Tủ chữa cháy

160.000( Đã có VAT )
Thị trường: 180.000
Tiết kiệm: 20.000 (11%)
(1 đánh giá của khách hàng)
Tình trạng: Còn hàngBảo hành: 12 tháng
Mã: 16403 Danh mục:
Hỗ trợ trực tuyến
Viva cam kết
  • Hàng chính hãng 100%
  • Giá rẻ nhất thị trường
  • Giao hàng toàn quốc

Cập nhật lần cuối vào ngày 04/07/2023 lúc 11:10 sáng

Giới thiệu về tủ chữa cháy

Tủ chữa cháy là một loại thiết bị được lắp đặt ở trên tường nhà, nó là một tủ chứa đựng các dụng cụ được dùng trong chữa cháy, đó là lý do vì sao nó được gọi là tủ chữa cháy.

Trong tủ thường chứa các thiết bị chủ yếu đó là vòi chữa cháy, vòi chữa cháy này có đường kính là 25mm, vòi chữa cháy này có chiều dài không quá 30m, lăng chữa cháy lắp đặt sẵn ngàm kẹp để kết nối với vòi, van góc được kết nối với nguồn nước cấp cứu hỏa, bình cứu hỏa loại cụ thể cùng với nắp hoặc cửa tủ để bảo vệ tất cả các thiết bị ở bên trong tủ.

Tủ chữa cháy được yêu cầu lắp đặt ở gần nhau, yêu cầu lắp đặt cách nhau tối đa là 64m.

Tủ chữa cháy có chất liệu, hình dáng và kích thước đa dạng, thích hợp với từng điều kiện khác nhau.

Tủ chữa cháy
Tủ chữa cháy

Tìm hiểu thêm: Đầu phun Sprinkler

Đặc điểm của tủ chữa cháy

Tủ chữa cháy là thiết bị để bảo vệ các thiết bị chữa cháy bên trong như các vòi chữa cháy, các bình chữa cháy, lăng chữa cháy, lăng chữa cháy khỏi các điều kiện thời tiết bên ngoài, lạm dụng, phá hoại.

Tủ chữa cháy được thiết kế với nhiều loại vật liệu đa dạng đó là các loại tủ thép, tủ nhôm, tủ nhựa, tủ gỗ, tủ thép không gỉ.

Tủ cứu hỏa được thiết với nhiều kích thước khác nhau, tùy vào mục đích lắp đặt của tủ, ví dụ dụ chỉ được sử dụng để chứa bình cứu hỏa, tủ chỉ sử dụng để chứa vòi cứu hỏa, tủ để chứa vòi cứu hỏa và bình cứu hỏa, nó sẽ có các kích thước khác nhau.

Tủ cứu hỏa với các kiểu thiết kế lắp đặt đa dạng, kiểu lắp đặt âm tường, lắp đặt bán âm tường, lắp đặt trên bề mặt tường, những kiểu tủ lắp đặt trên bề mặt tường thường yêu cầu thêm giá đỡ.

Tủ cứu hỏa chữa cháy được lắp đặt trong các tòa nhà, lắp đặt ở những vị trí dễ thấy nhằm mục đích chữa cháy trong những trường hợp hỏa hoạn xảy ra, để ngăn chặn đám cháy kịp thời.

Tủ cứu hỏa
Tủ cứu hỏa

Cấu tạo của tủ chữa cháy

Tủ được thiết kế như một hộp, có cửa đóng mở và chốt tủ cứu hỏa thường được chia thành hai ngăn, ngăn trên thường được sử dụng với mục đích chứa các thiết bị như vòi cứu hỏa, lăng cứu hỏa, ngăn dưới được sử dụng để chứa các bình cứu hỏa.

Bình chữa cháy thường được thiết kế với các thiết kế khác nhau, vì những ứng dụng có sự khác nhau. Một tủ chữa cháy đầy đủ nhất thường có cấu tạo như sau:

Vỏ tủ cứu hỏa: Vỏ tủ cứu hỏa được thiết kế từ các vật liệu như vật liệu thép, thép không gỉ, nhựa, gỗ. Vỏ này được thiết kế với dạng hộp chữ nhật, được liên kết ghép lại từ nhiều miếng dẹt.

