Chuông báo cháy

150.000( Đã có VAT )
Thị trường: 200.000
Tiết kiệm: 50.000 (25%)
(1 đánh giá của khách hàng)
Tình trạng: Còn hàngBảo hành: 12 tháng
Mã: 16423 Danh mục:
Hỗ trợ trực tuyến
Viva cam kết
  • Hàng chính hãng 100%
  • Giá rẻ nhất thị trường
  • Giao hàng toàn quốc

Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 11:22 sáng

Giới thiệu sản phẩm chuông báo cháy

Chuông báo cháy là một thiết bị được lắp đặt cùng với hệ thống PCCC, ví dụ như hệ thống báo cháy, đầu phun chữa cháy. Chuống báo cháy giúp phát ra báo động để kịp thời sơ tản mọi người khỏi đám cháy.

Chuông báo cháy sẽ phát ra tiếng động lớn trong một khu vực nhất định giúp sơ tán mọi người khỏi khu vực đám cháy cùng với việc thu hút sự chú ý của nhân viên cứu hỏa.

Các sản phẩm chuông báo cháy có các kích thước đa dạng, kích thước to nhỏ khác nhau, đặc điểm âm thanh của chuông báo cháy cũng tương đối khác nhau.

Giới thiệu chuông báo cháy
Giới thiệu chuông báo cháy

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chuông báo cháy

Cấu tạo của sản phẩm chuông báo cháy

Chuông báo cháy có cấu tạo gồm ba bộ phận chính đó là:

Đáy chuông: Đáy chuông thực chất là một giá để lắp đặt chuông vào và gắn chuông vào tường, đáy chuông thường được thiết kế từ vật liệu nhựa cứng, có các chi tiết để vít được ốc vào.

Thân chuông: Thân chuông là bộ phận chính của chuông báo cháy, thân chuông bao gồm nhiều chi tiết và thành phần, một số các chi tiết như mô tơ, trục khuỷu, piston.

Cồng chuông ( mâm chuông): Cồng chuông là phần nắp bên ngoài của chuông báo cháy, cồng chuông được lắp đặt cùng với thân van và có thể tháo rời dễ dàng để tiện lợi cho việc lắp đặt, đấu nối điện.

Cấu tạo chuông báo cháy
Cấu tạo chuông báo cháy

Nguyên lý hoạt động của chuông báo cháy

Chuông có thể hoạt động riêng lẻ, được kích hoạt riêng lẻ hoặc được đấu nối với hệ thống chữa cháy tự động.

Chuông hoạt động riêng lẻ được kích hoạt thông qua nút ấn báo cháy, nó được đấu nối điện liên kết với nút ấn báo cháy này. Khi phát hiện đám cháy, nó sẽ được kích hoạt bởi con người, ấn nút ấn báo cháy thì chuông sẽ kêu.

Chuông đấu nối với hệ thống báo cháy tự động hoạt động như sau:

Khi có cháy, các thiết bị như đầu báo khói và đầu báo nhiệt được kích hoạt bằng nhiều cách và nó truyền tín hiệu về trung báo cháy, trung tâm báo cháy nhận tín hiệu và xử lý thông tin sau đấy truyền tín hiệu đến các thiết bị báo cháy đầu ra trong đó có chuông báo cháy, chuông phát báo động.

Nguyên lý hoạt động của chuông báo cháy
Nguyên lý hoạt động của chuông báo cháy

Các loại chuông báo cháy

Chuông báo cháy có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên ở đây, chúng ta phân loại thiết bị báo cháy thành hai loại chính dựa vào tính năng của thiết bị báo cháy.

Dựa vào tính năng của thiết bị báo cháy, chuông được thiết kế để thích hợp lắp đặt ở hai môi trường đó là môi trường trong nhà và môi trường ngoài trời, bởi điều kiện làm việc khác nhau nên thiết kế của hai sản phẩm này khác nhau. Nó có thể được gọi là thiết bị báo cháy trong nhà và thiết bị báo cháy ngoài trời hoặc thường được gọi là thiết bị báo cháy phân cực và thiết bị báo cháy kháng nước.

Chuông báo phân cực: Thiết bị báo cháy phân cực là loại thiết bị báo cháy được thiết kế đặc trưng lắp đặt chuyên dụng trong các hệ thống báo cháy trong nhà, được lắp đặt ở trong nhà, văn phòng, trường học…

Chuông báo cháy phân cực
Thiết bị báo cháy phân cực

Chuông báo cháy kháng nước: Hay còn được gọi là chuông báo cháy chống nước, chuông báo cháy ngoài trời. Sản phẩm chuông báo cháy này thường được lắp đặt ở những điều kiện ngoài trời, nên được thiết kế có khả năng chống nước, chống ẩm tốt.

Chuông báo cháy kháng nước
Chuông báo kháng nước

Các bước lắp đặt chuông báo cháy

Bước 1: Tìm chiều cao thích hợp

Trước khi lắp đặt chuông cần phải xác định được chiều cao lắp đặt thích hợp. Việc xác định chiều cao của chuông còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của nhà sản xuất và chiều cao của trần nhà.

Thông thường chuông thường yêu cầu lắp đặt càng gần trần càng tốt.

Bước 2: Tháo cồng

Tháo rời phần cồng của chuông để tiện lợi cho việc nối dây, phần cồng của chuông báo cháy chính là phần nắp ngoài bao bọc các chi tiết bên trong của chuông.

Phần cồng này thường được liên kết với phần thân của chuông thông qua các chốt hoặc vít.

Bước 3: Nối dây

Tiến hành đấu nối điện với chuông, đấu nối dây điện theo đúng sơ đồ mạch điện, với các chuông sử dụng dòng điện xoay chiều sẽ có kiểu kết nối khác so với loại sử dụng dòng điện một chiều.

Sơ đồ đấu nôi chuông báo cháy
Sơ đồ đấu nối chuông

Bước 4: Gắn chuông vào hộp tổ hợp hoặc lên tường

Chuông có thể được gắn lên tường hoặc vào trong một hộp tổ hợp. Với chuông được gắn lên tường, chuông sẽ được vít thẳng lên tường. Với chuông được gắn vào hộp tổ hợp, chuông sẽ được vít vào hộp

Bước 5: Gắn lại cồng

Sau khi đã lắp đặt được chuông vào tường, gắn lại cồng vào với chuông, quy trình ngược lại với quy trình tháo rời ban đầu.

Bước 6: Kiểm tra chuông

Sau khi lắp đặt xong thiết bị báo cháy báo cháy, tiến hành kiểm tra chuông và cho chuông phát thử, để xem chuông đã được đấu nối và lắp đặt chính xác chưa. Các chuông có đạt đủ âm thanh không.

Hình ảnh chuông báo cháy
Hình ảnh thiết bị báo cháy

Xem thêm: Đầu báo khói

1 đánh giá cho Chuông báo cháy

  1. Admin (xác minh chủ tài khoản)

    Chuông báo cháy

Thêm đánh giá

THÔNG TIN MUA HÀNG

Tư vấn miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIVA

  • Số 20 Nhà B Tập thể Quân đội C30- Cục vật tư, P. Kim Giang, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Hướng dẫn sử dụng
phone-icon zalo-icon