Sự khác biệt của van bi điện từ và van điện từ
Van bi điện từ và van điện từ đều là 2 loại van được sử dụng để kiểm soát lưu chất trong hệ thống ống dẫn. Cả 2 loại van này đều thực hiện chức năng là cách ly dòng chất hoặc cho dòng chất lưu thông. Vậy 2 loại van này khác nhau như nào, nên lựa chọn loại nào? Bài viết này tìm hiểu sự khác biệt của van bi điện từ và van điện từ giúp bạn dễ dàng phân biệt được 2 loại và lựa chọn được loại van phù hợp nhất.
Sự khác biệt của van bi điện từ và van điện từ
Đặc điểm | Van bi điện từ | Van điện từ |
---|---|---|
Khả năng điều khiển | Điều khiển on/off | Điều khiển on/off |
Nguyên lý điều khiển | Điều khiển xoay | Điều khiển tịnh tiến |
Tốc độ | 2-3 giây | Ngay lập tức |
Lưu lượng dòng chảy | Tốc độ dòng chảy cao | Tốc độ dòng chảy thấp |
Lưu chất xử lý | Phù hợp với các lưu chất có chứa tạp chất | Nước, khí, hơi |
Hoạt động | Thường mở, thường đóng | Thường mở, thường đóng |
Giá thành | Giá thành cao hơn | Giá thành thấp hơn |
Bảo trì | Ít cần bảo trì hơn | Bảo trì định kì |
Tổn thất áp suất | Không gây tổn thất áp suất | Gây tổn thất áp suất |
Áp suất làm việc | Có thể lên đến 700bar | 16bar |
Giới thiệu khái quát về van bi điện từ và van điện từ
Van bi điện từ là gì?
Van bi điện từ là loại van điều khiển được sử dụng với mục đích là để điều khiển lưu chất trong hệ thống. Chúng điều khiển bằng motor điện, điều khiển một viên bi có lỗ rỗng trong hệ thống quay, nhờ đó có thể điều khiển dòng chất qua van. Lỗ rỗng trong viên bi song song với dòng lưu chất, dòng lưu chất có thể lưu thông tự do qua van, có nghĩa là van đang mở. Lỗ rỗng trong viên bi vuông góc với dòng lưu chất, dòng lưu chất bị chặn lại, có nghĩa là van đang đóng.
Van bi điện từ được thiết kế có 2 loại đó là van bi điện từ thường đóng và van bi điện từ thường mở. Các van thường đóng, viên bi trong van luôn nằm ở vị trí đóng, khi cấp điện thì van sẽ điều khiển mở. Đối với van thường mở thì ngược lại.
Van điện từ là gì?
Van điện từ cũng là một loại van điều khiển, chúng điều khiển lưu chất trong hệ thống ống ở 2 vị trí là đóng hoặc mở. Các van này điều khiển thông qua một cuộn hút, vận hành dựa trên nguyên lý điện từ. Thiết kế của van có 1 màng ngăn có độ đàn hồi, khi có nguồn điện chạy qua cuộn hút, cuộn hút sẽ sinh ra từ trường, nâng piston kết nối với màng van lên nhờ đó có thể điều khiển hoạt động của van.
Van điện từ cũng được phân thành 2 loại và van điện từ thường đóng và van điện từ thường mở, với van điện từ thường đóng, van luôn ở trạng thái đóng khi không cấp điện. Đối với van điện từ thường mở, van luôn ở trạng thái mở khi không cấp điện.
Ưu điểm và nhược điểm của van bi điện từ và van điện từ
Ưu điểm và nhược điểm của van bi điện từ
Thiết kế của van bi hoạt động dựa vào việc xoay viên bi có lỗ rỗng, vì vậy, khi van mở hoàn toàn, sẽ không có bất kì cản trở nào trong dòng chảy, do đó tốc độ dòng chảy qua van cao, lưu lượng qua van lớn hơn so với các van điện từ.
Thiết kế của van cũng không gây cản trở áp suất, không gây tụt giảm áp suất của lưu chất qua van.
