Bu lông chìm

5.000( Đã có VAT )
Thị trường: 10.000
Tiết kiệm: 5.000 (50%)
(1 đánh giá của khách hàng)
Tình trạng: Còn hàngBảo hành: 12 tháng
Mã: 24002 Danh mục:
Hỗ trợ trực tuyến
Viva cam kết
  • Hàng chính hãng 100%
  • Giá rẻ nhất thị trường
  • Giao hàng toàn quốc

Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 11:32 sáng

Giới thiệu bu lông chìm

Bu lông chìm là loại bu lông được thiết kế đầu dạng hình nón với mặt ngoài dạng phẳng. Bu lông chìm được thiết kế mặt bu lông dạng phẳng và khi lắp đặt bu lông chìm cùng với bề mặt phẳng thì đầu bu lông không bị nhô lên mà tạo thành một mặt phẳng cùng với phôi.

Đấy cũng chính là tính đặc trưng của dòng bu lông chìm này, thường được ứng dụng với những yêu cầu cần bề mặt phẳng.

Bu lông chìm còn được gọi với các cái tên như bu lông đầu bằng, bu lông đầu phẳng, bu lông đầu chìm…Bu lông lục giác chìm đầu bằng cũng là một loại của bu lông chìm.

Bu lông chìm được sản xuất từ các vật liệu đa dạng, cấu tạo, kết cấu và kích thước của loại bu lông chìm này cũng rất đa dạng.

Bu lông chìm
Bu lông chìm

Tìm hiều thêm: Bu lông vòng

Công dụng của bu lông chìm

Bu lông chìm được ứng dụng vì những mục đích, lý do chính sau:

Thứ nhất, với thiết kế bu lông chìm có mặt bằng đầu nón, nó sẽ tạo thành một liên kết bề mặt mịn trên một vật thể mà không có đầu bu lông nhô ra. Điều này vừa mang lại thẩm mỹ vừa mang lại tính an toàn cho bu lông. Bu lông khi lắp đặt sẽ được lắp chìm vào trong lỗ khoan, vì vậy sẽ không có bộ phận đầu nhô ra. Thiết kế đầu dạng nón giúp dễ dàng lắp đặt bu lông chìm xuống hơn.

Thứ hai, bu lông chìm giúp ngăn chặn sự tiếp xúc của các cạnh sắc. Đối với một liên kết thông thường, khi tiến hành khoan lỗ trên một vật liệu thường được khoan theo góc vuông, vì vậy sẽ tạo ra các góc cạnh có độ sắc cạnh. Những với loại bu lông chìm thì khi khoan lỗ thường sẽ khoan theo các góc rộng hơn, do đó nó sẽ hạn chế độ sắc cạnh tổng thể của vết cắt.

Nhìn chung thì mục đích chính sử dụng bu lông chìm là để tạo bề mặt bằng phẳng với kết nối bu lông.

Bu lông chìm
Bu lông chìm

Cấu tạo của bu lông chìm

Bu lông chìm có cấu tạo tương tự như các loại bu lông khác, một bu lông sẽ có cấu tạo gồm các thành phần chính như đầu bu lông, chuôi bu lông, vòng đệm và đai ốc và sẽ được lắp đặt bởi một số thiết bị khác

Đối với bu lông chìm thì đầu bu lông chính là bộ phận quyết định tính ứng dụng của bu lông này, nó cũng mang lại sự khác biệt cho bu lông này khi so sánh với các bu lông khác. Cấu tạo cụ thể của loại bu lông chìm đó là:

Đầu bu lông: Đầu bulong chìm được thiết kế dạng đặc biết, với đầu dạng hình nón, mặt ngoài là mặt phẳng. Bu lông chìm được thiết kế đầu ổ cắm dạng chìm, đầu ổ cắm này có các dạng đó là đầu dạng lục giác, đầu dạng chữ thập, đầu dạng rãnh. Với đầu bu lông thiết kế các ổ cắm khác nhau thì bu lông cần sử dụng những công cụ để mở khác nhau. Ví dụ như với đầu dạng lục giác thì công cụ cần thiết đó là cờ lê Allen, đối với đầu dạng chữ thập và dạng rãnh thì công cụ cần thiết đó là các tuốc nơ vít.

