Sự khác nhau giữa van bi và van bướm

Van bi và van bướm là hai loại van phổ biến được sử dụng trong các hệ thống đường ống để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc khí. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau mà bạn cần biết để lựa chọn loại van phù hợp cho nhu cầu của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu và nhược điểm của mỗi loại van, cũng như so sánh sự khác nhau giữa chúng.

Tìm hiểu về van bi

Van bi là 1 thiết bị van công nghiệp, các van bi này được sử dụng với mục đích chính là để điều chỉnh đóng ngắt dòng chảy, điều tiết dòng chảy trong hệ thống.

Van bi có thiết kế có dạng viên bi có 1 lỗ xuyên suốt. Van bi này được điều khiển bằng cách điều chỉnh lỗ của bi van để chặn, chặn một phần hoặc chặn hoàn toàn dòng chảy qua van.

Van bi là sản phẩm có khả năng đóng ngắt cao, độ kín khít cao, hạn chế rò rỉ. Các van bi cũng sẽ không gây cản trở áp suất của dòng chảy khi chảy qua van bi.

Một số sản phẩm van bi
Một số sản phẩm van bi

Tìm hiều về van bướm

Van bướm cũng là 1 thiết bị van công nghiệp, van bướm được lắp đặt trong đường ống để điều khiển đóng ngắt dòng chảy.

Thiết kế của van bướm này bao gồm 1 đĩa được gắn trên trục, chuyển động quay 90 độ. Khi đóng đĩa van bướm, đĩa van sẽ giúp chặn hoàn toàn dòng chảy.

Một số sản phẩm van bướm
Một số sản phẩm van bướm

Sự khác nhau giữa van bi và van bướm

Van bi Van bướm
Đối với các van bi full bore, khi mở hoàn toàn, nó sẽ không bị giảm hoặc hạn chế áp suất, dòng lưu chất chảy qua van bi không bị ảnh hưởng Đối với van bướm, khi mở hoàn toàn, đĩa của van bướm vẫn nằm trong thân van, cho nên dòng chảy chảy qua van bướm vẫn sẽ có sự giảm áp, sụt áp.
Van bi có thể mở ở bất kỳ mức áp suất nào, kế cả khi áp suất đầu vào rất lớn. Van bướm khó mở hơn khi có sự chênh lệch áp suất đầu vào và đầu ra cao.
Van bướm có trọng lượng nhẹ hơn, kích thước nhỏ gọn hơn. Với các kích thước lớn, van bi sẽ có kích thước lớn hơn và năng hơn so với van bướm
Van bi có khả năng đóng kín cao, nó có thể được ứng dụng với nhiều loại môi trường, lưu chất như hơi, khí, nước… Van bướm không đóng kín hoàn toàn được nên nó sẽ ít được sử dụng cho các loại lưu chất khí.
Van bi còn có chức năng điều hướng, trộn, tách dòng chảy. Các van bi có các loại là 2 ngã, 3 ngã, 4 ngã, 5 ngã. Van bướm thường chỉ có thể dùng để đóng ngắt dòng chảy, chỉ dẫn dòng chảy theo 1 hướng.
Các van bi thích hợp hơn khi lắp đặt với các đường ống có kích thước nhỏ, các kích thước thích hợp nhất là các kích thước từ dưới DN50.

 

Các van bướm thích hợp với các đường ống lớn hơn, đặc biệt là với các đường ống có kích thước từ DN150 trở lên.

 

Van bi thường có giá thành đắt hơn so với van bướm, đặc biệt là ở những kích thước lớn. Van bướm có giá thành rẻ hơn so với van bi.
Các van bi thích hợp cho việc điều tiết lưu lượng, điều khiển dòng chảy. Van bướm chỉ nên được sử dụng để điều khiển đóng ngắt dòng chảy.
Van bi thì có các kiểu kết nối như Ren, hàn, Bích… Van bướm có các kiểu kết nối như Wafer, Lug, Bích…
Van bi có thể được ứng dụng trong các công nghiệp khí, hơi, hay các loại lưu chất có chứa hạt rắn. Van bướm thường được ứng dụng với các ứng dụng trong công nghiệp như các ứng dụng trong các nhà máy hóa chất, sản xuất thực phẩm, xử lý chất thải công nghiệp.
So sánh van bi và van bướm
So sánh van bi và van bướm

Lựa chọn giữa van bi và van bướm

Khi lựa chọn và sử dụng loại van bướm hay van bi, người đọc có thể tham khảo các gợi ý và hướng dẫn sau đây:

Xem xét yêu cầu về áp suất làm việc: Đầu tiên, bạn cần xác định áp suất làm việc tối đa mà hệ thống của bạn sẽ hoạt động. Van bi thường có khả năng chịu áp suất cao hơn so với van bướm, vì vậy nếu yêu cầu của bạn là áp suất cao, van bi có thể là lựa chọn tốt hơn.

Đánh giá dòng chảy: Xem xét lưu lượng chất lỏng hoặc khí mà hệ thống của bạn cần xử lý. Van bướm thường có khả năng điều chỉnh dòng chảy tốt hơn, đặc biệt với dòng chảy lớn. Trong khi đó, van bi thường được sử dụng cho dòng chảy nhỏ hơn và có thể cung cấp mức độ chính xác cao hơn trong việc điều chỉnh.

Xác định môi trường hoạt động: Van bướm và van bi có thể được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm chất lỏng, khí, và các chất ăn mòn. Tuy nhiên, trong trường hợp môi trường hoạt động có tính ăn mòn cao, van bi chịu ăn mòn tốt hơn và có thể là lựa chọn tốt hơn.

Yêu cầu kỹ thuật: Xem xét các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt của hệ thống của bạn như kích thước, chất liệu chế tạo, tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu vận hành. Van bướm thường nhẹ hơn và có kích thước nhỏ gọn hơn so với van bi, điều này có thể phù hợp với những yêu cầu không gian hạn chế.

Tư vấn từ chuyên gia hoặc nhà cung cấp: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia hoặc nhà cung cấp van. Họ có thể cung cấp thông tin chi tiết về tính năng, ưu điểm và hạn chế của từng loại van, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định thông minh hơn.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc lựa chọn giữa van bướm và van bi phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của hệ thống và yêu cầu của bạn. Cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo các nguồn thông tin đáng tin cậy để đảm bảo rằng bạn chọn được loại van phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Lựa chọn giữa van bi và van bướm
Lựa chọn giữa van bi và van bướm

Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa van bi full bore và van bi reduced bore

5/5 - (1 bình chọn)
Có 1 bình luận cho bài viết "Sự khác nhau giữa van bi và van bướm"
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon