Cập nhật lần cuối vào ngày 19/07/2023 lúc 10:46 sáng
Đồng hồ đo áp suất chân sau
Đồng hồ đo áp suất chân sau là mẫu đồng hồ đo áp suất có chân kết nối ở phía sau đồng hồ.
Chân của đồng hồ được thiết kế ở phía sau nhằm mục đích lắp đặt cho một số hệ thống mà không gian khá đặc biệt không phù hợp để lắp đồng hồ đo áp suất chân đứng, đồng hồ đo áp suất chân sau thường được chia làm hai loại có vành và không vành.
Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất chân sau.
Đồng hồ đo áp suất chân sau cũng có cấu tạo về cơ bản là giống với đồng hồ đo áp suất chân đứng.
Đa phần là sử dụng ống Bourdon một cơ cấu đơn giản, bền bỉ nhưng hiệu quả cao là điều đã được kiểm chứng qua thời gian.
Đồng hồ đo áp suất chân sau được cấu tạo từ các bộ phận chính sau: Vỏ đồng hồ, chân đồng hồ, ống Bourdon, bộ phận truyền chuyển động, mặt và kim đồng hồ.
Nều bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động thì có thể truy cập vào link nhé.
Khác biệt của đồng hồ đo áp suất chân sau so với đồng hồ đo áp suất chân sau. Là ở chân đồng hồ có hình dáng khác nhau. Còn về tổng thể nguyên lỳ thì vẫn như vậy các bạn có thể quan sát hình ảnh dưới đây để so sánh.
Vỏ đồng hồ
Vỏ đồng hồ chi tiết bảo vệ chứa đụng bộ máy làm việc bên trong. Thông thường với loại đồng hồ đo áp suất chân sau thường được chế tạo bởi hai loại vật liệu chủ yếu là inox và thép carbon, được sơn phủ một lớp sơn đen ở bên ngoài.
Mặt đồng hồ và kim đồng hồ
Được chế tạo bằng nhôm sau đó in lên dải đo và các thông số khác như độ chính xác, đơn vị đo, lô gô của nhà sản suất,…
Ông cảm biến áp suất (ống Bourdon)
Thường chế tạo tư đồng thau hoặc inox dễ bị biến dạng khi có lưu chất áp suất cao tác dụng lên thành trong của ống.
Bộ phận truyền chuyển động
Là bộ phận tiếp nhận sự dịch chuyển từ ống Bourdon bến đổi và truyền đến trục của kim chỉ thị. Bộ phân này được cấu thành từ nhiều chi tiết nhỏ vật liệu chế tạo có thể là đồng thau hoặc inox tùy từng mẫu.
Chân đồng hồ (chân kết nối)
Chân kết nối của đồng hồ đo áp suất chân sau được bố trí phía sau đồng hồ vật liệu chế tạo là đồng thau hoặc inox có nhiều kiểu nối khác nhau nhưng phổ biến vẫn là kiểu nối ren.
Về phần phân tích thi tiết mình đã phân tích ở bài viết đồng hồ đo áp suất Wika và đồng hồ đo áp suất chân đứng nều bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động thì có thể truy cập vào link nhé.
Khác biệt của đồng hồ đo áp suất chân sau so với đồng hồ đo áp suất chân sau là ở chân đồng hồ có hình dáng khác nhau. Còn về tổng thể nguyên lỳ thì vẫn như vậy các bạn có thể quan sát hình ảnh dưới đây để so sánh.
Ứng dụng của đồng hồ đo áp suất chân sau
Đồng hồ chân sau được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau, ở mỗi hãng lại có thêm nhiều dòng đồng hồ đo áp suất chân sau khác nhau nhăm mục đích đáp ứng được hết tất cả nhu cầu của các khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến như:
Ứng dụng trong các nhà máy xí nghiệp, để đo áp suất của các đưuòng ống chất lỏng hoặc khí nén.
Ứng dụng trên các phương tiện giao thông như tàu thủy, máy bay, ô tô.
Được lắp trên các báy nén khí hoặc máy bơm cao áp.
Đo áp suất của các bồn chứa chất lỏng như xăng, dầu, nước,…
Đo áp suất của các bình khí nén.
Ứng dụng trên các thiết bị như xy lanh thủy lực, kích thủy lực.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
sản phẩm chất lượng với nhiều hãng khác nhau nên giá sẽ có dao động