Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 12:47 chiều
Giới thiệu bu lông hóa chất Fischer
Bu lông hóa chất Fischer là một loại bu lông neo móng, bu lông neo móng được phân loại thành hai loại chính đó là loại bu lông cơ học và bu lông hóa chất. Khác với loại bu lông cơ học – Được neo vào với bê tông bằng bộ phận áo nở, tự thân. Còn loại bu lông hóa chất, các bu lông sẽ được neo vào bê tông bằng các vật liệu kết dính là keo epoxy.
Nhìn chung thì các loại bu lông hóa chất Fischer là một chi tiết được sử dụng để liên kết các thành phần nổi với bê tông.
Bu lông hóa chất Fischer được sản xuất bởi doanh nghiệp Fischer, một doanh nghiệp của Đức. Các sản phẩm bu lông hóa chất Fischer có chất lượng rất tốt, chất lượng cao, giá thành vừa phải, phù hợp với chất lượng.
Dòng bu lông hóa chất Fischer bao gồm một bu lông thép và các chất kết dính có các dạng như dạng tuýp keo epoxy và dạng keo epoxy dạng con nhộng.
Bu lông hóa chất Fischer được sản xuất đa dạng các dòng, được phân thành nhiều model đa dạng. Cùng tìm hiểu về các loại bu lông hóa chất của Fischer qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về doanh nghiệp sản xuất bu lông hóa chất Fischer
Fischer là một doanh nghiệp của Đức có trụ sở tại Đức, doanh nghiệp Fischer được thành lập vào năm 1948, có trụ sở chính tại Waldachtal-Tumlingen, giám đốc điều hành là Marc-Sven Mengis.
Fischer hoạt động trong các lĩnh vực về sản xuất các bộ dụng cụ xây dựng, các bộ phận và nội thất ô tô, tư vấn quy trình và hệ thống điện tử.
Sau hơn 70 phát triển, doanh nghiệp đã mở rộng, phát triển với mục tiêu toàn thế giới. Hiện nay các sản phẩm đã được xuất khẩu và phân phối đến hơn 120 quốc gia trên các Châu lục. 50 công ty con tại 38 quốc gia như Arrgentina, Áo, Bỉ, Brazil, Trung Quốc, Croatia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Anh, Hy Lạp, Cộng Hòa Séc, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Nga, Thụy Điển…và các nhà máy sản xuất tại các quốc gia như Braxil, Argentina, Trung Quốc, Cộng Hòa Séc, Ý, Serbia, Mỹ, Việt Nam.
HIện nay, doanh nghiệp Fischer đã mở rộng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, đó cũng là điều dễ hiểu khiến cho các sản phẩm của Fischer phổ biến hơn đến thị trường Việt Nam. Giúp cho các sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng Việt Nam hơn. Vì vậy bu lông hóa chất của Fischer được sử dụng phổ biến tại nhiều dự án ở Việt Nam.
Các loại bu lông hóa chất Fischer
Bu lông hóa chất Fischer có hai thành phần chính đó là phần thanh bu lông thép và chất kết dính.
Các chất kết dính của bu lông có hai loại chính đó là loại dạng con nhộng và dạng phun, đối với các loại chất kết dính này, có thể được phân loại theo các model như sau:
Keo epoxy dạng con nhộng
Viên nang nhựa FHB II-P / FHB II-PF
Viên nang nhựa RSD
Viên nang nhựa RM II
Các loại keo dạng con nhộng này lại có nhiều các dạng, biến thể khác nhau, dựa vào các kích thước đường kính, độ sâu neo, chiều sâu lỗ khoan…sẽ phân loại các loại keo epoxy này thành nhiều biến thể khác nhau. Phù hợp với các ứng dụng đa dạng.
Keo epoxy dạng phun
Vữa phun FIS HB
Vữa phun FIS SB
Vữa phun FIS EM plus
Vữa phun FIS V
Vữa phun FIS VS
Vữa phun FIS VW
Vữa phun FIS P Plus
Vữa phun FLS P
Vữa phun FIS Green
Vữa Epoxy FIS EP
Thanh bu lông thép có các loại đó là:
Neo FHB II-A L
Neo FHB II-A S
Neo FHB II-A L Inject
Neo FHB II-A S Inject
Thanh ren RG M
Thanh ren FIS A
Thanh ren GM
Neo ren trong RG MI
Ổ cắm ren trong FIS E
Thanh ren FIS GS.
Sự khác biệt giữa hai thành loại chất kết dính epoxy
Khi so sánh hai loại keo này, ta có thể thấy có nhiều sự khác biệt như về cấu tạo, thành phần, ứng dụng và cách lắp đặt của hai loại keo này:
Về cấu tạo: Keo epoxy dạng con nhộng được thiết kế trong một ống thủy tinh dạng con nhộng. còn keo epoxy dạng phun được thiết kế với dạng tuýp.
Về thành phần: Keo epoxy dạng con nhộng ngoài thành phần keo epoxy nó còn có các thành phần khác như hỗn hợp cát thạch anh. còn keo epoxy dạng tuýp là loại epoxy nguyên chất.
Về cách lắp đặt: Keo epoxy dạng con nhộng khi lắp đặt sẽ được thả cả viên vào trong lỗ khoan, keo epoxy dạng phun, keo sẽ được phun vào trong lỗ khoan.
Cách lắp đặt bu lông neo hóa chất Fischer
Bu lông neo hóa chất Fischer được lắp đặt theo quy trình 5 bước chính: Drilling – Hole Cleaning – Injecting – Inserting – Hardening and Curing.
Drilling ( Khoan): Khoan đúng kích thước và độ sâu của lỗ bê tông, gạch, đá, khối xây.
Hole Cleaning ( Vệ sinh lỗ): Vệ sinh sạch lỗ các xi măng, bụi khoan bằng các chổi thép, sau đó thổi sạch lại bằng khí nén.
Injecting ( Bơm keo): Bơm keo gần đầy lỗ khoan.
Inserting ( Chèn ): Chèn bu lông vào trong lỗ khoan đã bơm keo, điều chỉnh góc độ và độ sâu phù hợp.
Hardening anh Curing: Chờ keo khô.
Hoạt động của bu lông hóa chất Fischer
Trước hết, hoạt động lắp đặt neo cần quan tâm đến việc khoan lỗ cho neo việc khoan lỗ neo cần phải đảm bảo về chiều sâu của lỗ neo ( phụ thuộc vào chiều dài của bu lông), chiều rộng của lỗ neo.
Công việc neo hóa chất là việc bơm hóa chất, chất kết dính vào trong lỗ khoan trước khi chèn bu lông vào. Chất kết dính sẽ nhanh chóng lấp đầy các khoảng trống và khi chất kết dính khô nó sẽ bịt kín lỗ hổng, kín hơi và không thấm nước 100%. Việc neo hóa chất sẽ giữ chắc neo với bề mặt bu lông cho từng ứng dụng.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Bu lông hóa chất Fischer giá rẻ