Giá đựng vòi cứu hỏa: Là một giá được thiết kế có thể xoay 90 độ. Giá được thiết kế để đựng vòi cứu hỏa, giúp việc lấy vòi cứu hỏa khỏi tủ nhanh chóng và việc lưu trữ vòi cứu hỏa không bị rối.

Kẹp cố định bình cứu hỏa: Kẹp này được thiết kế để cố định vị trí của bình cứu hỏa nằm trong tủ.

Cửa tủ cứu hỏa: Cửa tủ cứu hỏa gắn bản lề, dễ dàng đóng mở, cửa tủ thường được thiết kế với mặt kính để dễ dàng quan sát các thiết bị bên trong.

Chốt cửa: Chốt của tủ cứu hỏa yêu cầu không được khóa để tránh tình trạng khó khăn trong việc mở tủ khi gặp hỏa hoạn.

Các đinh vít: Các đinh vít được sử dụng để vít tủ vào tường, giữ tủ chắc chắn trên tường.

Chân tủ cứu hỏa: Với các tủ cứu hỏa lắp đặt ngoài trời thường được thiết kế thêm chân tủ để đứng vững trên nền.

Tủ cứu hỏa
Tủ cứu hỏa

Các loại tủ chữa cháy thông dụng

Phân loại dựa vào vật liệu của tủ chữa cháy

Tủ chữa cháy thép

Tủ cứu hỏa thép được cấu tạo từ vật liệu thép, toàn bộ thân tủ được cấu tạo từ vật liệu thép và được sơn lớp sơn chống gỉ bên ngoài.

Với tủ cứu hóa thép này không nên được lắp đặt ngoài trời hay ở những môi trường ẩm ướt vì dễ gây rỉ sét hao mòn tủ.

Tủ chữa cháy thép
Tủ cứu hỏa thép

Tủ chữa cháy thép không gỉ

Tủ cứu hỏa thép không gỉ cho khả năng làm việc trong những điều kiện làm việc đa dạng, với loại tủ này, có thể được lắp đặt ở trong nhà hoặc ở ngoài trời.

Tủ cứu hỏa thép không gỉ có khả năng chống gỉ rất tốt.

Tủ chữa cháy thép không gỉ
Tủ cứu hỏa thép không gỉ

Tủ chữa cháy gỗ

Tủ chữa cháy gỗ được sản xuất từ vật liệu gỗ, tủ chữa cháy gỗ thường được lắp đặt tại những nơi yêu cầu tính thẩm mỹ, nó mang lại tính thẩm mỹ cao.

Tủ chữa cháy gỗ
Tủ cứu hỏa gỗ

Tủ chữa cháy nhôm

Tủ cứu hỏa nhôm được sản xuất từ dòng vật liệu nhôm, tủ chữa cháy nhôm có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ. Tủ chữa cháy được làm từ vật liệu nhôm sẽ có trọng lượng tổng thể nhẹ hơn so với vật liệu thép hay gỗ.

Tủ chữa cháy nhôm
Tủ chữa cháy nhôm

Phân loại dựa vào chức năng của tủ chữa cháy

Tủ chữa cháy chứa bình chữa cháy

Tủ cứu hỏa chứa bình chữa cháy được thiết kế sử dụng để đựng bình chữa cháy, nó được thiết kế nhỏ gọn hơn. Những nơi không có hệ thống chữa cháy sẵn.

Tủ chữa cháy chứa bình cứu hỏa
Tủ cứu hỏa chứa bình cứu hỏa

Tủ chữa cháy chứa vòi chữa cháy

Tủ chữa cháy thiết kế nhỏ gọn để đựng vòi chữa cháy và một số thiết bị khác. Bình chữa cháy lúc này thường được thiết kế treo tường.

