Sản phẩm được cập nhật lần cuối vào ngày 28/05/2024 lúc 02:04 chiều
Một trong những dòng van bướm điều khiển điện được sử dụng phổ biến đó chính là dòng van bướm thép điều khiển điện. Vậy tại sao nó lại được sử dụng phổ biến như vậy, ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Van bướm thép điều khiển điện là gì?
Van bướm thép điều khiển điện được chế tạo từ dòng vật liệu thép, dòng vật liệu thép cơ bản được sử dụng để chế tạo van bướm thép chính là vật liệu thép cacbon, thép đúc.
Dòng van bướm thép điều khiển điện này được sử dụng thêm một bộ phận điều khiển điện thay vì bộ phận điều khiển bằng tay gạt hay tay quay thông thường, đối với dòng van điều khiển điện này, nó sẽ giúp cho việc vận hành của van trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng.
Thay vì điều khiển thủ công bằng tay, thì van bướm thép này được kết nối với nguồn điện và sử dụng nguồn điện này để điều khiển van. Nguồn điện mà dòng van này sử dụng là nguồn điện với điện áp từ 24V, 220V, 380V…
Với dòng vật liệu thép, van có khả năng sử dụng phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau như nước, hơi, khí…Nó còn cho van khả năng làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và áp suất tối đa.
Thông số mô tả của van bướm thép điều khiển điện
Kích thước nối ống: DN15 – DN200
Vật liệu thân van: Thép đúc…
Vật liệu gioăng: Gioăng PTFE, gioăng EPDM, gioăng inox…
Kiểu nối: Lắp bích, kẹp wafer
Tiêu chuẩn bích: JIS, DIN, BS, ANSI
Bộ truyền động: Bộ điều khiển điện
Điện áp lắp đặt: 24V, 220V
Nhiệt độ làm việc: Tối đa 350 độ C
Áp suất làm việc: PN16, PN25, PN40
Ứng dụng: Nước, lưu chất lỏng các loại, lưu chất khí, lưu chất hơi…
Xuất xứ: Trung Quốc, Hàn Quốc…
Bảo hành: 12 tháng.
Cấu tạo van bướm thép điều khiển điện
Nhìn chung, nếu nhìn từ bên ngoài có thể thấy rõ van được cấu tạo từ hai thành phần chính đó chính là phần thân van bướm thép được kết nối cùng với một bộ điều khiển điện. Bộ điều khiển điện được kết nối với thân van nhờ các kết nối bu lông, bộ điều khiển điện được đặt trên tán van và kết nối với trục của van. Cấu tạo cụ thể của hai bộ phận này như sau:
Thân van bướm thép: Thân van sẽ gồm các chi tiết: Thân van, đĩa van, trục van và gioăng làm kín. Thân van này được sản xuất đúc bởi vật liệu thép với những đặc tính là chịu nhiệt, chịu áp tốt.
Bộ điều khiển điện: Bộ điều khiển của van này được sản xuất tách rời và kết nối với thân van, nên nếu lỗi xảy ra thì rất dễ dàng thay thế và bảo trì.
Bộ điều khiển bao gồm các chi tiết và được bao bên ngoài bởi một hộp hợp kim nhôm, chất liệu này không bị gỉ và không bị tác động ăn mòn oxy hóa bởi môi trường bên ngoài, điều này bảo vệ các chi tiết bên trong bộ điều khiển.
Bộ điều khiển sử dụng nguồn điện áp 24V, 220V, 380V bởi vậy cần lắp đặt với nguồn điện áp phù hợp. Bộ điều khiển kết nối với nguồn điện thông qua dây dẫn, việc lắp đặt này cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia.
Ưu điểm của van bướm thép điều khiển điện
Ưu điểm trước tiên giúp cho van được sử dụng phổ biến đó là đặc trưng của dòng vật liệu thép nó giúp cho van làm việc tốt trong môi trường nhiệt độ cao, áp suất cao.
Ưu điểm tiếp theo đó là van sử dụng bộ điều khiển điện để điều khiển đóng mở, do vậy thời gian đóng mở của van nhanh chóng và việc đóng mở dòng van này không cần sử dụng đến sức người.
Van có thể được thiết kế để ứng dụng với những hệ thống tự động, để có thể van từ xa bởi hệ thống trung tâm.
Về độ bền thì dòng van này được đánh giá có độ bền tốt, nhờ vậy tuổi thọ của van cũng lâu dài.