Giá cả của van bi điện từ cũng rất hợp lý, phải chăng, so với chức năng và lợi ích mà chúng mang lại thì rất phù hợp.
Các van bi điện từ được thiết kế với khả năng điều khiển ở vị trí thường đóng hoặc thường mở, cung cấp khả năng van tự động trở về vị trí ban đầu mà không cần phải sử dụng điện năng để điều khiển. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng hơn.
Với thiết kế thường mở, thường đóng, chúng giúp tiện lợi cho quá trình sử dụng, đảm bảo an toàn, phù hợp với các ứng dụng mà việc giữ vị trí của van luôn ở vị trí thường mở hoặc thường đóng là cần thiết.
Lắp đặt các van bi điện từ rất dễ dàng, chúng có thể được tích hợp vào trong các hệ thống điều khiển, giúp tự động hóa quá trình vận hành.
Khả năng tương thích với nhiều môi trường ứng dụng khác nhau, phù hợp với cả các lưu chất hạt, có chứa tạp chất, độ nhớt cao mà vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động và chất lượng của van.
Thời gian đóng mở của van chậm vì vậy giảm thiểu tình trạng búa nước xảy ra, bảo vệ hệ thống khỏi các hỏng hóc mà búa nước gây ra.
Van hoạt động rất êm, không gây ra tiếng ồn khi vận hành
Nhược điểm của van bi điện từ
Các van bi điện từ có giá thành cao hơn so với các van điện từ, là một trong những điều khiến khách hàng phải cân nhắc khi lựa chọn giữa hai loại van.
Van bi có thời gian đóng mở chậm, điều này có thể gây tổn thất lưu chất khi không được đóng ngắt lại trực tiếp.
Ưu điểm và nhược điểm của van điện từ
Ưu điểm của van điện từ
Van điện từ cho khả năng đóng mở nhanh chóng, thời gian đóng mở của van rất nhanh. Chúng sẽ đóng hoặc mở gần như là ngay lập tức khi mà nguồn điện được cấp vào.
Thiết kế của van điện từ khá đơn giản, hoạt động cũng rất đơn giản cho nên lượng điện năng tiêu thụ của chúng tương đối thấp. Bên cạnh đó, ở vị trí thường mở, hoặc thường đóng thì van điện từ không cần sử dụng năng lượng điện để giữ, chúng chỉ cần điện để điều khiển hoặc giữ vị trí ở điều kiện ngược lại.
Thiết kế đơn giản nên chúng dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng. Các chi tiết trong van điện từ cũng rất dễ tìm mua, ví dụ: Có thể dễ dàng tìm mua cuộn hút van điện từ để thay thế khi cuộn hút bị chập, cháy, dễ tìm mua màng van thay thế nếu màng van bị hỏng.
Nhược điểm của van điện từ
Việc van điện từ được thiết kế điều khiển thường mở hoặc thường đóng cho nên để giữ một vị trí ngược lại liên tục sẽ khiến cuộn coil bị nóng và làm cháy van.
Thiết kế khoang van trong van điện từ gây cản trở áp suất, ảnh hưởng đến áp suất dòng chảy khi lưu thông qua van.
Thời gian đóng mở của van điện từ nhanh, điều này cũng là một nhược điểm của chúng, việc đóng mở nhanh có khả năng gây ra tình trạng búa nước. Búa nước có thể gây hỏng hóc các thiết bị trong hệ thống hoặc gây nứt vỡ đường ống.
Loại van này vận hành dựa vào màng van và piston bên trong, hoạt động dựa trên cơ chế này khiến cho chúng bị hạn chế về môi trường sử dụng. Chúng không nên sử dụng với các loại lưu chất có chứa hạt, tạp chất. Bất kỳ một tạp chất nào đều có thể ảnh hưởng đến việc làm kín của van, khiến nó bị rò rỉ.
Hầu hết các van điện từ có cấu tạo bộ phận màng van từ cao su NPR nên chúng không nên sử dụng với các loại lưu chất dầu.
Khi vận hành cuộn coil điện từ có tiếng ồn, có thể gây ô nhiễm tiếng ồn.