Khác biệt giữa van 1 chiều và van 2 chiều
Vai trò của các loại van trong hệ thống đường ống là rất quan trọng và không thể thiếu. Chúng được sử dụng để kiểm soát, điều chỉnh và ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng hoặc khí trong đường ống. Chúng đảm bảo sự an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống.
Các loại van công nghiệp được sử dụng được phân thành 2 loại chính đó là loại van 1 chiều và loại van 2 chiều. Vậy điểm khác biệt giữa van 1 chiều và van 2 chiều là gì? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa 2 loại van này giúp lựa chọn các sản phẩm một cách chính xác nhất.
Khái quát về van 1 chiều
Van 1 chiều là một loại van được thiết kế để chỉ cho phép dòng chất lỏng hoặc khí chảy qua nó trong một hướng duy nhất. Với cấu trúc đơn giản và cách hoạt động hiệu quả, van này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn dòng chảy ngược và kiểm soát hệ thống đường ống.
Cấu trúc của van 1 chiều bao gồm một bộ phận đĩa van có chức năng chặn dòng được thiết kế gắn trên trục, trên bản lề, lò xo… hoạt động dựa trên nhiều nguyên lý sự chênh lệch áp suất giữa 2 đầu. Khi áp suất của chất lỏng hoặc khí đủ lớn ở một hướng, bộ phận đĩa van mở ra để cho phép dòng chảy đi qua. Tuy nhiên, khi áp suất ngược lớn hơn, bộ phận đĩa van sẽ đóng lại để ngăn chặn dòng chảy ngược.
Các van này hoạt động hoạt toàn tự động, dựa vào áp lực của lưu chất chứ không cần sử dụng năng lượng từ bên ngoài, chúng có thể đóng ngay khi có dòng chảy ngược, giúp người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề dòng chảy ngược liệu có xảy ra trong hệ thống.
Hướng dẫn lắp đặt van 1 chiều xem ngay tại đây
Khái quát về van 2 chiều
Van 2 chiều là một loại van được thiết kế để cho phép dòng chất lỏng hoặc khí chảy qua nó trong cả hai hướng, tức là cho phép dòng chảy đi và trở lại. Với khả năng kiểm soát và điều chỉnh dòng chảy ở cả hai hướng, van 2 chiều rất phổ biến trong các hệ thống đường ống.
Cấu trúc của van 2 chiều thường bao gồm một bộ phận điều khiển dòng chảy và bộ phận điều khiển đóng mở. Van được điều khiển đóng mở thông qua các bộ phận như tay gạt, tay quay, điều khiển bằng điện, điều khiển bằng khí nén, chúng cần sử dụng nguồn năng lượng ở bên ngoài mới có thể điều khiển đóng mở.
Sự điểm khác biệt giữa van 1 chiều và van 2 hai chiều
Sự khác biệt của van 1 chiều và van 2 chiều là: van 1 chiều chỉ cho dòng lưu chất chảy theo 1 chiều và ngăn dòng chảy ngược, còn van 2 chiều cho phép dòng lưu chất chảy qua và chảy ngược lại (chảy theo 2 chiều)
Hiện tại van công nghiệp được chia thành hai dòng sản phẩm chính. Một là những sản phẩm được thiết kế theo dạng một chiều, và những sản phẩm được thiết kế theo dạng hai chiều.
Cả hai đều được chế tạo từ những dòng vật liệu khá giống nhau. Chính vì thế, mà môi trường làm việc khá tương đồng với nhau là điều cũng dễ hiểu. Đây là những điểm tương đồng với nhau. Vậy hai dòng sản phẩm trên có những điểm gì khác nhau. Đây cũng chính là thông tin mà ngày hôm nay mình muốn chia sẻ tới cho các bạn.
Khác nhau bộ điều khiển
Về cách thức vận hành, thì van 1 chiều luôn được đánh giá là sản phẩm. Không tốn nhiều chi phí cho quá trình này. Ngoài ưu điểm ở trên, cũng có một số ưu điểm nhất định đó là. Hạn chế khả năng sử dụng cho nhiều trường hợp nhất định.
Trong khi đó với van hai chiều, cho phép người dùng có thể lựa chọn nhiều cách thức vận hành khác nhau. Đó là những cách thức vận hành sau đây:
- Tay gạt
- Tay quay
- Bộ điều khiển điện
- Bộ điều khiển khí nén.
Khác nhau về cấu tạo bên trong
Đối với cấu tạo, đây là sẽ điểm khác biệt rõ rệt nhất. Mời bạn đọc cùng xem qua những thông tin dưới đây, để biết được van 1 chiều và van 2 hai chiều có những điểm gì khác nhau.
