Các loại chất làm kín ren
Tìm hiểu các chất làm kín ren
Chất làm kín ren là các chất được sử dụng trong các kết nối ren. Chất làm kín ren này được sử dụng với mục đích chính đó là để làm kín ren ngăn chặn sự rò rỉ chất lỏng của trong các kết nối này.
Bên cạnh đó, một số loại chất làm kín được sử dụng với chức năng là để làm kín, bôi trơn mối nối này để các mối nối ren này có thể dễ dàng lắp đặt hơn.
Trong các liên kết giữa các thiết bị với đường ống, van với đường ống hoặc các thiết bị với nhau có kiểu kết nối ren. Sử dụng các chất làm kín là rất cần thiết với kiểu kết nối này, nó là thiết bị rất quan trọng trong việc hạn chế rò rỉ trong kết nối.
Chất làm kín có hai loại chính đó là dạng chất lỏng và dạng băng keo. Vậy, sự khác nhau giữa hai loại chất làm kín này là gì?
Một số loại chất làm kín ren
Keo làm kín ren
Keo làm kín ren là chất làm kín ren có dạng lỏng. Keo làm kín ren còn có tên gọi là keo bịt kín ren, hóa chất làm kín ren…
Keo làm kín ren nó không phải là chất dung môi, nó cần thời gian để đóng rắn. Vì vậy, các chất keo làm kín này có đặc điểm là nó không bị nứt hoặc co lại, keo làm kín ren tạo độ kín khít cao và có khả năng chống thấm nước cực tốt.
Keo làm kín ren có dạng lỏng nên nó rất dễ sử dụng, việc lắp đặt làm kín các thiết bị với chất làm kín dạng lỏng này giúp công việc đơn giản hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, keo làm kín ren có đặc điểm đó là nó có khả năng chịu áp suất cao, nhiệt độ cao, rung động và hóa chất, cho khả năng chống rung chống sốc và chống ăn mòn rất tốt.
Băng tan – cao su non
Băng tan – cao su non được cấu tạo từ vật liệu PTFE còn được gọi là Teflon. Băng tan cao su non này được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng bịt kín ống nước, bịt kín ống nước và các phụ kiện. Nó thường được sử dụng trong môi trường nước.
Với loại băng tan – cao su non này nó được thiết kế với dạng băng keo, băng màu trắng và không dính, được sử dụng trong quá trình lắp ráp các bộ phận có ren.
Băng tan được sử dụng bằng cách cuốn quanh phần ren ngoài của đầu nối ren ngoài, cuốn băng tan tới một độ dày nào đấy, rồi kết nối với đầu ren trong. Việc sử dụng băng tan hoạt động tương tự như một chất làm đầy, chất độn, giúp kết nối ren được thắt chặt, chắc chắn hơn.
Đối với loại băng tan – cao su non này, nó có đặc điểm đó là nó thích hợp hơn khi sử dụng với các đường ống nước tuy nhiên nó dễ bị rách vì vậy có thể sẽ bị trôi vào trong đường ống gây tắc nghẽn và ô nhiễm lưu chất.
Đặc điểm chất làm kín ren
Chất làm kín ren có một số các đặc điểm như sau:
Độ bám dính: Chất làm kín ren phải có đặc điểm đó là nó phải có độ bám dính tốt để bám vào loại vật liệu mà nó được gắn kết để có khả năng đạt được độ kín phù hợp.
Tính tương thích hóa học: Các chất làm kín ren này phải có sự tương thích hóa học với vật liệu ống hay các phương tiện để tránh gây ra sự ô nhiễm lưu chất hay nguy cơ hỏng hóc.
Độ bền: Chất làm kín phải có độ bền nhất định, để đảm bảo sử dụng được trong thời gian dài. Tuổi thọ của chất bịt kín thường phụ thuộc vào một số các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ rung…
Tính nhất quán: Chất làm kín ren có yêu cầu phải có tính chất quán về vật liệu hoặc chất lỏng cho nó làm kín trên các loại vật liệu.
Hàm lượng VOC: Hàm lượng VOC là hợp chất dễ bay hơi trong chất làm kín này. Hàm lượng VOC này có thể tạo ra chất gây kích ứng và độc tố nên cần cân nhắc về việc sử dụng với ứng dụng thích hợp.
Lựa chọn chất làm kín ren
Việc lựa chọn chất làm kín ren cần phải xem xét một số yếu tố để có thể có chất làm kín thích hợp nhất với ứng dụng.
Nhiệt độ sử dụng: Các chất làm kín sẽ có mức nhiệt độ làm việc riêng biệt, nó an toàn với điều kiện nhiệt độ nhất định. Với các sản phẩm keo làm kín ren, nó có khả năng làm việc ở điều kiện nhiệt độ cao do đặc tính chịu nhiệt độ tuyệt vời của nó. Đối với các sản phẩm băng tan – cao su non, nó thích hợp làm việc trong điều kiện nhiệt độ từ -200 độ C – 260 độ C. Đối với sản phẩm bằng tan – cao su non, nó có thể sẽ bị phân hủy khi nhiệt độ lớn hơn 260 độ C.
Khả năng lắp đặt: Với sản phẩm băng tan – cao su non, nó dễ dàng lắp đặt hơn.
Áp suất làm việc: Các sản phẩm keo làm kín ren sẽ thích hợp làm việc với các ứng dụng có áp suất cao tốt hơn đối với các sản phẩm băng tan – cao su non.
Thời gian đóng rắn: Với các ứng dụng yêu cầu thời gian lắp đặt nhanh chóng nên lựa chọn các sản phẩm băng tan – cao su non. Đối với chất keo làm kín, nó thường có thời gian đóng rắn chậm, có thể mất tới 24h để nó có thể khô hoàn toàn.
Ứng dụng: Các chất làm kín có thể thích hợp với các ứng dụng nước hoặc khí tùy vào điều kiện ứng dụng nhiệt độ, áp suất.
Chi phí: Các chất làm kín dạng băng tan – cao su non có giá thành rẻ hơn nhiều so với keo làm kín.
Hướng dẫn sử dụng chất làm kín ren
Để chất làm kín ren có thể thực hiện tốt chức năng của nó, quá trình lắp đặt cần phải lưu ý, thực hiện theo một số bước cơ bản như sau:
Bước 1: Trước hết, cần phải lựa chọn được chất làm kín thích hợp với ứng dụng.
Bước 2: Cần vệ sinh bề mặt kết nối, làm sạch bề mặt kết nối, làm sạch bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ khỏi đường ren.
Bước 3: Sử dụng chất làm kín để làm kín các mối nối. Đối với băng tan, chỉ cần quấn băng tan quanh ren ngoài, đảm bảo băng lấp đầy khoảng trống ren. Đối với keo làm kín ren có thể sử dụng bàn chải để bôi chất bịt kín lên chân ren.
Bước 4: Kiểm tra khả năng làm kín của mối nối.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các chất dẫn điện