Hai hình thức nối trên van giảm áp
Xem thêm cách điều chỉnh van giảm áp
Hình thức nối trên van giảm áp
Hình thức nối là chi tiết bắt buộc phải có trên các thiết bị công nghiệp. Với tính chất làm việc kết nối với nhau, tạo nên một hệ thống làm việc hoàn hảo. Chính vì thế mà kiểu nối đóng một vài trò rất quan trọng. Không chỉ để kết nối các sản phẩm, còn ảnh hưởng nhiều đến điều kiện làm việc.
Như các bạn đã biết, thì hình thức nối hiện nay có rất nhiều kiểu khác nhau. Quay trở lại với van giảm áp hiện tại chỉ chỉ sử dụng hai hình thức nối như sau.
Van giảm áp sử dụng kiểu nối ren
Với van giảm áp sử dụng hình thức nối ren thường là những dòng van giảm áp trực tiếp. Cái thứ hai nữa đó là những dòng sản phẩm có kích thước không quá lớn, ap dụng cho những sản phẩm có kích thước từ DN15 cho tới DN100.
Đặc điểm của những sản phẩm sử dụng nối ren nói chung. Đó là hình dáng thiết kế bên ngoài rất nhỏ gọn. Giá tiền lúc nào cũng rẻ hơn so với các dòng sản phẩm sử dụng hình thức lắp bích. Cho dù cả hai sản phẩm có cùng kích thước đi chăng nữa.
Nói qua một chút về phần vật liệu, đối với van giảm áp nối ren sử dụng chính một loại vật liệu duy nhất. Đó là vật liệu đồng. Tuy nhiên lại được chia thành hai nhóm sản phẩm khác nhau. Một loại được mạ crom ở bên ngoài, còn một loại không được mạ gì hết.
Ví dụ: Van giảm áp FARG đến từ Italy, là sản phẩm được mạ một lớp crom ở bên ngoài.
Van giảm áp sử dụng hình thức nối bích
Van giảm áp sử dụng hình thức nối bích, vừa có thể sử dụng cho hệ thống nước. Vừa có thể sử dụng được chế hệ thống hơi.
Với sản phẩm sử dụng cho hệ thống nước, còn có tên gọi khác là van giảm áp gián tiếp.
So với van giảm áp nối ren, hay còn gọi là van giảm áp trực tiếp. Thì van giảm áp sử dụng mặt bích dùng cho nước, có thiết kế to và lớn hơn rất nhiều.
Quay trở lại với mặt bích, đó một điều vô cùng quan trọng mà mình muốn mọi người phải nhớ được đó là. Tiêu chuẩn mặt bích được đúc lên sản phẩm là tiêu chuẩn gì?
Áp lực làm việc bằng bao nhiêu, và một điều quan trọng hơn nữa. Đó là độ dày mặt bích.
Tiêu chuẩn ren trên van giảm áp
Có rất ít khách hàng để ý tới tiêu chuẩn chân ren trong quá trình đi mua hàng. Hiện tại với dòng van giảm áp đang sử dụng loại ren thẳng. Và để hiểu rõ hơn nữa về tiêu chuẩn chân ren mời bạn đọc xem qua các thông quan trọng như sau:
Ren thẳng là một khái niệm trong ngành cơ khí và xây dựng để chỉ một dạng ren hoàn hảo, không có bất kỳ sai lệch hoặc góc cong nào. Việc có tiêu chuẩn về ren thẳng giúp đảm bảo tính chính xác và đồng nhất trong quá trình sản xuất và lắp ráp.
Có một số tiêu chuẩn phổ biến về ren thẳng, phụ thuộc vào ngành công nghiệp và quy định cụ thể của từng quốc gia hoặc tổ chức tiêu chuẩn. Dưới đây là một số tiêu chuẩn phổ biến liên quan đến ren thẳng:
Tiêu chuẩn ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế): ISO có nhiều tiêu chuẩn liên quan đến ren và ren thẳng, bao gồm ISO 228-1 (Ren ngoài đường chính) và ISO 965 (Ren thông thường).
