Cấu tạo của van 1 chiều

Ở bài trước mình đã giới thiệu đến các bạn những dòng sản phẩm của van 1 chiều. Thông qua hình thức phân loại van 1 chiều qua đó cho ta thấy được. Van 1 chiều nói chung có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Và mỗi sản phẩm lại có thiết kế cấu tạo riêng. Vậy cấu tạo của van 1 chiều có phức tạp không? Để hiểu rõ hơn nữa về vấn đề này. Ngay sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về cấu tạo của van 1 chiều nhé.

Cấu tạo của van 1 chiều lá lật

Để có được một được sản phẩm van 1 chiều lá lật hoàn chỉnh, chỉ cần tới bốn bộ phận chính sau đây.

Bộ phận thân van

Bộ phận thân đóng góp vai trò vô cùng quan trọng, vật liệu được dùng để chế tạo thân chiếm tới 80%. Tổng vật liệu được dùng trên toàn bộ sản phẩm. Với bộ phận thân lại được chia thành hai dạng, một dạng được thiết kế theo kiểu dạng bầu. Sản phẩm còn lại được thiết kế theo kiểu gấp khúc. Chính kiểu thiết kế như này, đã tạo ra hai sản phẩm có góc đóng mở khác nhau hoàn toàn.

Bộ phận cánh van

Bộ phận canh van là bộ phận, tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành van 1 chiều. Việc dòng chảy có lưu thông qua van được hay không phần lớn là nhờ vào áp lực dòng chảy và bộ phận cánh van.

Để tạo nên bộ phận này, các nhà sản xuất đã lựa chọn những dòng vật liệu ví dụ như: đồng, inox, gang, cao su. Trong đó có tới ba dòng vật liệu kim loại, được sử dụng rất nhiều để chế tạo thân. Riêng chỉ có vật liệu cao su đặc biệt hơn một chút. Với ưu điểm không bị rỉ sét, van 1 chiều có cánh được làm từ cao su. Rất thích hợp sử dụng cho các hệ thống nước sạch.

Bộ phận kết nối

Tính tới thời điểm hiện tại, đối với van 1 chiều lá lật chỉ sử dụng hai kiểu nối chính. Một là sử dụng kiểu nối mặt bích, hai là sử dụng kiểu nối ren. Trong đó kiểu nối mặt bích, sẽ được đúc liền với thân van. Trong khi đó với phương pháp nối ren, đơn giản chỉ là tiện những vòng ren ở hai đầu bộ phận thân là xong.

Bộ phận nắp van

Bộ phận nắp van được đặt ngay trên thân van, việc thiết kế thêm bộ phận nắp van. Cho phép có khoảng trống trên bộ phận thân. Việc lắp đặt giờ đây trở nên dễ dàng hơn.

Không dừng lại ở công tác lắp đặt, trong quá trình sử dụng không may van 1 chiều có gặp vấn đề gì. Chỉ cần tháo nắp van ra, là ta có thể bảo dưỡng sản phẩm luôn.

Cấu tạo của van 1 chiều lá lật
Cấu tạo của van 1 chiều lá lật

Cấu tạo của van 1 chiều cánh bướm

Van 1 chiều cánh bướm được cấu thành từ 5 bộ phận chính sau đây.

Bộ phận thân van: Bộ phận thân van 1 chiều cánh bướm, được thiết kế theo dạng hình trong. Nhìn qua khá giống với bộ phận thân của van bướm hiện nay.

Bộ phận cánh: Với việc thân được thiết kế theo dạng hình tròn, cho nên cánh của dòng van 1 chiều cánh bướm. Cũng được chế tạo theo hình dạng trên, tuy nhiên sẽ có điểm khác biệt ở chỗ. Giờ đây phần cánh van được chia làm hai phần khác nhau.

Chốt bản lề: Khác với van 1 chiều lá lật, đối với van 1 chiều cánh bướm. Được thiết kế thêm bộ phận trục van.

Bộ phận lò xo: Tận dụng lực đàn hồi của lò xo, luôn có xu hướng đưa van 1 chiều về trạng thái đóng. Để mở được van 1 chiều cánh bướm. Cách duy nhất đó là áp lực của dòng chảy, phải lớn hơn so với lực đàn hồi của lò xo.

Cấu tạo của van 1 chiều cánh bướm
Cấu tạo của van 1 chiều cánh bướm

Cấu tạo của van 1 chiều cối

Bộ phận thân van: Bộ phận thân van 1 chiều cối, được đúc nguyên khối từ vật liệu kim loại. Cụ thể đó là vật liệu inox. Với những gì mà vật liệu inox đem lại, cho phép van 1 chiều côi ứng dụng cho các hệ thống có áp lực vào và ăn mòn.

Lò xo: Hỗ trợ cho van luôn quay về ở trạng thái đóng, vật liệu được chế tạo ra lò xo cũng là loại inox chất lượng cao.

Bộ phận đĩa van: Tương tự như hai dòng sản phẩm mà mình vừa kể tra ở trên. Đối với van 1 chiều cối, thì đĩa van được dùng để đóng mở dòng chảy. Vật liệu chế tạo giống hệt với bộ phận thân.

Cấu tạo của van 1 chiều cối
Cấu tạo của van 1 chiều cối

Cấu tạo của van 1 chiều dạng treo

Van 1 chiều dạng treo, còn có tên gọi khác là van 1 chiều dạng lá. Đây là dòng sản phải nói, là có cấu tạo đơn giản nhất hiện nay. Gần như các chi tiết được dùng để lắp đặt. Bạn đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Bộ phận thân van: Được chế tạo từ nhựa hoặc inox, Tất nhiên là hai sản phẩm trên. Đều sử dụng chung 1 kiểu thiết kế. Và chỉ khác nhau về vật liệu chế tạo. Vẫn là kiểu thiết kế theo dạng hình tròn. Phần nào đó cho phép người dùng, lắp đặt ở những vị trí có diện tích không gian không đủ rộng.

Bộ phận đĩa van: Được gắn trực tiếp vào bản lề, hình dáng cũng là dạng hình tròn. Phục vụ cho công tác đóng mở.

Móc treo: Được gắn trực tiếp vào thân van, nhiệm vụ của móc treo đó là. Giúp van 1 chiều dạng treo cố định tại điểm nối một cách tốt hơn.

Gioăng làm kín: Được thiết kế nằm ở bên trong bộ phận đĩa van. Gioăng làm kín có tác dụng, ngăn không cho dòng chảy bị rò rỉ qua đầu bên kia. Khi van 1 chiều dạng treo đang ở trong trạng thái đóng.

Cấu tạo van 1 chiều dạng bi

Với van 1 chiều dạng bị thì có ngoại hình bên ngoài đặc biệt hơn một chút. Đó là hình dáng của bộ phận thân bên ngoài, có phần nào đó giống với sản phẩm lọc y.

Bộ phận thân: Được đúc nguyên khối từ vật liệu gang và inox. Trong đó có gang là được dùng phổ biến hơn.

Nắp van: được gắn với thân van thông qua bu lông. Việc tháo nắp trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Bộ phận viên bi: hiểu đơn giản đây là một quả cầu kim loại, nhiệm vụ tương tự như các bộ phận đĩa van. Vật liệu chế tạo từ loại vật liệu inox, có khả năng chống ăn mòn tốt.

Cấu tạo của van 1 chiều dạng bi
Cấu tạo của van 1 chiều dạng bi

Xem thêm ứng dụng của van 1 chiều

5/5 - (100 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon