏng giăng hoặc vòng làm kín ủa van bướm.
Bước 5. Hàn hoàn chỉnh mặt bích vào đường ống
Hàn hoàn chỉnh mặt bích vào đường ống. Công tác này yêu cầu thực hiện tỉ mỉ và nghiêm túc, tránh việc rò rỉ lưu chất qua mối hàn khi đưa hệ thống vào hoạt động. Chờ cho mối hàn nguội hoàn toàn chúng ta tiến hành bước tiếp theo.
Bước 6. Lắp van bướm lên đường ống
Lắp van bướm lên đường ống, Cũng giống như bước 1 chúng ta cần đặt van bướm vào giữa hai mặt bích, chèn giăng làm kín vào hai bên và căn chỉnh (đối với van bướm mặt bích). Sau đó sỏ lần lượt các bulong xuyên qua các lỗ trên 2 mặt bích và van, xiết chặt dần dần và luân phiên. Trong quá trình siết bulong chúng ta căn chỉnh van bướm sao cho van hoạt ộng trơn tru và cánh van không bị kẹt. Bulong được siết chặt ở mức vừa phải, không được siết quá chặt nếu ko sẽ gây hỏng giăng làm kín hoặc kẹt đĩa van.
Bước 7. Vận hành thử van bướm
Sau khi lắp hoàn chỉnh van bướm lên đường ống chúng ta cần thực hiện một bước cuối cùng là vận hành thử van bướm, bằng cách đóng mở van bướm nhiều lần. Nếu van hoạt động trơn tru, không bị kẹt là hoàn thành quy trình lắp đặt van bướm. Nếu đĩa van bị kẹt thì chúng ta tháo van rồi làm lại từ bước 6.
Những chú ý khi lắp đặt van bướm
Để van bướm có thể hoạt động tốt nhất, quá trình lắp đặt van cũng rất quan trọng, khi lắp đặt cần lưu ý rất nhiều điều.
Do đó, chúng tôi đưa ra hướng dẫn lắp đặt van bướm này, giúp cho quý khách hàng có thể hiểu được phần nào đấy quy trình lắp đặt van bướm. Hướng dẫn lắp đặt van bướm hiệu quả nhất cho quý khách hàng.
Đối với van bướm, tùy vào dòng van bướm sẽ có những kiểu lắp đặt khác nhau.
Việc lắp ráp từng van phải được thực hiện mà không có bất kỳ áp lực nào trong đường ống. Phải để lại đủ không gian xung quanh van để cho phép nó hoạt động, cũng như bất kỳ công việc bảo trì và bảo dưỡng nào.
Nên cung cấp khớp tháo lắp cho mỗi van được lắp đặt. Khớp tháo lắp sẽ được lắp ở hạ lưu của van. Nhờ có phạm vi điều chỉnh rộng về chiều dài, nó cho phép kiểm tra và thay thế phớt bướm van mà không cần tháo dỡ nó.
Van phải được lắp với trục quay của đĩa nằm ngang.
Đường ống phải không có mảnh kim loại, chất bẩn… Đường ống càng sạch trong quá trình lắp đặt thì càng ít vấn đề phát sinh. Nếu chất lỏng được vận chuyển có chứa nhiều hạt rắn bên ngoài, thì nên lắp bộ lọc ngược dòng van.
Hai đường ống có mặt bích được kết nối với van phải được đặt thẳng hàng hoàn hảo và song song với đường ống. Nếu không có khớp tháo lắp nào được lắp đặt thì khoảng cách giữa hai ống có mặt bích phải tương ứng với tổng chiều dài do nhà sản xuất chỉ định bao gồm cả hai lần chiều dày của vòng đệm khớp có mặt bích. Bất kỳ khoảng cách nào lớn hơn giữa hai đường ống có mặt bích (thậm chí vài mm) có thể gây ra ứng suất rất cao trên van trong khi siết chặt các bu lông mặt bích.
Các bu lông nên được siết chặt dần dần luân phiên.
Hướng dẫn bảo trì
Bảo dưỡng định kỳ
Van bướm được thiết kế, sản xuất và thử nghiệm để đảm bảo độ bền tối đa. Trong phiên bản tiêu chuẩn, việc lựa chọn vật liệu được thực hiện theo chất lỏng thông thường và trong điều kiện sử dụng bình thường: tất cả các bộ phận được bôi trơn và không yêu cầu bất kỳ bảo dưỡng cụ thể nào.
Hiệu quả của thiết bị thủy lực nói chung liên quan đến điều kiện hoạt động và loại chất lỏng. Nên lên lịch kiểm tra định kỳ tùy thuộc vào loại van và chức năng chính của nó.
Đối với van bướm, để đảm bảo hoạt động tốt theo thời gian, cần phải tiến hành đóng mở van hoàn toàn ít nhất mỗi năm một lần để loại bỏ, giảm lượng cặn và cặn có thể tích tụ.
Nếu van bướm còn dùng để điều tiết lưu lượng thì phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của thân van và cánh van.
Bảo dưỡng đặc biệt
Trong trường hợp điều kiện hoạt động đặc biệt, hoặc hư hỏng do nguyên nhân bên ngoài, sẽ cần phải bảo dưỡng đặc biệt.
Các hoạt động bảo trì này có thể được thực hiện trực tiếp tại chỗ và sẽ bao gồm việc thay thế phớt bướm và đệm trục.
Tất cả các hoạt động này phải được thực hiện khi đường ống đã được ngắt lưu chất (hoàn toàn không có áp suất) để tránh mọi rủi ro.
Chỉ xem xét tháo dần các bu lông sau khi đã cố định bộ nâng van.
Công ty cung cấp các dòng van bướm: Van bướm lắp bích, van bướm dạng wafer, van bướm dạng lug.
Nguồn: vangiare.vn
Hướng dẫn chi tiết, rất tốt