Tiêu chuẩn ANSI/ASME (Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ): ANSI/ASME cung cấp các tiêu chuẩn cho ren trong ngành cơ khí, bao gồm ASME B1.1 (Ren ngoài đường chính).
Tiêu chuẩn DIN (Viện Tiêu chuẩn Đức): DIN đặc biệt phổ biến trong ngành công nghiệp Đức, có tiêu chuẩn như DIN 13 (Ren vít thông thường) và DIN 961 (Ren ngoài đường chính).
Các tiêu chuẩn trên cung cấp hướng dẫn chi tiết về kích thước, bước ren, góc ren, và các yêu cầu khác để đảm bảo ren thẳng. Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ đo lường chính xác và kỹ thuật sản xuất chính xác cũng quan trọng để đạt được ren thẳng theo tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn mặt bích trên các dòng van giảm áp hiện nay
Tiêu chuẩn cho các dòng mặt bích có rất nhiều tuy nhiên, tiêu chuẩn được sử dụng trên các dòng van giảm áp chủ yếu là các tiêu chuẩn BS và JIS.
Đối với tiêu chuẩn JIS nếu khách hàng để ý một chút có thể thấy đây là tiêu chuẩn thường xuất hiện trên các dòng sản phẩm có xuất xứ đến từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, cụ thể là sản phẩm đến từ các thương hiệu như sau: Samyang, TLV, Yoshitake.
Trong khi đó với những sản phẩm đến từ Trung Quốc phần lớn lại sử dụng các tiêu chuẩn BS, vẫn có các sản phẩm sử dụng tiêu chuẩn JIS tuy nhiên phải đợi sản xuất riêng việc đặt hàng sẽ tốn thêm thời gian.
Điểm khác biệt duy nhất của các tiêu chuẩn mặt bích đó là khoảng cách tâm lỗ khác nhau, ví dụ như mặt bích BS DN50 sẽ có khoảng cách tâm lỗ bằng 140mm, tiêu chuẩn JIS dn50 thì khoảng cách tâm lỗ chỉ bằng 104mm.
Chình vì khoảng cách tâm lỗ khác nhau cho nên khi mua hàng người dùng cần phải đảm bảo lựa chọn sản phẩm mặt bích có tiêu chuẩn trùng với tiêu chuẩn mặt bích đã hàn lên đường ống.
Chắc chắn 1 điều nếu như khách hàng lựa chọn các mặt bích không cùng tiêu chuẩn với nhau sẽ không bao giờ lắp đặt được van.
Điểm tương đồng và khác nhau của hai hình thức nối trên van giảm áp
Tuy là hai hình thức nối khác nhau hoàn toàn về tên gọi, cho tới hình dáng bên ngoài. Thế nhưng, giữa hình thức nối ren và hình thức nối bích. Đâu đó luôn tồn tại những điểm tương đồng với nhau.
Cả hai hình thức nối có tính cơ động rất cao, cho phép bạn tháo ra lắp vào một cách dễ dàng công tác bảo dưỡng từ đó diễn ra nhanh hơn rất nhiều.
Áp dụng trên mọi dòng van công nghiệp, và một số sản phẩm phụ kiện đường ống.
Độ kín của cả hai hình thức nối, cho phép người dùng có thể ứng dụng cho nhiều môi trường điều kiện làm việc khác nhau.
Khi lựa chọn các dòng sản phẩm sử dụng kiểu nối mặt bích, đồng nghĩa với việc khách hàng cần chuẩn bị các sản phẩm hỗ trợ cho quá trình lắp đặt nhiều hơn. Đối lại thì với kiểu nối mặt bích cho phép làm việc trong các điều kiện làm việc áp cao.
Đối với các sản phẩm từ dn50 cho tới dn100 vừ sử dụng được hình thức nối ren vừa sử dụng được hình thức nối bích, từ dn100 trở lên thì nối bích là hình thức mặc định cho mọi dòng van công nghiệp không riêng gì mình van giảm áp.
Khi lắp đặt cả hình thức nối ren và hình thức nối bích cần yêu cầu sử dụng thêm các phụ kiện làm kín như gioăng cao su hoặc băng tan để mối nối đạt độ kín tốt nhất