Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 11:22 sáng
Giới thiệu sản phẩm vòi chữa cháy
Vòi chữa cháy là một đường ống mềm được thiết kế có khả năng chịu áp lực rất cao. Đường ống mềm này được ứng dụng trong hệ thống PCCC. Là một thiết bị rất quan trọng của hệ thống PCCC.
Vòi chữa cháy có khả năng chịu được áp lực rất cao, nó được thiết kế và gia cố rất chắc chắn, áp suất làm việc thông thường của nó từ 8 đến 20bar. Điều này là bắt buộc, bởi vòi chữa cháy sử dụng với những lưu chất áp suất cao, nhằm mục đích là để cung cấp nhanh chóng các chất chữa cháy để có thể nhanh chóng dập tắt đám cháy và ngăn chặn đám cháy lan rộng.
Vòi chữa cháy được thiết kế với các kích thước và chiều dài khác nhau, phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau. Các đường kính kích thước phổ biến của đường ống mềm chữa cháy đó là từ 25mm, 38mm, 50mm, 80mm, 100mm. Chiều dài đa dạng, chủ yếu từ 30m đến 50m.
Để dễ dàng cho việc bảo quản và lưu trữ và sử dụng, vòi chữa cháy được thiết kế ở dạng phẳng dễ dàng cuộn lại và gấp lại với kích thước nhỏ gọn.
Vòi chữa cháy có một đầu được kết nối với nguồn nước để cấp nước tới vòi chữa cháy và một đầu sẽ được kết nối với lăng phun để phân tán nước tới đám cháy.
Vòi chữa cháy thường được lắp đặt, lưu trữ tại các vị trí dễ tiếp cận, nó thường được lắp đặt tại những vị trí dễ thấy, ở dọc các bức tường.
Vòi chữa cháy có các đầu kết nối được kết nối với nguồn cấp nước tại tủ cứu hỏa, kết nối với nguồn nước của xe cứu hỏa, hay tại các trụ chữa cháy.
Ống mềm chữa cháy cần phải được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên, bởi chỉ những lỗi hư hỏng nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chữa cháy. Cần kiểm tra tình trạng của vòi và tình trạng hoạt động của vòi đề kịp thời phát hiện các hư hỏng để thay thế và sửa chữa.
Ở ngoài trời có thể gắn với động cơ chữa cháy hoặc máy bơm, trong nhà được kết nối vĩnh viễn với hệ thống ống nước hoặc đường ống độc lập.
Áp suất làm việc thông thường của vòi chữa cháy là từ 8 đến 20bar, áp suất phun của vòi cứu hỏa lên đến 70bar.
Vòi cứu hỏa thường được sử dụng nhất với loại đám cháy loại A, đám cháy loại A là đám cháy chất rắn cháy, giấy, gỗ, vải…
Cấu tạo của sản phẩm vòi chữa cháy
Vòi chữa cháy được cấu tạo từ nhiều lớp, để vừa có khả năng chống các tác động bên ngoài, gây mài mòn và vừa có khả năng chịu được áp suất cao của lưu chất bên cạnh đó nó cũng phải có khả năng tương thích với các loại lưu chất chữa cháy ví dụ như bọt, nước, chất chữa cháy.
Vòi chữa cháy cũng phải được thiết kế để chống thấm nước để tránh tính trạng vòi chữa cháy bị thấm nước, rò rỉ.
Thực chất, vòi chữa cháy được hình thành từ một hoặc nhiều lớp vải dệt tấm cao su hoặc PVC.
Được sản xuất, định hình thành hai lớp chính:
Lớp ngoài: Lớp bên ngoài có chức năng chính là chống mài mòn, chống các tác động bên ngoài, chống tia UV.
Lớp trong: Lớp trong tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, yêu cầu phải tương thích với lưu chất và có khả năng chống thấm tốt.
Vòi cứu hỏa được kết nối liền với các đầu nối, ngàm kẹp để liên kết vòi cứu hỏa với nguồn cấp nước, lăng phun.
Nguyên lý hoạt động của sản phẩm vòi chữa cháy
Nguyên lý hoạt động của vòi chữa cháy rất đơn giản. Nó được kết nối với đầu nguồn cấp nước và dẫn nước có áp suất cao đến ngọn lửa để dập tắt ngọn lửa.
Nó sử dụng sức mạnh của nước để dập lửa, nước sẽ được bớp ép vào vòi xả và xả qua lăng với áp suất cao.
Nước với áp suất cao này sẽ làm phá vỡ cấu trúc của đám cháy và có thể dập tắt đám cháy.
Ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm vòi chữa cháy
Ưu điểm của sản phẩm vòi chữa cháy
Sử dụng vòi chữa cháy vận chuyển nước có áp suất cao là một cách rất hiệu quả để dập tắt đám cháy.
Việc sử dụng áp suất tia nước cao giúp phá vỡ cấu trúc đám cháy, giúp nhanh chóng dập tắt được đám cháy và tránh để đám cháy lan rộng.
Vòi cứu hỏa có tính linh hoạt rất cao, nó có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, thực chất, ngoài ứng dụng trong PCCC, vòi cứu hỏa với từng dòng khác nhau còn được ứng dụng tại các mục đích và ứng dụng khác.
Vòi cứu hỏa dễ dàng trong việc sử dụng, có thể kết nối trực tiếp với nguồn cấp nước thông qua kết nối ngàm phun đơn giản và dễ dàng lắp đặt.
Vòi cứu hỏa còn mang tính cơ động cao, vòi cứu hỏa có thể dễ dàng mang đến đám cháy, với thiết thế được tháo rời, nó có thể mang đi mọi nơi.
Nhược điểm của sản phẩm vòi chữa cháy
Việc chữa cháy bằng vòi cứu hỏa cần sử dụng rất nhiều nước để chữa cháy, nó yêu cầu sử dụng tại các nguồn nước có nhiều nước, áp suất nước cao để có khả năng chữa cháy, dập lửa tốt.
Trong những trường hợp gió lớn, việc chữa cháy bằng các tia nước áp suất cao không được hiệu quả lắm.
Phân loại sản phẩm vòi chữa cháy
Việc phân loại vòi chữa cháy có thể dựa và nhiều yếu tố ví dụ như dựa vào hoạt động của đám cháy, tính chất của đám cháy, hay hoạt động của vòi.
Phân loại dựa vào tính chất của đám cháy
Phân loại dựa vòi cứu hỏa dựa vào tính chất của đám cháy, ta có thể thấy đám đáy được phân thành các loại đó là đám cháy loại A, đám cháy loại B, đám cháy loại C, đám cháy loại D.
Vòi cứu hỏa được phân thành hai loại chính đó là vòi cứu hỏa loại A và vòi cứu hỏa loại B.
Vòi chữa cháy loại A
Vòi chữa cháy loại A được sử dụng để vận chuyển các chất chữa cháy thông thường, vòi chữa cháy loại A sử dụng trong hoạt động chữa cháy đám cháy loại A là các đám cháy do chất rắn cháy gây nên ví dụ là giấy, vải, gỗ hay một số chất tương tự.
Vòi cứu hỏa loại A có cấu tạo lớp xong từ cao su tổng hợp, lớp ngoài từ vật liệu cao su tự nhiên hay PVC.
Vòi cứu hỏa loại A được sử dụng rộng rãi hơn vì ngoài đám cháy loại A, nó còn có thể sử dụng với các đám cháy loại khác.
Vòi chữa cháy loại B
Vòi cứu hỏa loại B được sử dụng trong các hoạt động chữa cháy các đám cháy loại B. Các đám cháy loại B là các đám cháy liên quan đến chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, đầu mỡ…
Vòi cứu hỏa loại B này được cấu tạo với lớp trong từ vật liệu cao su tổng hợp, lớp ngoài từ cao su nitrile PVC.
Loại vòi cứu hỏa loại B này ít được sử dụng hơn vì nó chỉ được sử dụng với duy nhất đám cháy loại B.
Phân loại dựa vào hoạt động của vòi
Cuộn vòi chữa cháy cố định
Cuộn vòi chữa cháy cố định được gắn vào một vị trí cụ thể, cuộn vòi chữa cháy này được gắn chặt vào nguồn cấp nước cố định. Cụ thể là nó được gắn chặt vào một van chặn, van góc cố định.
Cuộn vòi cứu hỏa cố định này chỉ có khả năng quay ở trong một mặt phẳng.
Cuộn vòi chữa cháy xoay tự động
Cuộn vòi cứu hỏa xoay tự động được thiết kế có thể quay trên nhiều mặt phẳng, cuộn vòi cứu hỏa xoay tự động được gắn trên một cánh tay quay.
Kiểu xoay tự động giúp cho các thao tác thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng trong các thao tác cài đặt và bảo trì.
Các phương pháp cuộn vòi: đan rổ, hình số 8, xoắn ốc.
Hướng dẫn sử dụng vòi chữa cháy
Cách sử dụng
Nếu vòi chữa cháy được lắp cố định, khi sử dụng cần phải phá vỡ con dấu chống giả mạo.
Bật nguồn cấp nước ở van chặn để tiến hành cấp nước ở nguồn nước tới vòi cứu hỏa.
Bắt đầu chạy vòi đến vị trí của đám cháy, đối với loại vòi cứu hỏa cố định, lăn ống đến vị trí đám cháy, đối với vòi cứu hỏa xoay tự động, việc kéo đến vị trí đám cháy sẽ dễ hơn nhiều. Kéo đến khoảng cách cần thiết.
Sau khi kết nối vòi chữa cháy với van cấp nước và lăng phun, tiến hành vặn nước ở vòi phun.
Hướng dòng chảy của vòi cứu hỏa tới gốc của ngọn lửa.
Lưu ý: Áp suất của dòng chảy lúc này là rất lớn, cần cần thận trong việc điều chỉnh và kiểm soát vòi phun.
Sau khi dập tắt đám cháy
Sau khi đám cháy đã được kiểm soát, thu gọn cuộn dây, tiện hành tắt nước ở vòi phun.
Tua đường ống lại theo các lớp đều nhau, cần phải tiến hành cuốn theo các lớp để tránh gây rối đường ống. Việc này sẽ dễ dàng hơn khi nước vẫn còn ở trong đường ống này.
Tiến hành tắt nước ở van chặn.
Sau đấy tiến hành mở vòi phun để xả áp suất vào thùng.
Hoàn thành, ta tiến hành đóng vòi phun và lưu trữ, cất vòi cứu hỏa trở lại ngăn chứa.
Lưu ý: Việc vệ sinh chất chữa cháy khỏi vòi cứu hỏa cũng rất quan trọng, bởi chất chữa cháy có thể gây hư hỏng vòi.
Cung cấp nguồn nước liên tục và kiểm soát được.
Kiểm tra và bảo trì sản phẩm vòi chữa cháy
Việc bảo trì sản phẩm vòi chữa cháy cần phải kiểm tra và bảo trì thường xuyên, sản phẩm vòi chữa cháy được khuyến nghị cần được kiểm tra định kỳ và thường xuyên, nó được chỉ định bảo trì, bảo dưỡng hàng năm để kiểm tra tình trạng của vòi chữa cháy khỏi các tình trạng bị hư hỏng.
Đối với những nơi có nguy cơ xảy ra tình trạng cháy cao hơn, cần phải cân nhắc việc bảo trì thường xuyên hơn.
Việc kiểm tra vòi chữa cháy bao gồm có một số các công việc cần thực hiện như:
Kiểm tra vòi chữa cháy không bị rò rỉ.
Kiểm tra khả năng tiếp cận, khả năng nhìn thấy của cuộn vòi chữa cháy, cuộn vòi chữa cháy có được lắp đặt ở những vị trí dễ dàng nhìn thấy không.
Hướng dẫn vận hành có được hiển thị ở những vị trí dễ thấy.
Kiểm tra tình trạng ăn mòn, rò rỉ, hư hỏng của vòi.
Kiểm tra tình trạng của tủ cuộn vòi luôn ở trong tình trạng tốt.
Admin (xác minh chủ tài khoản) –
Vòi chữa cháy