Đối với dòng van bướm thép này thì nó còn được sơn phủ lớp sơn epoxy, cho nên khả năng chống gỉ của nó cũng tương đối tốt khi xử dụng với những dòng lưu chất ổn định.
Một số lỗi thường gặp của van bướm thép điều khiển điện và cách khắc phục
Van bị rò rỉ, lưu chất rò rỉ qua mặt bích, vòng đệm: Nguyên do có thể là do quá trình sử dụng vận hành van bị tác động từ bên ngoài như va đập, hoặc có thể là do việc lắp đặt van, quá trình lắp đặt đai ốc bị siết quá chặt, van bị nứt và rò rỉ, hoặc cũng có thể là sau thời gian dài sử dụng vòng đệm của van đã bị hư hỏng.
Việc cần làm lúc này là xác định được nguyên nhân chính của việc rò rỉ, kiểm tra thân van, mặt bích, vòng đệm, nếu bộ phận nào bị hư hỏng thì cần thay thế bằng bộ phận mới.
Van không khởi động được: Nguyên nhân có thể do các trường hợp như nguồn điện bị ngắt, đường dây dẫn điện bị hở, đứt, bộ điều khiển bị trục trặc, hư hỏng.
Đối với vấn đề này thì cần kiểm tra đầu vào nguồn điện của van, các dây dẫn và bộ điều khiển điện.
Van bị ngừng hoạt động: Nếu van đang hoạt động bình thường mà lại bị ngừng đột ngột không hoạt động nữa thì có thể van gặp vấn đề do quá tải hoặc van bướm bị lỗi. Cần kiểm tra van bướm và tăng mô men cài đặt.
Động cơ bị nóng: Điều này thường hay xảy ra do van hoạt động trong thời gian quá dài. Khi thấy động cơ quá nóng cần dừng hoạt động để làm mát động cơ.
Ứng dụng van bướm thép điều khiển điện
Van bướm thép điều khiển điện được sử dụng với mục đích là điều khiển dòng chảy đóng mở hoặc điều tiết lưu lượng dòng chảy. Các van này cho khả năng vận hành hiệu quả, hiệu suất ổn định, khả năng vận hành tự động tiết kiệm sức người, nhân công cho nên chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng. Một số ứng dụng phổ biến của dòng van này đó là:
Van được ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước sạch, nước thải.
Ứng dụng trong ngành công nghiệp điện năng tại các nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
Ứng dụng trong ngành công nghiệp luyện kim, tại các nhà máy luyện kim (sắt, thép, đồng…)
Ứng dụng trong ngành nông nghiệp, tại các hệ thống tưới tiêu cây trồng, tại các ao, hồ nuôi thủy, hải sản, tại các bể bơi…
Ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa dầu.
Ứng dụng trong công nghiệp hàng hải.
Ứng dụng tại hệ thống PCCC.
Hướng dẫn lắp đặt van bướm thép điều khiển điện
Quá trình lắp đặt van bướm thép điều khiển điện cần phải đảm bảo an toàn, lắp đặt chính xác để đảm bảo hoạt động của hệ thống cũng như đảm bảo an toàn cho người lắp đặt và vận hành. Để quá trình lắp đặt van diễn ra thuận lợi cần phải tuân thủ một số lưu ý như sau:
Việc đầu tiên là cần phải lựa chọn được các van phù hợp với ứng dụng, đảm bảo van đã tương thích mọi thông số với ứng dụng, điều này giúp chắc chắn là van sẽ hoạt động ổn định sau khi được lắp đặt vào hệ thống.
Khi lắp đặt các van này, 2 vấn đề cần được lưu ý đó là lắp đặt van vào hệ thống và đấu nối điện cho van.
Lắp đặt van vào hệ thống: Van có các kiểu kết nối chính đó là kết nối bích, kết nối wafer, kết nối lug. Cần hiểu rõ kỹ thuật lắp đặt của từng kiểu kết nối này để lắp đặt chính xác, tránh gây rò rỉ.
Về vị trí lắp đặt của van: Cần lưu ý lắp đặt van tại vị trí có điều kiện môi trường thích hợp, lắp đặt van đúng hướng, bộ truyền động hướng lên trên.
Đấu nối điện cho van: Lựa chọn các van có điện năng phù hợp với điện áp của hệ thống và tiến hành đi dây đấu nối điện với van. Tìm hiểu sơ đồ đấu nối điện của van trong mỗi bộ điện để có thể đấu nối chính xác tránh gây chập cháy, hư hỏng bộ điện dẫn tới hệ thống không hoạt động được.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Van bướm thép điều khiển điện chất lượng tuyệt vời