Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 01:42 chiều
Giới thiệu sản phẩm trụ cứu hỏa 3 cửa
Sản phẩm trụ cứu hỏa 3 cửa là 1 sản phẩm trong hệ thống PCCC. Trụ cứu hỏa 3 cửa là sản phẩm được sử dụng và lắp đặt phổ biến nhất.
Trụ cứu hỏa 3 cửa có thiết kế 3 cửa kết nối, có khả năng kết nối được với 3 vòi cứu hỏa.
Trụ cứu hỏa 3 cửa hay còn được gọi là trụ cứu hỏa 3 họng. 3 cửa cấp nước này có các kích thước khác nhau. Hai cửa ra hai bên thường có kích thước là 2 ½ inch. Đầu ra trước có kích thước là ½ inch hoặc 6 inch.
Có thể thấy, các sản phẩm trụ cứu hỏa 3 cửa là sản phẩm được sử dụng phổ biến hơn cả, ta có thể dễ dàng tìm thấy các trụ cứu hỏa 3 cửa ở rất nhiều nơi như ở bên ngoài 1 tòa nhà, ở khu vực đậu xe, trên vỉa hè…
Trụ cứu hỏa có các loại chính là trụ cứu hỏa 2 cửa và trụ cứu hỏa 3 cửa được sử dụng phổ biến nhất.
Vai trò của trụ cứu hỏa 3 cửa
Trụ cứu hỏa 3 cửa hay bất kỳ 1 loại trụ cứu hỏa nào khác đều có vai trò rất quan trọng đối với con người.
Nó được lắp đặt trong hệ thống PCCC, là 1 trong những thành phần rất quan trọng trong hoạt động PCCC.
Tuy nhiên, có lẽ không có nhiều người biết được chức năng và vai trò của trụ cứu hỏa này, nó hiện diện rất nhiều xung quanh chúng ta, nhưng có lẽ nhiều người không nhận thấy được vai trò quan trọng của nó và gây ảnh hưởng đến chất lượng, hoạt động của trụ cứu hỏa.
Trụ cứu hỏa được kết nối với nguồn cấp nước PCCC và được trang bị đầy đủ các vòi phun nước để phân phối nước đến các vị trí cần được bảo vệ để dập tắt đám cháy.
Thông thường, nó không được sử dụng đến. Nó chỉ được sử dụng nhằm phục vụ mục đích PCCC, khi có hỏa hoạn xảy ra, các trụ cứu hỏa này sẽ được sử dụng để cấp nước để dập lửa. Nó sẽ cung cấp 1 lưu lượng lớn nước, giúp nhanh chóng dập tắt đám cháy để giảm thiểu thiệt hại về tính mạng cũng như tài sản ít nhất có thể.
Đặc điểm của trụ cứu hỏa 3 cửa
Trụ cứu hỏa 3 cửa có đặc trưng lớn nhất đó là nó có thiết kế 3 họng kết nối. Hai họng nhỏ hai bên và 1 họng lớn ở chính giữa.
Trụ cứu hỏa 3 cửa được sản xuất từ các loại vật liệu yêu cầu độ bền cao, độ cứng cao, hạn chế sự ảnh hưởng của tác động bên ngoài.
Trụ cứu hỏa 3 cửa có nhiều kích thước khác nhau, các kích thước phổ biến đó là DN65 đến DN100.
Trụ cứu hỏa 3 cửa được thiết kế với các loại đó là trụ nổi và trụ chìm, trụ ướt và trụ khô.
Hình thức của trụ cứu hỏa 3 cửa
Màu sắc của trụ cứu hỏa
Màu sắc đặc trưng của trụ cứu hỏa là màu đỏ, giúp dễ dàng nhận biết, nhìn thấy giúp các lính cứu hỏa tiếp cận nhanh hơn.
Bên cạnh đó, trụ cứu hỏa còn có thể được sơn các màu sắc khác nhau, mục đích có thể là để đánh mã màu phân biệt hoặc thực tế chỉ là để thẩm mỹ hơn.
Các mã màu của trụ cứu hỏa được quy định theo AWWA và NFPA như sau: Nước cấp AA có lưu lượng lớn hơn 1500 gpm nắp vòi phun và nắp capo được sơn màu xanh lam nhạt, nước cấp A có lưu lượng từ 1000 đến 1499 gpm nắp capo và nắp vòi được sơn màu xanh lục, nước cấp B có lưu lượng từ 500 đến 999 gpm được sơn màu cam, nước cấp C lưu lượng nước từ 0 – 499 được sơn màu đỏ.