Van 1 chiều có hình dáng thiết kế cao hơn nhiều, so với các dòng van 1 chiều hiện nay.
Cái thứ hai đó là thiết kế về bộ phận trục van. Gần như van 1 chiều không cần sử dụng tới bộ phận này, tuy nhiên với van 2 hai chiều lại không thể thiếu được.
Khác nhau về cách thức vận hành
Đối với van 1 chiều thì dòng chảy chỉ lưu thông theo một chiều duy nhất. Hường của dòng chảy theo chiều nào, đã được nhà sản xuất chỉ ra thông qua việc. Khác mũi tên ở trên thân van.
Van hai chiều, lại không cần tới kiểu thiết kế như trên. Bởi một lý do đó là, dòng chảy cho thể lưu thông qua van theo hai chiều nhất định.
Khác nhau về giá thành
Nếu như van 1 chiều và van hai chiều, có cùng kích thước với nhau. Và được chế tạo từ một loại vật liệu chế tạo. Bao giờ mức giá cho van 1 chiều, cũng rẻ hơn so với van hai chiều.
Như mình đã chia sẻ ở trên đó là, van 2 chiều có thiết kế to hơn. Cho nên mức giá cho sản phẩm chắc chắn sẽ cao hơn nhiều.
Sự khác biệt giữa van 1 chiều và van 2 chiều nằm trong cấu trúc và cách hoạt động của chúng, tính năng, ứng dụng và hiệu suất.
Khác nhau về tính năng và ứng dụng
Van 1 chiều: Chủ yếu được sử dụng để ngăn chặn dòng chảy ngược và duy trì hệ thống trong một hướng duy nhất. Thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu dòng chảy chỉ diễn ra theo một hướng như hệ thống thoát nước, hệ thống bơm, hệ thống xử lý nước, và hệ thống cấp nước.
Van 2 chiều: Cung cấp khả năng kiểm soát dòng chảy ở cả hai hướng, cho phép dòng chảy đi và trở lại, thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu dòng chảy linh hoạt.
Khác nhau về hiệu suất
Van 1 chiều: Được thiết kế đơn giản nên thường có hiệu suất cao và ít hỏng hóc. Tuy nhiên, cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo cơ chế đóng mở hoạt động tốt và tránh nút cung.
Van 2 chiều: Với cấu trúc phức tạp hơn, có thể gặp vấn đề về mài mòn và hư hỏng hơn. Đòi hỏi bảo trì và kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động chính xác và tránh rò rỉ.
Lựa chọn van 1 chiều hay van 2 chiều
Hai loại van này có chức năng hoàn toàn khác nhau, việc lựa chọn loại van nào tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của hệ thống trong hệ thống đường ống. Một số yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn các van là:
Chức năng của van: Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi lựa chọn van là xác định yêu cầu của hệ thống, mục tiêu sử dụng van là để làm gì? Cần xác định là bạn sử dụng với các van này để ngăn chặn dòng chảy ngược hay để kiểm soát dòng chảy. Điều này giúp bạn xác định loại van phù hợp với yêu cầu của bạn.
Sau khi đã xác định được loại van phù hợp với các hệ thống, chúng ta cần xác định thêm một số các yếu tốt khác như áp suất làm việc, nhiệt độ làm việc, lưu chất qua van, yêu cầu kỹ thuật khác…
Áp suất làm việc: Cân nhắc áp suất tối đa mà hệ thống sẽ hoạt động, đảm bảo loại van chọn có khả năng chịu được mức áp suất tối đa của hệ thống.
Nhiệt độ làm việc: Cân nhắc nhiệt độ tối đa và tối thiểu của hệ thống để lựa chọn loại van phù hợp với các loại vật liệu phù hợp sao cho van hoạt động an toàn và hiệu suất nhất.
Chất lưu qua van: Xác định tính chất của chất lưu (nước, khí, hóa chất, dầu, vv.) mà van sẽ tiếp xúc. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn loại van phù hợp với chất lưu đó, bao gồm vật liệu chế tạo van và khả năng chống ăn mòn.
Yêu cầu kỹ thuật khác: Xem xét các yêu cầu kỹ thuật khác như kích thước, kết nối, tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu vận hành và bảo trì, và ngân sách. Đảm bảo rằng loại van bạn chọn phù hợp với các yêu cầu này và có sẵn trong phạm vi ngân sách của bạn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, bạn có thể cần tham khảo các chuyên gia hoặc kỹ sư chuyên về hệ thống đường ống để nhận được hướng dẫn và sự tư vấn chính xác để lựa chọn loại van phù hợp cho hệ thống của bạn.
Xem thêm nguyên nhân van 1 chiều bình nóng lạnh bị rò rỉ nước