Có thể phân loại bu lông nở dựa trên các yếu tố đó vật liệu cấu tạo bu lông nở, và cấu tạo của bu lông nở.
Dựa trên vật liệu cấu tạo của bu lông nở có thể phân loại bu lông nở thành các loại sau:
Bu lông nở inox
Bulong nở inox hay còn được gọi với cái tên là bu lông nở thép không gỉ.
Bulong nở inox là dòng bu lông nở được sản xuất từ các dòng vật liệu đó là vật liệu inox 201, inox 304, inox 316.
Dòng bu lông này cho khả năng chống gỉ rất tốt, khả năng chống gỉ được mang lại nhở loại vật liệu cấu tạo nên bu lông này. Thép không gỉ là dòng thép có khả năng chống gỉ tự nhiên.
Vì thế dòng bu lông bằng inox này thường được sử dụng nhiều hơn cả, nó có thể được lắp đặt cả ở ngoài trời và ở trong nhà.
Chính vì khả năng chống gỉ của dòng bu lông này, nó giúp bu lông có độ bền cao hơn, nhờ đó nâng cao tuổi thọ của bu lông, bu lông này có thể sử dụng được lâu dài. Ví dụ: Trong trường hợp bình thường bu lông bị han gỉ, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bu lông làm bu lông nhanh chóng bị hao mòn gây đến tình trạng đứt gãy.
Bu lông nở thép
Bu lông nở thép là dòng bulong nở được cấu tạo từ dòng vật liệu thép cacbon, thường là vật liệu thép cacbon cường độ 4.6, 5.6…
Dòng bu lông bằng thép này phải được phủ hoàn thiện bên ngoài để đảm bảo độ bền cho bu lông, tránh tình trạng bu lông bị gỉ sét, bị ăn mòn.
Bulong nở bằng thép thường được mạ kẽm bằng điện phân, mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ màu.
Loại bu lông này được sử dụng khá là phổ biến, dòng bulong nở này được sử dụng nhiều hơn ở môi trường trong nhà.
Dựa trên cấu tạo của bu lông có thể phân loại bu lông thành các loại như:
Bu lông nở móc
Bulong nở móc có đầu dạng móc có hình dạng dấu hỏi, dòng bu lông nở móc này thường được sử dụng với mục đích để căng dây, căng cáp nhằm mục đích cố định hay để giằng một kết cấu nào đó, hay được lắp đặt để gắn lưới che nắng vào tường.
Bulong nở móc không nên sử dụng cho các ứng dụng dây an toàn.
Bulong nở móc có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, sử dụng vì nhiều mục đích khác nhau miễn là đảm bảo độ an toàn.
Bu lông nở mắt
Bu lông nở mặt thì có một đầu có thiết kế uốn cong dạng mắt, dòng bu lông này có thể được sử dụng trên tường, sàn nhà, có thể luồn dây hoặc cáp vào nó, tùy những mục đích sử dụng riêng, ví dụ như dùng để treo chậu cây chẳng hạn, hoặc là dùng để căng dây phơi quần áo.
Loại bu lông này cũng không nê được sử dụng cho các ứng dụng dây an toàn.
Bu lông nở đinh
Bu lông nở đinh hay còn được gọi là bu lông truyền động búa được thiết kế một đầu có dạng như đinh tán, loại bu lông nở đinh này khi được neo vào một lỗ khoan trước, đinh được đóng vào neo khiến nó nở ra và tự nêm vào bê tông hoặc khối xây tạo thành một khớp chặt chẽ.
Dòng bu lông này phù hợp cho các ứng dụng hạng trung vào trong gạch, bê tông hoặc khối.
Bu lông này có thể được cấu tạo từ các dòng vật liệu khác nhau.
Bu lông chốt chiếu
Bu lông chốt chiếu là loại bu lông mà sau khi cài đặt sẽ có một đinh hướng ra ngoài, đinh này có thể kết nối các đai ốc và vòng đệm.
Loại bu lông chốt chiếu này được sử dụng với mục đích là gắn vật chất, đối tượng với nhau.
Sau khi neo bu lông vào trong bê tông, tường, xi măng, gạch đá, lắp đặt vật thể cần kết nối vào sau đó tiến hành siết chặt đai ốc cho kết nối chắc chắn.
Dựa vào vai trò của bu lông nở có thể phân loại bu lông nở thành các loại:
Bu lông nở mở rộng suốt đời
Bulong nở được thiết kế để không bao giờ có thể tháo rời ra được.
Bu lông nở bảo mật
Loại bu lông bảo mật này thường được sử dụng để cố định các thanh là lưới tại chỗ.
Bu lông nở chống giả mạo
Dòng bulong nở chống giả mạo này có thể tháo ra được, loại bu lông này có thể tháo ra thông qua một công cụ chống giả mạo.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bu lông nở
Bulong nở có cấu tạo gồm có các bộ phận chính sau:
Bu lông ren: Bu lông ren là bu lông được thiết kế tiện ren
Phần áo nở: Phần áo nở có dạng hình trụ, phần áo nở này có khả năng nở ra khi được neo vào trong bề mặt, điều này giúp cho bu lông nở có thể bám chắc với bề mặc, giúp bu lông tăng khả năng chịu tải.
Đai ốc và vòng đệm: Đai ốc và vòng đệm được sử dụng với mục đích là để kết nối các vật thể khác vào bề mặt hoặc nhằm mục đích để kết nối bu lông được chắc chắn, vòng đệm và đai ốc có yêu cầu là phải cùng kích thước với bu lông.
Hoạt động của bulong nở: Để lắp đặt bu lông vào trong bề mặt, trước hết cần phải tạo kết nối cho bu lông bằng cách khoan lỗ, sau đấy lắp đặt bu lông vào, tiến hành siết chặt đai ốc và bu lông để đẩy phần mở rộng của áo nở ra ngoài, giúp kẹp chặt vật liệu và bu lông được nhúng vào.
Cấu tạo và hoạt động của bulong nở rất đơn giản, nhưng nó lại mang lại hiệu quả rất cao, mang lại khả năng chịu tải trọng cực kỳ tốt.
Đặc điểm của bu lông nở
Bulong nở được sử dụng với mục đích để cố định một vật nào đấy vào tường bằng nhiều cách khác nhau.
Bulong nở cho khả năng chịu được tải trọng dọc và tải trọng ngang.
Bu lông dòng này được lắp đặt bằng cách siết chặt bu lông để phần áo nở có thể nở ra và kẹp chặt vật liệu trong bề mặt.
Tùy vào loại bu lông có loại có thể tháo lắp được có loại thì không thể tháo lắp được.
Ưu điểm của bu lông nở
Bu lông này khi lắp đặt mang lại những ưu điểm như nó linh hoạt, đáng tin cậy và chắc chắn.
Đặc điểm của bulong nở được đánh giá cao nhất đó là bu lông cho khả năng là không phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu được sử dụng.
Loại bu lông này nó cho khả năng chịu tải trọng lớn khi lắp đặt những thiết bị trên bề mặt.
Bu lông này còn cho phép có sự sai sót khi lắp đặt, nó không gây ảnh hưởng nhiều đến độ an toàn.
Bulong nở được thiết kế phù hợp khi lắp đặt ở những môi trường khác nhau, nó được thiết kế phải có khả năng chịu được ăn mòn, chống gỉ và độ bền cao.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Bu lông nở giá rẻ và chất lượng