Các trụ cứu hỏa có thể được sơn chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ, được thiết kế và sơn những hình thù đa dạng.
Hình dáng của trụ cứu hỏa
Trụ cứu hỏa có thể được thiết kế theo nhiều hình dáng khác nhau, tùy vào từng nhà sản xuất khác nhau.
Các trụ cứu hỏa được thiết kế với nhiều hình dáng có thể do mục đích thẩm mỹ khi lắp đặt, hoặc cũng có thể do đặc điểm, đặc trưng tại vị trí lắp đặt.
Tuy nhiên, tuy hình dáng của trụ cứu hỏa có thể khác nhau nhưng trụ cứu hỏa phải được thiết kế theo tiêu chuẩn nhất định, kiểu kết nối phải tương thích với vòi cứu hỏa.
Yêu cầu kỹ thuật của trụ cứu hỏa 3 cửa
Việc lắp đặt trụ cứu hỏa tại Việt Nam, có yêu cầu là phải đúng với tiêu chuẩn về kích thước cũng như kết cấu theo tiêu chuẩn trên.
Nếu việc lắp đặt các sản phẩm trụ cứu hỏa khác với kích thước và tiêu chuẩn trên cần phải được sự đồng ý của các cơ quan PCCC.
Yêu cầu về áp suất thử của trụ cứu hỏa, trụ cứu hỏa phải chịu được áp suất thử không dưới 1,5Mpa, khi thử nghiệm với mức áp suất này, trụ cứu hỏa không được nứt, vỡ, gãy…
Yêu cầu sau khi lắp đặt trụ cứu hỏa: Áp suất thủy lực trong trụ không dưới 1Mpa. Lực tác động để mở trụ không được lớn hơn 150Nm.
Van của trụ phải chịu được tải trọng dọc trục tối thiểu 3.104N.
Nếu có nước đọng lại trong trụ, thì mực nước này ở trong trụ không được lớn hơn 50cm3.
Các ren và bích cũng phải sử dụng theo đúng tiêu chuẩn TCVN 6379:1998.
Họng kết nối của trụ phải có tiêu chuẩn thích hợp, đối với họng lớn là DR.2-125. Họng nhỏ là ĐT.1-77.
Yêu cầu về vật liệu cấu tạo trụ: Trụ và van của trụ phải được cấu tạo từ loại vật liệu có độ bền, độ cứng và phải có khả năng chống ăn mòn tốt. Đối với các bộ phận gioăng làm kín, phải được cấu tạo từ vật liệu có độ đàn hồi tốt, chống ăn mòn, chịu lạnh, chịu mài mòn tốt.
Trụ phải được sơn phản quang trên nắp trụ để có thể phát hiện trong ban đêm.
Nắp đậy là dạng nắp lật, thuận lợi cho việc tháo ra khi cứu hỏa.
Các lưu ý khi lắp đặt và sử dụng trụ cứu hỏa
Không để các phương tiện như xe ô tô, xe đạp, xe máy gần trụ cứu hỏa, nó sẽ là vật cản của trụ cứu hỏa, khiến khi cần sử dụng, lính cứu hỏa sẽ khó tiếp cận hơn.
Tuyệt đối không được sử dụng trụ cứu hỏa sai mục đích, vì mục đích cá nhân hay bất cứ mục đích nào khác. Nghiêm cấm các hành vi phá hoại, tác động từ bên ngoài gây hư hỏng trụ cứu hỏa.
Không được trồng cây bụi, hoa, hay cây cảnh xung quanh trụ cứu hỏa, nên loại bỏ, nhổ cỏ hoặc cắt tỉa cỏ dại xung quanh trụ cứu hỏa.
Không tự ý sơn đè lên trụ cứu hỏa, màu trên trụ cứu hỏa đều có ý nghĩa riêng, nó thể hiện tình trạng cấp nước của trụ cứu hỏa.
Nếu nhận thấy trụ cứu hỏa bị hỏng, hãy báo ngay tới cơ quan chính quyền có thẩm quyền để kịp thời bảo trì, sửa chữa.
Le Dang (xác minh chủ tài khoản) –
Trụ cứu hỏa 3 cửa giá rẻ, chất lượng cao