Tủ chữa cháy chứa vòi chữa cháy
Tủ chữa cháy chứa vòi chữa cháy

Tủ chữa cháy chứa vòi và bình cứu hỏa

Tủ cứu hỏa này chứa cả vòi, bình cứu hỏa và một số thiết bị khác, tủ chữa cháy này có kích thước lớn hơn. Chứa đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc chữa cháy.

Tủ chữa cháy chứa vòi và bình cứu hỏa
Tủ cứu hỏa chứa vòi và bình cứu hỏa

Phân loại dựa vào kiểu lắp đặt tủ chứa cháy

Đây là loại tủ khá là phổ biến, tủ này được thiết kế kích thước tương đối lớn chứa được cả bình chữa cháy, vòi chữa cháy và một số các thiết bị khác. Tất nhiên tủ này sẽ có kích thước lớn hơn và chiếm nhiều diện tích hơn.

Tủ chữa cháy âm tường

Tủ cứu hỏa âm tường hay còn được gọi là tủ chìm, tủ cứu hỏa âm tường được lắp đặt chìm vào tường. Một lỗ chờ được thiết kế sẵn có kích thước bằng với kích thước tủ. Việc lắp đặt tủ âm tường sẽ không chiếm diện tích hành lang, thẩm mỹ tốt hơn, tuy nhiên việc lắp đặt tủ âm tường gây khó khăn hơn.

Tủ chữa cháy âm tường
Tủ cứu hỏa âm tường

Tủ chữa cháy lắp trên bề mặt tường

Tủ cứu hỏa loại lắp đặt trên bề mặt tường này rất thường thấy, nó rất phổ biến bởi việc lắp đặt dễ dàng hơn, tại những nơi không được thiết kế lỗ chờ sẵn, người ta thường lắp đặt trên mặt tường để không gây ảnh hưởng nhiều đến tường nhà.

Tủ chữa cháy lắp trên bề mặt tường
Tủ cứu hỏa lắp trên bề mặt tường

Tủ chữa cháy lắp đứng

Tủ cứu hỏa lắp đứng là tủ cứu hỏa được thiết kế thêm phần chân tủ, phần chân tủ này giúp tủ tự đứng được chắc chắn mà không cần bắn vít lên tường. Tủ này thường được lắp đặt ở ngoài trời.

Tủ chữa cháy lắp đứng
Tủ cứu hỏa lắp đứng

Lưu ý khi chọn tủ chữa cháy

Cần lưu ý những điều sau khi chọn bình chữa cháy:

Khả năng tiếp cận: Khả năng tiếp cận của tủ chữa cháy quy định về kích thước và chiều cao của tủ, cần phải tuân thủ các quy định tại từng nơi nhất định để lựa chọn loại tủ thích hợp.

Vật liệu của tủ: Vật liệu của tủ được lựa chọn phụ thuộc vào nhiều điều kiện như điều kiện môi trường xung quanh, nơi lắp đặt, vị trí lắp đặt. Các vật liệu của tủ chữa cháy như thép, thép không gỉ, nhôm, nhựa, gỗ.

Thép được sử dụng tương tối phổ biến, nhôm thì nhẹ hơn thép, thép không gỉ có khả năng chống gỉ rất tốt, nhựa có thể được lắp đặt ở điều kiện ngoài trời, những tủ chữa cháy bằng gỗ thì lại mang lại thẩm mỹ cao.

Tùy chọn gắn tường: Tủ chữa cháy có 3 tùy chọn gắn tường đó là âm tường, bán âm tường và trên bề mặt. Tủ âm tường được lắp đặt giấu bên trong tường, thẩm mỹ cao hơn và không cản trở hành lang, chiếm diện tích hành lang, tủ bán âm tường vừa được lắp đặt âm trong tường những vẫn lộ bên ngoài.

Tủ chữa cháy được gắn trên bề mặt được lắp đặt trên bề mặt tường, với kiểu này giúp dễ dàng hơn trong công việc lắp đặt. Bên cạnh đó còn có các loại tủ chữa cháy đứng, tủ chữa cháy này thường được lắp đặt ngoài trời.