Chuôi bu lông: Chuôi bu lông được thiết kế tiện ren, được tiện ren lửng, hoặc tiện ren suốt.. Chuôi bu lông kìm có thể có các kích thước và chiều dài của chuôi khác nhau. Đối với từng ứng dụng sẽ lựa chọn kích thước của chuôi khác nhau.

Vòng đệm: Vòng đệm là chi tiết được kèm theo với bulong chìm, vòng đệm được lắp đặt cùng với bu lông để tránh các ảnh hưởng, hư hại của đầu bu lông tác động lên.

Đai ốc: Đối với các bu lông, đều được tiện ren và kết nối với đai ốc, nó là một bộ phận không thể thiếu trong liên kết bu lông này. Đai ốc phải có cùng kích thước với bulong chìm, có thể có các loại đai ốc khác nhau với những ứng dụng khác nhau.

Cấu tạo của bu lông chìm
Cấu tạo của bulong chìm

Vật liệu cấu tạo bu lông chìm

Bulong chìm được cấu tạo từ nhiều dòng vật liệu khác nhau, vậy các vật liệu được sử dụng đế sản xuất bu lông chìm là những vật liệu nào.

Hợp kim Niken: Hợp kim Niken được sản xuất các cấp độ như Niken 200, Nikel 201, Monel 400, Inconel 825, Inconel 600, Inconel 601, Inconel 625, Hastelloy C 276…

Thép không gỉ: Thép không gỉ được sử dụng để sản xuất bulong chìm có các mác thép đó là SUS 304, SS 347, SS316, SS 321…

Thép hợp kim: Các cấp như B6, B7, B16, 2HM…

Các vật liệu phi kim loại như: Acrylic, Kel-F, Lexan, Polypropylene, Poly Vinyl Clorua…

Các hợp kim nhiệt độ cao: Có các loại như Titanium, Nimonic 80, Muitmet, Rene 41, Inco 700…

Hợp kim nhôm: 1100, 2011, 2014, 2017, 7075, 6061…

Lớp hoàn thiện: Mạ kẽm, mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân, oxit đen…

Bu lông chìm
Bulong chìm

Các tiêu chuẩn của bu lông chìm

Bu lông chìm được sản xuất theo các tiêu chuẩn đa dạng, các tiêu chuẩn của bu lông chìm được tìm thấy trên toàn thế giới và được sử dụng nhiều đó là:

Tiêu chuẩn ASME B18.2.1 là tiêu chuẩn cho các kích thước bulong chìm từ 3/8 inch đến 3 inch đơn vị đo tiêu chuẩn là hệ inch.

Tiêu chuẩn BS 1769 tiêu chuẩn cho các kích thước ½ inch đến 2 inch đơn vị đo cũng là hệ inch.

Tiêu chuẩn ASME B18.2.3.6M là tiêu chuẩn cho các kích thước bu lông từ M12 đến M36, đơn vị đo hệ mét.

Tiêu chuẩn ASME B18.2.3.7M là tiêu chuẩn các kích thước bulong chìm từ M16 đến M36 đơn vị đo hệ mét.

Tiêu chuẩn DIN 6914 tiêu chuẩn quy định kích thước cho các kích thước bu lông từ M12 đến M36 hệ mét.

Tiêu chuẩn ISO 7412 tiêu chuẩn cho các kích thước từ M12 đến M36 đơn vị đo hệ mét. Tiêu chuẩn này được sử dụng phổ biến hơn cả.

Tiêu chuẩn UNI 5712 quy định cho các bulong chìm từ M12 đến M36 và đơn vị đo hệ mét.

Tiêu chuẩn DIN-EN 14399-4 sử dụng cho các bulong chìm có kích thước từ M12 đến M36 đơn vị hệ mét.

Bu lông chìm
Bulong chìm

1 đánh giá cho Bu lông chìm

  1. Admin (xác minh chủ tài khoản)

    Bu lông chìm giá rẻ, chất lượng

Thêm đánh giá

THÔNG TIN MUA HÀNG

Tư vấn miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIVA

  • Số 20 Nhà B Tập thể Quân đội C30- Cục vật tư, P. Kim Giang, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Hướng dẫn sử dụng
phone-icon zalo-icon