Hướng dẫn thay thế van giảm áp
Việc thay thế một van giảm áp bị hỏng là rất quan trọng trong các hệ thống ống, đặc biệt là tại các hệ thống ống thường xuyên xảy ra quá áp để duy trì lưu lượng và áp lực nước an toàn và nhất quán. Việc van giảm áp bị lỗi, không thực hiện đúng chức năng có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến hệ thống như rò rỉ, vỡ đường ống và hư hỏng các thiết bị đắt tiền khác trong hệ thống. Bài viết này cung cấp hướng dẫn toàn diện về cách phát hiện van giảm áp bị lỗi và thay thế van giảm áp một cách hiệu quả.
Sửa chữa hay thay thế van giảm áp
Thay thế van giảm áp thường là giải pháp tiện lợi và nhanh chóng nhất khi một van giảm áp có vấn đề trục trặc. Tuy nhiên, khi cân nhắc về vấn đề chi phí, việc thay thế van giảm áp liệu có phải là tối ưu nhất cho hệ thống hay không. Điều này thường khiến các kỹ thuật viên của hệ thống phân vân, liệu nên sửa chữa hay thay thế van giảm áp.
Việc sửa chữa hay thay thế van giảm áp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như khả năng sửa chữa, thay thế, khả năng tìm kiếm các chi tiết thay thế, chi phí sửa chữa, thay thế.
Khả năng sửa chữa, thay thế:
- Xem xét mức độ hư hỏng của van, van hư hỏng ở mức độ nào, các chi tiết bị hư hỏng là gì, liệu việc sửa chữa có thể đáp ứng được không hay phải thay thế toàn bộ. Nếu van bị hỏng quá nặng, việc sửa chữa van có thể là một vấn đề nan giải, lúc này, việc thay thế van là lựa chọn đơn giản hơn rất nhiều.
Khả năng tìm kiếm các chi tiết thay thế:
- Để đảm bảo việc sửa chữa van diễn ra thuận tiện, chính xác, hãy đảm bảo có các phụ kiện, chi tiết phù hợp và tương thích với van, tuy nhiên, việc tìm kiếm các chi tiết thay thế cho van thường khó khăn hơn việc tìm kiếm van mới thay thế hoàn toàn.
Chi phí:
- Liệu việc sửa chữa van có tiết kiệm chi phí hơn so với thay thế. Nhiều người dùng lầm tưởng việc sửa chữa luôn ít tốn kém hơn so với thay thế, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc thay thế van mới tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
- Việc một van bị hỏng quá nặng, tìm kiếm các chi tiết thay thế, thời gian sửa chữa và nhân công sửa chữa có thể sẽ tốn kém nhiều hơn so với việc thay thế mới. Bên cạnh đó, đối với các van kích thước nhỏ, việc thay thế thường có chi phí thấp hơn so với việc sửa chữa. Đối với các van có kích thước lớn, nếu chi phí sửa chữa lớn hơn 60% so với chi phí thay thế, bạn nên lựa chọn phương án thay thế.
Khi nào cần thay thế van giảm áp
Một van giảm áp trong hệ thống cần thay là khi các van giảm áp này không còn thực hiện chức năng giảm áp chính xác nữa. Khi van giảm áp không hoạt động đúng cách, chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống, có thể gây hư hỏng các thiết bị trong hệ thống cũng như hư hỏng chính hệ thống đường ống.
Một van giảm áp bị hỏng, lỗi sẽ thể hiện các dấu hiệu bên ngoài, bạn có thể dễ dàng nhận biết được thông qua các dấu hiệu này. Một số dấu hiệu cho biết van giảm áp có thể đã bị hỏng và cần phải thay thế:
- Búa nước: Một biểu hiện cho thấy việc van giảm áp hoạt động không chính xác đó là việc tình trạng búa nước xảy ra thường xuyên trong hệ thống. Lúc này, hệ thống sẽ có hiện tượng tiếng ồn hoặc rung lắc, khi phát hiện hệ thống ồn hoặc rung lắc bất thường hãy kiểm tra tình trạng của van giảm áp.
