Tiêu chuẩn mặt bích
Tiêu chuẩn mặt bích là gì? Tiện lợi của tiêu chuẩn mặt bích đem lại
Trước khi đi tìm hiểu rõ tiêu chuẩn mặt bích là gì, đầu tiên mình xin phép được giới thiệu qua phụ kiện mặt bích.
Mặt bích là loại phụ kiện có hình dáng thiết kế theo hình tròn. Được dùng để lắp đặt trên đường ống, phụ kiện và một số dòng van công nghiệp hiện nay. Có thêm mặt bích sẽ giúp các thiết bị ở trên, có thể kết nối với nhau một cách tốt hơn. Không những thế, còn đảm bảo được hiệu quả làm việc.
Tiêu chuẩn mặt bích là gì ?
Tiêu chuẩn mặt bích là thông số kích thước tiêu chuẩn được nghiên cứu. Nhằm phục vụ cho công tác sản xuất ra các loại mặt bích. Với mỗi tiêu chuẩn thì độ dày, và khoảng cách tâm lỗ bắt bu lông sẽ khác nhau. Phù hợp cho từng điều kiện, và thông số làm việc cho từng môi trường làm việc khác nhau.
Hiện nay tiêu chuẩn mặt bích được sử dụng rất phổ biến:
- Tiêu chuẩn BS
- Tiêu chuẩn JIS
- Tiêu chuẩn DIN
- Tiêu chuẩn ANSI.
Đến phần phân loại tiêu chuẩn mặt bích, mình sẽ nói rõ hơn về từng tiêu chuẩn. Để các bạn có cái nhìn bao quát hơn.
Tiện lợi của tiêu chuẩn mặt bích đem lại cho người dùng
Đọc qua phần giới thiệu ở trên, các bạn cũng có thể hiểu được. Với mỗi tiêu chuẩn sẽ có những thông cho riêng mình.
Nếu bạn biết đó là tiêu chuẩn gì, khi đi mua hàng. Bạn chỉ cần báo với đơn vị cấp hàng. Mình muốn mua mặt bích tiêu chuẩn như nào, kích thước và áp lực bằng bao nhiêu. Là họ sẽ hiểu được bạn đang cần sản phẩm như nào.
Thay vì ngồi đo xem kích thước tâm lỗ, kích thước đường kính trong bằng bao nhiêu. Điều này sẽ làm tốn rất nhiều thời gian. Nếu bạn đo không chính xác, đôi khi còn bị mua nhầm sản phẩm. Bởi vì mặt bích không cùng tiêu chuẩn, không bao giờ lắp được với nhau.
Có được tiêu chuẩn, việc sản xuất mặt bích trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Biết được toàn bộ thông số, chỉ cần nhập vào máy. Quá trình tiện sẻ được máy làm một cách chính xác hơn rất nhiều so với việc ta làm thủ công.
Tìm hiểu: Tiêu chuẩn ren
Tiêu chuẩn mặt bích BS
Tiêu chuẩn BS có nguồn gốc xuất xứ đến từ Anh Quốc, tên tiếng anh là British Standard. Được thành lập do viện tiêu chuẩn Anh, với hơn 1500 tiêu chuẩn được ban hành. Bao quát toàn bộ các lĩnh vực như: xây dựng, điện tử, hệ thống quản lý, sản xuất đồ dùng và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
Ủy ban tiêu chuẩn kỹ thuật được thành lập từ năm 1901, đây cũng chính là tên gọi đầu tiên của Ủy bản. Sau này được đổi tên thành Viên Tiêu Chuẩn Anh. Người đứng đầu của uỷ bản là James Mansergh
Vai trò của Ủy ban tiêu chuẩn kỹ thuật
- Vai trò chính của Ủy ban Tiêu chuẩn Kỹ thuật là thúc đẩy tiêu chuẩn hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngành Hàng không Vũ trụ Vương quốc Anh.
- Nhóm hoạt động để duy trì một giao diện chính thức giữa ADS và các Tổ chức Phát triển Tiêu chuẩn Quốc tế (SDOs).
- Nó hỗ trợ các công ty thành viên ADS trong bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chính sách tiêu chuẩn hóa.
- Ủy ban hỗ trợ các ủy ban ASD-STAN khác nhau trong việc sản xuất các tiêu chuẩn hàng không vũ trụ để đáp ứng các yêu cầu của Ngành Hàng không Vũ trụ Vương quốc Anh.
- Nó cũng thúc đẩy nhận thức về các vấn đề môi trường của vật liệu và quy trình.
- Nhóm xác định các chuyên gia trong ngành của Vương quốc Anh sẽ đại diện cho ADS ở các cấp ủy ban ASD-Stan và BSI khác nhau.
Thông số của mặt bích BS 4504 PN25
Thông số mặt bích BS 4504 PN6
Thông số mặt bích BS 4504 PN10
Thông số mặt bích BS 4504 PN16
Tiêu chuẩn mặt bích ANSI
Tiêu chuẩn mặt bích ANSI là tên gọi viết tắt của (American National Standards Institute). Dịch qua tiếng việt là Viện Tiêu Chuẩn quốc gia Hoa Kỳ. Thời gian thành lập 19/ 10/ 1918 đây là tổ chức phi lợi nhuận. Có trụ sở chính tại Washington.
Nhiệm vụ của tổ chức
- Nhiệm vụ của tổ chức đó là, nâng cao khả năng cạnh tranh hệ thống kinh doanh toàn cầu. Và chất lượng đời sống Hoa Kỳ.
