Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 01:35 chiều
Giới thiệu bu lông mắt
Bu lông mắt còn được gọi với các tên gọi móc cẩu, tai cẩu, bu lông vòng. Đây là một trong những sản phẩm cơ khí được sử dụng rất phổ biến trong ngành cơ khí, chế tạo máy móc.
Loại bu lông này có thiết kế rất đặc biệt, thiết kế có một đầu tròn và phần chân ren. Điểm đặc biệt của dòng này đó là nó được đúc nguyên con chứ không phải dạng uống tròn như các loại thông thường.
Cũng nhờ được đúc nguyên con nên sản phẩm này có khả năng chịu tải trọng rất tốt.
Các loại vật liệu cấu tạo bu lông mắt
Bu lông mắt được cấu tạo từ rất nhiều loại vật liệu khác nhau. Một số loại vật liệu được sử dụng nhiều hơn cả trong chế tạo các chi tiết cơ khí này đó là thép không gỉ (inox), thép cacbon, thép hợp kim…
Đặc điểm của từng loại vật liệu cấu tạo bu lông mắt kể trên đó là:
Bu lông mắt thép không gỉ
Thép không gỉ có tên gọi quen thuộc hơn đó là inox. Inox lại rất đa dạng các loại mác thép, nhưng có thể thấy rằng có 3 mác thép được sử dụng nhiều trong chế tạo cơ khí đó là inox 201 (SS201), inox 304 (SS304), inox 316 (SS316).
Những bu lông mắt được cấu tạo từ inox này cho độ bền cơ học cao, khả năng chịu tải cao cộng với khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa. Tạo nên cho sản phẩm này những đặc điểm ưu việt, giúp chúng có tính ứng dụng rất rộng rãi và là loại sản phẩm phổ biến và thông dụng nhất trong các dòng.
Bu lông mắt thép
Các loại thép được sử dụng gồm có các loại thép cacbon, thép hợp kim, hợp kim màu. Các loại thép thì đều có đặc điểm chung đó là độ bền cao, chịu tải tốt.
Các bu lông bằng thép cũng được rất phổ biến, chỉ cần lưu ý về tính chất, khả năng chống ăn mòn của loại này cân nhắc về điều kiện, môi trường sử dụng hợp lý để có thể đảm bảo chất lượng của chúng.
Cấu tạo bu lông mắt
Bu lông mắt có thiết kế rất đơn giản, theo quan sát bên ngoài ta có thể dễ dàng thấy được, sản phẩm này có 2 phần chính là phần mũ và phần thân:
Phần mũ: Phần mũ chính là phần đầu tròn trên bu lông, thiết kế đầu tròn này dạng đúc, có lỗ ở chính giữa. Bộ phận này chính là nơi neo móc.
Phân thân: Phần thân được tính từ dưới mũ đến hết phần chân ren. Phần này được tiện ren, chiều dài chân ren có thể lựa chọn, có thể được tiện một phần hoặc tiện hoàn toàn. Phân thân này sẽ được vít vào các kết cấu như tường, bê tông, các vật khác.
Ứng dụng bu lông mắt
Bu lông mắt được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, sử dụng nhiều nhất trong ngành cơ khí.
Chúng được sử dụng để neo móc các vật vào một vị trí cố định sẵn, cố định các chi tiết kỹ thuật khác trong chế tạo cơ khí như các khuôn mẫu, khung sườn…
Hay như tên gọi của chúng ‘Móc cẩu”, sản phẩm này sẽ được cố định vào các vật để di chuyển các vật, kết cấu có trọng lượng nặng.
Trong đời sống thường ngày, chúng được vít vào tường để móc, treo các vật dụng, cũng được sử dụng căng dây, mắc võng…
Một số ngành công nghiệp có sự xuất hiện của loại bu lông móc này như ngành chế tạo ô tô, công nghiệp đóng tàu, xây dựng, cầu đường…
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng bu lông mắt
Bu lông mắt tuy chỉ là một chi tiết kỹ thuật nhỏ nhưng trong nhiều ứng dụng chúng lại rất quan trọng. Cho nên việc lựa chọn bu lông mắt chính xác là rất cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Khi lựa chọn bu lông cần phải lưu ý đến một số yếu tố như vật liệu cấu tạo và kích thước của bu lông.
Vật liệu cấu tạo: Vật liệu cấu tạo của bu lông ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của chúng. Từng loại vật liệu sẽ có đặc điểm về độ bền, khả năng chịu tải trọng và yếu tố môi trường ứng dụng khác nhau.
Các bu lông có 2 loại vật liệu cấu tạo chính là inox và thép. Tại những điều kiện có tính ăn mòn thì lựa chọn bu lông inox, điều kiện thông thường thì có thể lựa chọn dòng bằng thép.
Kích thước của bu lông: Lựa chọn kích thước thường phụ thuộc nhiều vào tải trọng mà chúng phải làm việc. Mỗi kích thước sẽ có tải trọng làm việc tương ứng, kích thước lớn thì tải trọng lớn hơn.
Hùng (xác minh chủ tài khoản) –
Chất lượng rất tốt, đa dạng các loại