- Thay đổi áp suất bất thường: Việc áp suất dòng chất trong hệ thống thay đổi một cách bất thường quá cao hoặc quá thấp cũng có thể chỉ ra rằng các van giảm áp hiện đang hoạt động không chính xác. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy thông qua áp suất lưu lượng, áp suất không còn mạnh mẽ, chậm một cách bất thường hoặc quá mạnh mẽ.
- Hư hỏng thiết bị đường ống bất thường: Nếu các thiết bị và đường ống trong hệ thống hư hỏng một cách bất thường không thể giải thích được hoặc nó hư hỏng trước thời gian dự kiến có thể là kết quả của việc các van giảm áp hoạt động không chính xác.
Hướng dẫn thay thế van giảm áp
- Bước 1: Xác định vị trí của van giảm áp trong hệ thống ống, van giảm áp thường được lắp đặt gần máy bơm, cấp nước đầu vào, để giảm áp suất đầu vào. Tìm kiếm van giảm áp từ vị trí này trở đi để kiểm tra và tìm kiếm van bị lỗi.
- Bước 2: Xác định loại van và kích thước van phù hợp để đảm bảo thay thế tương thích với van cũ.
- Bước 3: Sau khi đã xác định được van giảm áp bị lỗi, tiến hành tắt nguồn cấp nước đến van bằng cách đóng van ngắt chính ở trước van.
- Bước 4: Loại bỏ áp suất dư thừa còn trong van giảm áp bằng cách mở các van xả sau van để loại bỏ lưu chất còn trong đường ống.
- Bước 5: Đặt xô, chậu, khăn ngay dưới van để đảm bảo mọi lưu chất dư thừa được loại bỏ, không chảy ra mặt sàn gây bẩn, trơn trượt, nguy hiểm đực biệt với các chất có tính chất đặc biệt.
- Bước 6: Tháo rời van cũ khỏi hệ thống. Tùy theo phương pháp lắp đặt van lên hệ thống, sử dụng kỹ thuật tháo rời tương ứng. Với các van kết nối bằng bích, ren, rắc co… có thể tháo rời dễ dàng bằng các dụng cụ như cờ lê, mỏ lết… với kết nối hàn, cần tiến hành cắt ống.
- Bước 7: Định vị van giảm áp mới lên đường ống và tiến hành kết nối van với đường ống.
- Bước 8: Khôi phục lại lưu lượng đầu vào và đầu ra để tiến hành kiềm tra rò rỉ.
- Bước 9: Cài đặt áp suất theo yêu cầu.
Những lưu ý khi thay thế van giảm áp
- Hãy đảm bảo lựa chọn van thay thế phù hợp với hệ thống, bạn có thể lựa chọn van mới cùng loại với van cũ hoặc lựa chọn một van mới tương đương.
- Lựa chọn một van có kích thước phù hợp là điều cần thiết, đảm bảo kích thước nối ống phù hợp, chiều dài van bằng với van cũ thì quy trình lắp đặt sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Lúc này sẽ không cần phải thực hiện quy trình cắt ống, hàn ống do van ngắn hơn hoặc dài hơn, yêu cầu nhiều kỹ thuật, khó khăn và tốn thời gian.
- Cân nhắc về các thông số về nhiệt độ và áp suất làm việc tối đa, tối thiểu.
- Dải áp suất cài đặt cũng cần phải lưu ý, mức áp suất đặt cần phải đáp ứng với yêu cầu.
- Quy trình lắp đặt thay thế phải đảm bảo đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
- Hãy chắc chắn mọi công việc lắp đặt, thay thế, điều chỉnh, hiệu chuẩn đã hoàn thành trước khi đưa hệ thống vào hoạt động.
Kết luận:
Một van giảm áp có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài, tuổi thọ dài ngắn tùy từng sản phẩm, hệ thống, ứng dụng. Tuy nhiên, việc quan trọng là cần phải kiểm tra và theo dõi tình trạng van thường xuyên để đảm bảo phát hiện các lỗi. Hãy thay thế van kịp thời để đảm bảo van luôn hoạt động chính xác, đúng cách, đảm bảo an toàn hệ thống.
Xem thêm: So sánh van giảm áp trực tiếp và van giảm áp gián tiếp