Tủ chữa cháy
Tủ cứu hỏa

Lắp đặt tủ chữa cháy

Khi lắp đặt tủ chữa cháy cần phải cân nhắc những điều sau:

Tủ chữa cháy được lắp đặt cần phải chắc chắn rằng nó được sử dụng với đúng vị trí và đúng ứng dụng. Những tủ chữa cháy này yêu cầu cần phải được lắp đặt ở những vị trí dễ dàng tiếp cận và dễ dàng được nhìn thấy.

Những tủ chữa cháy trong nhà không nên sử dụng những tủ chữa cháy có khóa, những tủ chữa cháy có khóa sẽ được cân nhắc lắp đặt ở những vị trí ngoài trời, dễ xảy ra mất cắp.

Việc cài đặt tủ chữa cháy phải được tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định.

Việc lắp đặt tủ chữa cháy không phải chỉ cân nhắc đến trọng lượng của tủ mà còn cần phải cân nhắc đến các nội dung tiềm ẩn.

Cần phải xem xét đến chất liệu của tường để lắp đặt tủ chữa cháy.

Sau đấy cần phải xem xét đến các thiết bị được sử dụng để cố định tủ vào tường, các thiết bị này yêu cầu cần phải phù hợp với chất liệu của tường.

Tại vị trí lắp đặt có khả năng khiến tủ bị hư hỏng không.

Cũng cần phải xem xét đến điều kiện môi trường xung quanh khi lựa chọn và lắp đặt tủ, những khu vực ẩm thấp thì không nên sử dụng tủ thép, sẽ gây gỉ sét và nhanh hư hỏng tủ, tại các điều kiện lắp đặt ngoài trời cũng vậy, hạn chế sử dụng tủ thép vì thời tiết khắc nghiệt.

Tủ chữa cháy
Tủ cứu hỏa

Ứng dụng của tủ chữa cháy

Tủ chữa cháy được lắp đặt tại các tòa nhà, đặc biệt là những tòa nhà được xác định có nguy cơ và nhân tố gây cháy cao. Mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn tại các tòa nhà được phân loại thành ba nhóm chính đó là nhóm nguy hiểm nhẹ, nguy hiểm thông thường, nguy hiểm cao. Sở dĩ, được phân loại như vậy là dựa trên các nhu cầu và mục đích sử dụng tòa nhà của chủ sở hữu.

Mức độ nguy hiểm nhẹ

Đây là những nơi có mức độ nguy hiểm nhẹ, những nơi này không chứa các đối tượng nguy hiểm dễ cháy đó là nhà dân, văn phòng, rạp phim, trường học và bệnh viện. Tuy nhiên, những nơi này đều cần phải lắp đặt tủ chữa cháy và hệ thống chữa cháy bởi những nơi này là những nơi tập trung đông người, nơi công cộng và vẫn có nguy cơ xảy ra cháy nổ.

Mức độ nguy hiểm thông thường

Đây là những nơi có chứa chất dễ gây cháy nổ, nhưng không nguy hiểm, đó là ở những nơi như bãi đỗ xe, tiệm giặt là, tiệm bánh mì, nhà máy chế biến thực phẩm…

Mức độ nguy hiểm cao

Những khu vực được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao đó là những khu vực có chứa các vật liệu dễ cháy và các vật dễ cháy như xưởng đúc, nhà máy lọc dầu, các nơi dự trữ các chất dễ cháy…Ở những nơi này, bắt buộc phải được đặt tủ chữa cháy bên cạnh đó còn cần các hệ thống chữa cháy tự động khác.

Tủ chữa cháy
Tủ cứu hỏa

Xem thêm: Tủ trung tâm báo cháy

1 đánh giá cho Tủ chữa cháy

  1. Admin (xác minh chủ tài khoản)

    Tủ chữa cháy

Thêm đánh giá

THÔNG TIN MUA HÀNG

Tư vấn miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIVA

  • Số 20 Nhà B Tập thể Quân đội C30- Cục vật tư, P. Kim Giang, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Hướng dẫn sử dụng
phone-icon zalo-icon