Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 11:07 sáng
Bu lông liên kết là gì?
Bu lông liên kết thường được gọi để phân biệt với các loại bu lông kết cấu. Đối với hai loại bu lông liên kết và bu lông kết cấu thì hai loại bu lông này đều được sử dụng để liên kết, kết nối hai thành phần với nhau. Nhưng chúng có sự khác biệt với nhau về chức năng. Để phân biệt bu lông liên kết và bu lông kết cấu, có thể hiểu một cách đơn giản như sau.
Bu lông liên kết được sử dụng với mục đích chính là để liên kết các chi tiết lại với nhau, và để lắp ráp các thiết bị kỹ thuật cơ khí. Nói chung đối với dòng bu lông này nó được sử dụng với mục đích chính là để liên kết các thành phần, các liên kết này có đặc điểm là liên kết tĩnh, liên kết này sẽ ít phải chịu tải trọng hơn, áp lực dưới phần tải mà liên kết này phải chịu là lực dọc trục chứ không phải chịu lực cắt.
Bu lông liên kết được thiết kế rất đa dạng, nó được thiết kế với các kích thước, chủng loại, vật liệu đa dạng.
Một bu lông liên kết sẽ bao gồm có các thành phần như phần bu lông ren, đai ốc và vòng đệm. Bu lông này sẽ được kết nối bằng cách siết chặt bu lông và đai ốc.
Sự khác nhau giữa bu lông liên kết và bu lông kết cấu
Bu lông liên kết và bu lông kết cấu có sự khác biệt rõ rệt nhất đó là ở ứng dụng của các bu lông này, vậy các bu lông này khác nhau như nào:
Bu lông liên kết là bu lông được ứng dụng ở những liên kết tĩnh, những liên kết ít chịu tải động.
Bu lông kết cấu thì hoàn toàn ngược lại, nó được ứng dụng ở những liên kết phải chịu tải động.
Các ứng dụng của bu lông liên kết như để liên kết các khối giàn, chi tiết máy cố định.
Ứng dụng của bu lông kết cấu được ứng dụng trong các kết cấu như khung dầm, chi tiết máy công nghiệp lớn.
Bu lông liên kết chỉ chịu lực kéo dọc trục.
Bu lông kết cấu phải chịu cả lực kéo và lực kéo cắt.
Bu lông liên kết thường có khả năng tháo rắp dễ dàng, còn bu lông kết cấu thì không.
Giới thiệu vật liệu cấu tạo bu lông liên kết
Bu lông liên kết cũng tương tự như những dòng bu lông khác, nó được sản xuất từ đa dạng các loại vật liệu, việc này với mục đích là để phù hợp với từng ứng dụng và yêu cầu của người sử dụng.
Đối với vật liệu cấu tạo của bu lông liên kết, có thể phân loại thành hai loại vật liệu chính như sau đó là vật liệu kim loại đen và vật liệu kim loại màu. Vậy những kim loại đen là những kim loại nào, kim loại màu là những kim loại nào, nó khác nhau như nào, cùng tìm hiểu sau đây:
Kim loại đen bảo gồm có các kìm loại như thép cacbon, thép cacbon cường độ cao, thép hợp kim, gang, sắt, thép. Tuy nhiên vật liệu được sử dụng phù hợp để sản xuất bu lông đó là các loại thép cacbon, thép hợp kim.
Với những kim loại đen thì đặc trưng của nó là nó có chứa sắt, cũng chính vì chứa sắt nến kim loại đen thường dễ bị gỉ sét.
Kim loại đen thì có trọng lượng nặng hơn so với các kim loại màu, nó có từ tính và cũng có độ cứng và bền hơn so với các kim loại màu.
Kim loại màu thì đặc trưng của các dòng vật liệu này đó là nó không chứa sắt, vì vậy nó không bị han gỉ, ăn mòn.
Kim loại màu bao gồm một số loại như vàng, bạc, đồng kẽm…nó có thể được phân loại thành các loại như kim loại nhẹ (magie, titan, nhôm), kim loại nặng (thiếc, chì, đồng, kẽm, niken), kim loại quý (Vàng, bạc..), kim loại khó nóng chảy…
Loại kim loại màu thường được dùng trong sản xuất bu lông nhất đó chính là loại vật liệu đồng.
Kim loại đồng nếu so với kim loại đen thì nó là loại kim loại nhẹ hơn, loại kim loại này không có từ tính, nó không bị ăn mòn và han gỉ. Tuy nhiên loại kim loại này cũng mềm hơn, độ bền cơ học kém hơn so với loại kim loại đen.
Ngoài hai loại trên, bu lông còn được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ, loại vật liệu thép không gỉ này khi sử dụng để sản xuất bu lông, nó mang lại cho bu lông những đặc tính như chống gỉ tốt, chống ăn mòn tốt, độ bền, độ cứng tốt. Nó là loại vật liệu được sử dụng phổ biến bởi tính năng ưu việt của dòng vật liệu này.
Thép không gỉ còn được gọi với cái tên là inox với các mác thép đó là SUS201, SUS304, SUS316.
Ứng dụng của bu lông liên kết
Bu lông liên kết như đã nói ở trên, bu lông liên kết được ứng dụng với những liên kết ít chịu tải động, liên kết tĩnh. Bu lông liên kết thường được ứng dụng ở các ứng dụng như sau:
Bu lông liên kết được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, nó được ứng dụng nhiều để thi công lắp đặt giàn giáo hay các khung kết cấu thép.
Bu lông liên kết còn được ứng dụng nhiều trong các hệ thống đường sắt, đường ray xe lửa…
Bu lông được ứng dụng để lắp đặt các thiết bị cơ khí…
Ngoài ra bu lông liên kết còn được sử dụng trong các công trình trên biển như giàn khoan…
Bu lông liên kết được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các hệ thống cơ khí, do dòng bu lông linh hoạt trong việc tháo rời và lắp ráp.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Bu lông liên kết chất lượng