- Mặc dù bản thân ANSI không phát triển các tiêu chuẩn, nhưng Viện giám sát việc phát triển và sử dụng các tiêu chuẩn bằng cách công nhận các thủ tục của các tổ chức phát triển tiêu chuẩn. Chứng nhận ANSI biểu thị rằng các thủ tục được sử dụng bởi các tổ chức phát triển tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu của viện về tính cởi mở, cân bằng, đồng thuận và đúng quy trình.
- ANSI cũng chỉ định các tiêu chuẩn cụ thể là Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ, hoặc ANS, khi Viện xác định rằng các tiêu chuẩn được phát triển trong một môi trường bình đẳng, dễ tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan khác nhau
- Các tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện giúp thị trường nhanh chóng chấp nhận các sản phẩm đồng thời nêu rõ cách cải thiện độ an toàn của các sản phẩm đó để bảo vệ người tiêu dùng. Có khoảng 9.500 Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ mang ký hiệu ANSI.
Thông số mặt bích ANSI Class 150
Thông số mặt bích ANSI Class 300
Tiêu chuẩn mặt bích DIN
DIN là từ viết tắt của Deutsches Institut für Normung, được thành lập 22/12/1917. Tên ban đầu là Ủy Ban tiêu chuẩn ngành công nghiệp Đức.
Sau 11 năm hoạt động, đến năm 1929 được đổi tên thành Ủy ban tiêu chuẩn Đức. Vào năm 2017 kỷ niệm 100 năm ngày thành lập.
Ngày này DIN là một hiệp hội đã đăng ký của Đức (e.V.) có trụ sở tại Berlin. Hiện có khoảng 30.000 DIN tiêu chuẩn, bao gồm gần như tất cả các lĩnh vực nghệ thuật.
Một số ví dụ về tiêu chuẩn DIN
DIN 476: Định dạng giấy ( được thay thế một phần bằng DIN EN ISO 216 từ năm 2002 )
DIN 1301: Hệ đơn vị SI
DIN 1505
DIN 5008: Quy tắc viết và thiết kế, để xử lý văn bản thông tin.
DIN 933: Tiêu chuẩn dành cho các loại bu lông ren
DIN 7380: Tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm đầu MO
Các nguyên tắc cơ bản hoạt động của DIN (Deutsches Institut für Normung )
- Dễ sử dụng
- Đồng Nhất
- Tình Nguyên
- Tính quốc tế
- Tuân thủ chống độc quyền
- Đoàn Kết
- Định hướng cho thị trường
- Mang lại lợi ích cho cộng đồng
- Công khai
- Hướng tới lợi ích chung
- Minh bạch
- Tính nhất quán
Thông số mặt bích DIN 2543 PN16
Thông số mặt bích DIN 2527
Tiêu chuẩn mặt bích JIS
Tiêu chuẩn mặt bích JIS là tiêu chuẩn đến từ Nhật Bản, tương tự như chữ DIN. Ở đây JIS được viết tắt bởi Japanese Industrial Standards.Hiểu đơn giản đúng chính là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Là tiêu chuẩn được áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động công nghiệp của quốc gia này. Được điều phối bởi Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản.
Quay lại một chút và quá khứ, vào thời Thời Thiên Hoàng Minh Trị. Đa số các doanh nghiệp tư nhân tại Nhật Bản, đều tự mình làm các tiêu chuẩn. Trong khi đó chính phủ Nhật Bản đã có tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho các lĩnh vực ví dụ như: mua sắm đạn dược vũ khí.
Trong khoảng thời gian từ năm 1939 – 1949, các tiêu chuẩn Nhật Bản tạm thời. Được thiết lập nhằm giải quyết nhu cầu sử và hiệu quả của nguyên vật liệu. Đồng thời đẩy nhanh công tác ban hành tiêu chuẩn.
Năm 1945 sau khi thất bại ở chiến tranh thế giới thứ hai, hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản được thành lập. Các quy chuẩn của Ủy ban công nghiệp Nhật Bản, được ban hành vào năm 1946 hình thành nên tiêu chuẩn mới.
Phân loại một số tiêu chuẩn JIS
Các tiêu chuẩn JIS được đặt tên gồm chữ cái và số, ví dụ như: JIS G 3016 Trong đó chữ cái G đại diện cho ngành nghề, còn bốn chữ số tiếp theo đại diện cho lĩnh vực.
- JIS A: Xây dựng dân dụng và kiến trúc
- JIS B: Cơ khí
- JIS C: Điện- Điện tử
- JIS D: Ô tô
- JIS E: Đường sắt
- JIS F: Đóng tàu
- JIS G: Luyện Kim
- JIS H: Hợp kim không Ferrous và luyện kim
- JIS K: Hoá chất
- JIS L: Vải sợi dệt may
- JIS M: Khai Khoáng
- JIS P: Bột giấy và giấy
- JIS Q: Hệ thống quản lý
- JIS R: Gốm sứ
- JIS S: Đồ dùng trong nước
- JIS T: Thiết bị y tế và an toàn
- JIS W: Máy bay và hàng không
- JIS Y: Xử lý thông tin
- JIS Z: Các ngành nghề khác
Thông số mặt bích JIS 5K
Thông số mặt bích JIS 10K
Thông số mặt bích JIS 16K
Thông số mặt bích JIS 20K
Xem tiếp: Mặt bích là gì